logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 29/04/2016 lúc 06:47:13(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
30 tháng Tư này nữa là 30 tháng Tư thứ 41 người Việt di tản đi tìm tự do. 41 năm di tản, 41 năm thành công của người Việt Quốc Gia chống Cộng sản.

Các cơ quan đoàn thể chánh trị, quân sự, văn hóa, xã hội, và truyền thông đại chúng của người Việt Nam Hải Ngoại ở Âu, Mỹ, Úc châu từ cả tháng nay đã chuẩn bị tổ chức kỷ niệm một cách long trọng 41 năm tròn trên ba triệu người Việt đã gạt nước mắt xa rời nước nhà ra đi tỵ nạn CS trên 60 quốc gia, trải rộng khắp năm châu, bốn biển. 41 năm Quốc Hận, nước mất nhà tan, tương lai, sự nghiệp bị CS tước đoạt, người dân Việt không bị CS bỏ tù trong nhà tù lớn là xã hội VN thì cũng bị CS nhốt trong các trại tù biệt giam, kiên giam, lao động khổ sai, biệt xứ.

Suốt 41 năm qua, người Việt tỵ nạn CS dưới mọi hình thức trong thế giới Tự do đồng loạt, đồng lòng tổ chức Ngày Quốc Hận 30 tháng Tư Đen. Để tưởng nhớ, để ôn cố tri tân cuộc hành trình đầy gian khổ nhưng cũng đầy vinh quang với hy vọng vươn lên lớn mạnh thấy rõ, của người Việt tỵ nạn CS, cả ba thế hệ – thế hệ thứ nhứt, một rưỡi, và thứ hai — chụm lại thành một.

Cuộc hành trình đầy gian khổ này trải qua 8 giai đoạn: Di tản, vượt biên, ODP, đi bán chánh thức, đi HO, con cái HO, hồi hương. Có máu, nước mắt, mồ hôi, vui buồn, vinh nhục, sướng khổ, thành bại của ba thế hệ, là sự nghiệp chung và lớn của quần chúng, là giai đoạn lịch sử bi hùng của dân tộc Việt. Ông Trời cũng không thể đổi thay sự kiện lịch sử này. CS không thể và không bao giờ chối bỏ được. CSVN ban đầu cáo buộc người “vượt biên” “tội phản quốc, phản động, phản cách mạng” và chỉ một hai thập niên sau phải gọi là “khúc ruột ngàn dặm của quê hương, Việt Kiều yêu nước” để dụ dỗ đem tiền bạc và kiến thức, kinh nghiệm VC gọi là “chất xám” để phục vụ quê hương mà CS đang làm chủ trong chế độ.

Cho đến bây giờ đó là cuộc di tản vô tiền khoáng hậu trong lịch sử VN và thế giới. Tổng số sống trên ba triệu và chết không dưới một phần ba. Theo ước đoán của Phủ Cao ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, có bao nhiêu thuyền nhân (boat people) đến được bến bờ tự do thì có bao nhiêu người chết dưới biển. Máu, nước mắt, mồ hôi, gian nguy, khó khổ, số người, và dặm đường, đông hơn, nhiều hơn, xa xôi, đa dạng hơn cuộc di tản của dân Do Thái ra khỏi cổ Ai Cập, trước Chúa Ky tô giáng sinh. Một cuộc di tản sau này trở thành linh hồn của văn minh Tây Phương với cổ sử, niềm tin, và hy vọng của người Do Thái được đúc kết trong Kinh Cựu Ước và được chấp nhận như một phần quan trọng của Thánh Kinh của Ky Tô Giáo.

41 năm cuộc di tản của người Việt đã làm lương tâm Nhân Loại chấn động, Cộng đồng thế giới bàng hoàng.Liên Hiệp Quốc xem công tác cứu giúp, định cư người Việt vượt biên, ra đi trong vòng trật tự là một công tác lớn nhứt thế kỷ của mình. Hầu hết các siêu cường trên thế giới, đặc biệt thuộc văn minh Tây Phương đều có nhận cho người Việt tỵ nạn CS đến định cư. Nước Mỹ là nước dang tay ra đón người Việt tỵ nạn CS nhiều nhứt. Trong thế giới sử, chưa có một nước đồng minh nào như Mỹ, sau 41 năm chiến tranh chấm dứt mà còn cứu khốn phò nguy, cho định cư những đồng đội, đồng minh và gia đình sa cơ thất thế.

Nhưng 41 năm hành trình ấy cũng đầy vinh quang, làm vẻ vang dân Việt. Một dân tộc VN yêu tự do, dân chủ, xây dựng nhân quyền đã rõ rệt trưởng thành trong lòng văn minh Tây Phương, trải dài từ Tây Âu, sang Bắc Mỹ, xuống Úc Châu. Một VN Hải Ngoại (Việt Nam d’Outre Mer) đã thành hình, như một nước Pháp Hải Ngoại (France d’ Outre- Mer) trong thời Đức Quốc Xã tạm chiếm nước Pháp, đã đấu tranh đem lại tự do, dân chủ cho nước nhà.

Về chánh trị, thế quốc tế của VN Hải Ngoại mạnh hơn của chế độ CS Hà nội vì CS Hà Nội chiếm được lãnh thổ, cướp được chánh quyền, mà không lấy được lòng dân, thống nhứt được non sông mà không thống nhứt được dân tộc nhứt là về chánh trị. Thêm vào đó việc CSVN để cho TC xâm lấn biên giới, biển đảo làm cho người dân Việt coi TC là ngoại xâm và CSVN là nội thù thông đồng với TC.

Quốc Hội Liên Âu, Mỹ, Úc, trái tim của nhân dân và chánh quyền tiến bộ các nước tự do, dân chủ trên thế giới đứng về phía chánh nghĩa đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền của người Việt trong nước do người Việt Hải Ngoại quốc tế vận, trong thời đại kinh tế toàn cầu và dân chủ hóa hoàn vũ được văn minh Tin Học yểm trợ. Quốc kỳ VN Cộng Hòa đã được nhiều chánh quyền địa phương, tiểu bang, quận hạt, thành thị Mỹ công nhận như biểu tượng tự do, dân chủ của người Mỹ gốc Việt. Người Việt tại nhiều nước trên thế giới đã đi vào dòng chánh chánh tri, chánh quyền, quân đội, khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao, nghệ thuật thứ bảy, truyền thông của Tây Phương.

Về kinh tế, VN hải ngoại, người Việt đã vượt qua thời kỳ châm ướt chân ráo nơi quê hương mới, một cách thần kỳ. Tự do, dân chủ rõ rệt là điều kiện tiên quyết của phát triển kinh tế. Mỗi năm người Việt Hải Ngoại chỉ gởi cho không để giúp bà con cô bác, bạn bè – chơi chơi thôi – con số đã trên mấy tỷ Đô la. Theo thông lệ số tiền gởi cho của những người định cư ở Mỹ như dân Hispanics, Phi luật Tân, Trung Đông, số tiền cho chỉ chiếm dưới 5%, số tiền kiếm được. Điều đó cho thấy tổng sản lượng thuần của người Việt Hải Ngoại cao hơn của cả nước VN. Lợi tức đồng niên hải ngoại tính trên đầu người nhiều hơn cả trăm lần trong nước. Theo Ngân Hàng Thế giới trung bình một người Việt trong nước chưa có đến 450 Đô/năm.

Về văn hóa xã hội, tại Mỹ cũng như tại Tây Âu, Úc Châu, tuy chưa có số thống kê khoa học, con số ước lượng người Việt Hải Ngoại tốt nghiệp đại học 4 năm trên 25% dân số hải ngoại. Nói gọn cứ 4 người Việt Hải Ngoại thì có 1 người tốt nghiệp đại học 4 năm tại các trường đại học trình độ giảng huấn văn hóa, khoa học, kỹ thuật tân tiến nhứt hoàn cầu. “Chất xám” của người Việt Hải Ngoại là cái CS Hà nội thèm muốn nhứt, nhưng dù khan cổ gọi mời, trí thức VN Hải Ngoại đi VN thăm quê hương, thăm người thân thì có, ở lại làm việc với CS thì không. Còn sinh viên từ trong nước ra ngoại quốc du học, đi thì nhiều, về thì ít.

Tiếng Việt hải ngoại đã tiến triển theo đà tiến hóa của ngôn ngữ, tiếp nối dòng ngôn ngữ Việt của người Việt Quốc Gia trong bao thời kỳ độc lập VN, Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, Đệ nhứt, Đệ Nhị Cộng Hòa, và vẫn trường tồn và phát triển sau 3 lần Bắc Thuộc, 1 lần Pháp Thuộc, và nửa thế kỷ CS đọa đày. Những từ CS như “hồ hỡi, phấn khởi, sô vanh, ưu việt, đồng tình, nhứt trí”, thành tử ngữ (langue morte). Ở hải ngoại người Việt còn phát huy thêm những chữ nghĩa liên quan đến chánh trị tự do, dân chủ và khoa học kỹ thuật là những chữ VN còn thiếu vì hoàn cảnh lịch sử và chiến tranh của nước nhà trước năm 1975.

Lễ Tết nào người Việt cũng tổ chức diễn hành văn hoá để bảo tồn và phát triển văn hoá Việt trong xã hội đa văn hoá của các nước định cư. 41 năm người Việt Hải Ngoại tự xét mình một cách nghiêm khắc, khách quan luôn thấy niềm vui và hy vọng vươn lên với niềm tin sẽ hoàn thành lời hứa giúp đem lại tự do, dân chủ cho đồng bào còn bị kẹt ở lại, lúc gạt nước mắt rời đất nước ra đi.

Sau cùng, không phải “Ra đi là chết một hai phần nào” (Partir c’est mourir un peu) như một nhà thơ lãng mạn Pháp đã viết. Mà ra đi là để khôi phục niềm tin, chánh nghĩa, lý tưởng, quê hương, xứ sở đã bị tước đoạt, như Charles De Gaulle đã làm. Đó là tự do, dân chủ, nhân quyền VN cho quốc gia, dân tộc Việt. Với một tương lai thấy rõ sau 41 năm tròn — niềm tin và với hy vọng đã vươn lên, đang vươn lên không ngừng./.
Lệnh Hồ Công Tử
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.048 giây.