logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 28/04/2016 lúc 10:38:53(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

- Chú ơi! giờ Cải Lương thật sự đã chết rồi!

- Cải Lương nghiêm túc đã bị “biến dạng” rồi chú, các tuồng kinh điển giờ đã bị họ biến thành “dị hợm.”

Ðó là những thông tin buồn mà tôi nhận được từ các em, các cháu qua Facebook ở Việt Nam. Chỉ còn một năm nữa (2017) là ngành Cải Lương đánh dấu đúng 100 năm (1917). Thế mà hôm nay Cải Lương đang đứng bên bờ vực thẳm.
UserPostedImage
Nghệ sĩ Hồng Loan trong vai diễn “Bàng Quí Phi.” (Hình: Trần Nhật Phong)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ quả này, nhưng tựu trung đều đến từ 2 chữ “con người.” Con người, từ những khán giả bình thường, nay có thể tiếp cận với nhiều môn nghệ thuật độc đáo hơn của quốc tế, nên dần dần bỏ rơi Cải Lương. Con người đến từ chính những nghệ nhân trong ngành Cải Lương, họ chỉ biết trình diễn trên sân khấu, nhưng lại ít theo dõi và tìm hiểu “khẩu vị” của khán giả, một phần cũng do quá tự tin với những hào quang cũ, nên đã thụt lùi so với thời đại, khiến cho cả ngành nay trở thành bế tắc.

Cải Lương, Hát Bộ, Hồ Quảng (du nhập vào Việt Nam từ thập niên 50, nay đã trở thành một phần văn hóa của Việt Nam), vốn là chất sống tinh thần, là nền văn hóa của cả miền nam Việt Nam, từng được xem là hơi thở của người miền Nam, nay bắt đầu già cỗi, như ngọn đèn leo lét gần cạn dầu.

Không riêng tại Việt Nam, ngay ở hải ngoại, các bộ môn văn hóa dân tộc này, hiện cũng đang chờ “bơm oxy” từng ngày, từng giờ. Những nghệ nhân qua đến đây, do nhu cầu “cơm, áo, gạo tiền,” cái nghề đã từng nuôi sống cả gia đình họ qua nhiều thế hệ, nay trở thành một nghề ... tiêu khiển, một nghề tay trái.

Hơn một thập niên trước, khi phong trào nghệ sĩ từ Việt Nam sang trình diễn phát triển mạnh, dường như show nào cũng đầy khán giả, một phần do khán giả thèm nghe/xem lại những tích tuồng cũ, một phần là muốn gặp lại những tên tuổi lớn trước 1975, nên các bộ môn văn hóa dân tộc như được bơm sức sống, nhưng đến nay các bộ môn đã lâm cảnh... chợ chiều.

Hiện tượng Youtube trên mạng điện toán, với những tiểu phẩm hài nhảm nhí, những gameshow “trời ơi đất hỡi” ở Việt Nam, và những bộ phim truyền hình “chân dài, đại gia” copy từ cách quay, kịch bản của Hàn Quốc, của Ðài Loan hiện đang góp phần nguyên nhân dẫn đến sự “bức tử” Cải Lương, Hát Bộ hay Hồ Quảng.

Cách đây vài tháng, tôi chứng kiến tại San Jose, gần 3,000 khán giả ùn ùn đi xem chương trình của nghệ sĩ hài Trường Giang, các tiểu phẩm hài không có gì đặc sắc, toàn những lời “thoại” dung tục, nhưng lại được khán giả cười nghiêng cười ngửa. Phải chăng vì đời sống áp lực quá lớn, họ muốn giải trí cho đầu óc thoải mái? Hay cái “khẩu vị” nghệ thuật của Việt Nam chỉ nằm ở mức đó? Câu hỏi tôi vẫn đi tìm câu trả lời.

Lần này do thúc giục của một số nghệ sĩ khao khát với nghề, mong muốn có một đêm diễn nghiêm túc, tôi đã được “mời” đứng ra tổ chức. “Kim Cổ Soi Gương” - đó là chủ đề tôi chọn cho buổi diễn ngày 12 tháng 6 sắp tới.

Nhưng đó cũng chính là “nỗi đau” tôi chạm phải khi tiếp cận những khán giả để “chào mời” vé đi xem.

- Ủa! Show này Cải Lương hả? Có Hoài Linh-Chí Tài hông?

- An Tư Công Chúa là con của Khang Hy hả? Biết chết liền!
UserPostedImage
Phượng Mai và Vũ Ðức trong trích đoạn Nữ Tướng Bùi Thị Xuân, đoàn Hoa Thế Hệ trước năm 1975 diễn tại Dinh Ðộc Lập. (Hình: Trần Nhật Phong)

Tôi gần như “gồng mình” mỉm cười, còn nỗi đau nào hơn khi tổ chức một buổi diễn văn hóa dân tộc nghiêm túc, thì phải “nhét” thêm nghệ sĩ hài vào để “câu khách,” diễn lại một trích đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, thì Anh Thư nước Việt lại bị xem là “con gái Khang Hy,” một vị vua của xứ Trung Hoa.

Cải cách hát ca theo tiến bộ
Lương truyền tuồng tích sánh văn minh.

Hai câu liễn mà 100 năm trước ông cha chúng tôi để lại, đã nói lên cái tinh thần bảo vệ văn hóa dân tộc, và hình thành bộ môn Cải Lương, nay phải đối diện với những “Opa” Hàn Quốc, “Soái Ca Ngôn Tình” Ðài Loan và “Trai đẹp thời @” Ấn Ðộ.

Ðương nhiên không phải mọi việc đều “tối” như cúp điện, khi tôi gọi đến những thương gia, truyền thông và một số nhà hảo tâm, tôi vẫn gặp những “hy vọng,” họ không hề từ chối, thậm chí còn ủng hộ hơn so với hình dung của tôi.

Ðáng tiếc, con số này lại không nhiều so với tổng thể người Việt sinh sống tại Quận Cam, nơi mà sau 41 năm, chúng ta đã có đầy đủ mọi thứ, từ những thực phẩm đặc sản hiếm hoi ở Việt Nam cho đến những chương trình nói tiếng Việt, phát hình, phát thanh tiếng Việt trên các băng tần địa phương.

Nhưng đối với các nghệ nhân thuộc những bộ môn văn hóa dân tộc, món ăn tinh thần ở quê hương thứ hai này, hiện đang phải “chết lặng” trước nguy cơ bị đào thải, dù rằng hôm nay “nghề sân khấu” không phải là nghề chính của họ, họ ca diễn không phải vì đồng tiền vé của khán giả, mà chỉ muốn “giữ lửa” cho nghề, họ khao khát một buổi diễn nghiêm túc, có chiều sâu nghệ thuật, để con em cảm nhận được nét hay của văn hóa, của lịch sử dân tộc, khát vọng của họ là giữ lại cái nghề mà ông cha họ đã truyền lại từ trăm năm trước.

Tôi đọc được khát vọng từ ánh mắt của những nghệ nhân này, từ những người theo nghề lúc tuổi đôi mươi, cho đến những gia đình có “bề dầy” sân khấu trên cả trăm năm, họ mong muốn đèn sâu khấu vẫn được thắp sáng ở hải ngoại, họ không muốn “cái nghề” đến thế hệ của họ phải chấm dứt một cách “nghẹn ngào” trước xu thế phát triển của thời đại. Họ mong muốn sân khấu vẫn có không khí trang trọng, nghiêm túc, không phải là những nhà hàng với tiếng “zô, zô” cụng ly của những chai bia đầy ngôn ngữ dung tục.

Chúng ta chờ đợi 41 năm mới có một ngôi rạp hát đúng nghĩa do người Việt làm chủ nằm ngay trung tâm Little Saigon. Dù chỉ nhỏ bé vài trăm ghế, nhưng dù sao đó cũng là mồ hôi nước mắt của người trong cộng đồng xây dựng ra, ngôi rạp không chỉ dành cho những chương trình tân nhạc, thính phòng, hài hước, mà còn dành cho những bộ môn văn hóa dân tộc, cho những điệu vũ dân tộc, cho Cải Lương, cho Hát Bộ cho Hồ Quảng và cho cả kịch nghệ.

Ở Việt Nam dưới cái “thể chế” hiện tại, văn hóa dân tộc đã bị đẩy vào những trò “chém lợn,” những “dị dạng” của ngày giỗ Hùng Vương hay những trò “cướp có văn hóa,” không lẽ ở hải ngoại chúng ta cũng chạy theo “The Voice,” chạy theo “đẳng cấp là vĩnh viễn,” chạy theo “ I am a Diva”!

Tôi vẫn tin vào con người của miền Nam, những người mộc mạc hiền hòa, nhưng lại có tinh thần bảo vệ văn hóa dân tộc rất cao, họ sẽ không bỏ rơi những dấu tích văn hóa của tiền nhân để lại, họ sẽ không giống như cái “thể chế” bên kia bờ đại dương đang đưa văn hóa dân tộc vào cửa... tử, và tôi, vẫn hy vọng.


Trần Nhật Phong

Sửa bởi người viết 28/04/2016 lúc 10:40:44(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.157 giây.