logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 30/04/2016 lúc 08:40:27(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
UserPostedImage
Hề râu Thanh Việt (trái)

Trong số các danh hề làm vui nhộn sân khấu, người ta phải nhìn nhận hề râu Thanh Việt là đa tài, ở lãnh vực nào cũng “ăn tiền” hết. Trong quá trình chọc cười thiên hạ, hề Thanh Việt sau thời gian dài nổi danh nhờ thoại kịch, đã bước sang địa hạt cải lương vào khoảng năm Mậu Thân, cộng tác với đoàn Dạ Lý Hương và tại đây ông đã thành công còn nhiều hơn bên kịch.
Khai thác tài nghệ đúng mức

Ông bầu Xuân giám đốc đoàn Dạ Lý Hương đã khai thác tài nghệ Thanh Việt đúng mức, cho xuất hiện hằng đêm và mỗi lần hề râu bước ra sân khấu (chưa nói tiếng nào) là khán giả cười rần lên vậy, do đó mà các hề cải lương thuần túy khác phải đành chịu lép vế trước một hề thoại kịch tự nhiên nhảy vào chiếm chỗ. Chẳng hạn như hề Kim Quang hơn hai thập niên làm hề ở gánh Thanh Minh Thanh Nga với ngôi vị được coi như khó có người thay thế, vậy mà lúc đoàn Thanh Minh suy sụp, Kim Quang về Dạ Lý Hương gặp hề râu Thanh Việt là đành phải nhường bước. Người ta nói cái hề của Thanh Việt là “hề thanh tao” khác với hề mà phát ngôn làm khán giả hết sức bực mình, dù rằng cũng có năng khiếu chọc cười thiên hạ.

Hiện diện trên sân khấu cải lương khoảng một năm thì Thanh Việt lại được làng điện ảnh chiếu cố, hãng phim Liên Ảnh Công Ty do ông Quốc Phong làm giám đốc đã cho người đi thương lượng với Thanh Việt mời về cộng tác. Thế là hề râu lại bước thêm một bước gia nhập làng điện ảnh làm tài tử đóng phim, nhận một vai trò trong phim “Năm Chàng Hiệp Sĩ Bất Đắc Dĩ”, đóng chung với Tùng Lâm, Xuân Phát, Văn Chung, Thanh Hoài. Phim do Lê Hoàng Hoa đạo diễn trình chiếu một thời gian, thì phim được đưa đi tham dự Giải Điện Ảnh 1971. Thế nhưng, trong số 9 phim dự tranh thì phim “Năm Chàng Hiệp Sĩ Bất Đắc Dĩ” chẳng được “giãi” gì hết. Buồn thật!

Mãnh lực của ái tình coi vậy mà cũng nặng ký lắm, chẳng thế mà có một dạo thiên hạ lại có đề tài để bàn tán. Số là để cứu vãn chuyện tình khỏi bị sụp đổ, hề râu Thanh Việt đành phải hy sinh cả bộ râu độc đáo lẫn mái tóc đẹp của anh, khiến cho nhiều người phải ngạc nhiên một cách thích thú. Và sau đây là câu chuyện xảy ra vào tháng 3 năm 1975.

Theo như những thân hữu của Thanh Việt thường có mặt với anh em ở nhà hàng Thanh Thế thì cho biết, Hề Râu xuống tóc cạo râu chẳng qua vì muốn “để tang” cho một người tình vừa mất tích ở vùng Ban Mê Thuột lửa đạn. Nguồn tin mô tả, đây là một người tình mà theo Thanh Việt thường tâm sự với bạn bè, đó là người anh chọn “để đời” trong cuộc sống tình cảm của anh.

Tưởng cũng nên biết. Thanh Việt là một nghệ sĩ hài hước được kể là nổi tiếng và ăn khách nhất vào thời điểm đó, và bộ râu của anh cũng chính là một thứ phụ tùng trang điểm để tăng thêm phần duyên dáng ăn khách. Và sự xuống tóc râu, người ta tin là Thanh Việt lại rắc rối tơ tình gì đó. Dầu vậy, cũng lúc ấy theo tin tức sinh hoạt điện ảnh cho biết, nhờ cái vụ xuống tóc cạo râu mà Thanh Việt lại vớ phải một mẻ tiền ngon lành, khi nhận một vai trong cuốn phim “Nghệ Sĩ Bất Đắc Dĩ” của hãng Mỹ Vân và Liên Ảnh. Trong phim này, Thanh Việt đóng vai người tình của Thanh Nga.

Thanh Việt đóng vai một nghệ sĩ đa tài, nhưng lại nghèo mạt rệp. Anh và người đẹp Thanh Nga yêu nhau tha thiết, nhưng chuyện tình của họ gặp phải bức tường ngăn trở của gia đình nàng. Và để cứu vãn tình yêu, hạnh phúc, cuối cùng Thanh Việt phải hóa trang thành một gã phu khiêng quan tài, còn nàng thì giả vờ biến thành người chết để cùng nhau đi trốn...

Phim này quay chưa xong thì chiến sự tới tấp, miền Trung di tản từ tỉnh này đến tỉnh khác, và đến 30 tháng 4 năm 1975 kể như “xù” luôn! Sau 1975 người ta chỉ thỉnh thoảng thấy Thanh Việt xuất hiện trong băng video nào đó, và nghe nói anh đã qua đời do chứng bịnh sơ gan, coi như cả 3 lãnh vực thoại kịch, cải lương và điện ảnh cùng mất một danh tài.
Cải lương “nếm mùi” giới nghiêm từ lúc nào?
UserPostedImage
Nghệ sĩ Hề râu Thanh Việt. Hình của Soạn giả Nguyễn Phương.

Hai tiếng “giới nghiêm” hầu như luôn ám ảnh giới hoạt động cải lương, và những ai có liên hệ làm ăn đến bộ môn nghệ thuật này cũng đều ngán ngẩm không kêm. Bởi khi lệnh giới nghiêm được ban hành thì tất cả những người hoạt động làm ăn ban đêm đều bị ảnh hưởng, mà khốn đốn, thiệt hại nặng nề nhứt phải nói là giới cải lương.
Một đoàn hát đang hoạt động mà nghe loan báo rằng bữa nay giới nghiêm thì ai nấy mặt mày méo xẹo, than vắn thở dài, không khí buồn thảm bao trùm hết cả rạp hát. Khi nghe lệnh giới nghiêm thì từ bầu gánh, đào kép, công nhân, họa sĩ, nhạc sĩ... đều than trời cho cái nồi gạo. Và luôn cả chủ nợ, cho vay, tiền góp cũng rầu thúi ruột, bởi không có hát thì đào kép công nhân đâu có ai được phát lương thì lấy gì đóng tiền lãi, tiền góp...

Người ta đặt giả thử, nếu giới nghiêm sớm từ 9 giờ tối, tức giờ cải lương mở màn thì coi như toàn bộ giới hoạt động sân khấu lãnh đủ trăm phần trăm. Còn như giới nghiêm rộng rãi nhứt từ 12 giờ đêm, thì cải lương hát được, nhưng số người đi coi cũng giảm sút không ít, bởi phải mở màn sớm lúc 8 giờ để vãn hát kịp lúc 11 giờ đêm.

Thông thường thiên hạ muốn đi coi hát, họ phải hoàn tất mọi công việc nhà và xong bữa cơm chiều rồi mới tới rạp, mà mở màn 8 giờ thì những người bình dân lao động khó thể hoàn tất mọi công việc thường ngày. Đó là chưa nói đến đề vãn hát lúc 11 giờ đêm, vừa ra khỏi rạp là phải mau lẹ lên xe về nhà ngay, nếu trễ là bị khép tội “đi trong giờ giới nghiêm”, chắc chắn sẽ bị lôi thôi, có khi còn bị bắt ngủ bót tới sáng mới được cho về. Lại còn thêm cái nạn tắc xi, xích lô “chém” đẹp, vì biết chắc rằng ai cũng cần về nhà, do đó mà số người đi coi hát giảm sút thấy rõ.

Thế nhưng, trên đất nước chúng ta giới nghiêm có từ bao giờ? Do đâu, và ai là người đầu tiên ra lệnh giới nghiêm? Câu hỏi bất ngờ này rất khó mà trả lời, nếu người ta không bị ảnh hưởng trực tiếp, bị khốn khổ vì giới nghiêm. Và sau đây là chúng ta cùng nghe nghệ sĩ Năm Châu giải đáp thắc mắc:

Vào năm Mậu Thân, tức thời kỳ lệnh giới nghiêm triền miên kéo dài ngày này sang tháng khác, thì một bữa nọ trong tiệm nước ở Ngã Tư Quốc Tế, nghệ sĩ Năm Châu ngồi nhâm nhi ly trà, phì phà điếu thuốc lá, buồn cho tình trạng cải lương lúc bấy giờ. Có người hỏi ông rằng đi hát mấy chục năm có khi nào bị giới nghiêm nghỉ hát dài dài như thế này không?

Năm Châu lắc đầu: “Một ngày cũng không có, chỉ bắt đầu kể từ ngày...”

Năm Châu nói rằng lịch sử cải lương khởi đầu từ lúc gánh hát thầy Năm Tú hình thành ở Mỹ Tho năm 1924. Đây là thời kỳ người Pháp cai trị xứ mình, thái bình thạnh trị họ đâu có ra lệnh giới nghiêm làm chi, kể cả những lúc lộn xộn, bất ổn cũng không có giới nghiêm. Tháng 3 năm 1945 Nhựt Bổn đảo chánh, tình hình căng thẳng khắp nơi cũng không có giới nghiêm. Rồi đám tang trò Trần Văn Ơn, khí thế người dân bừng bừng, sinh viên học sinh biểu tình rần rần cũng thời gian rồi hết, không thấy ai ra lệnh giới nghiêm. Thời kỳ chiến tranh Việt Minh và Pháp suốt 9 năm (1945 – 1954) dù các mặt trận đang đánh lớn, đường giao thông đi các tỉnh bị gián đoạn nhiều nơi, vậy mà ở Sài Gòn cũng không có giới nghiêm.

Tóm lại chiến tranh bất ổn thì dân chúng lánh nạn, yên trở lại thì về nhà, tiếng súng hết nổ thì trở lại bình thường, cải lương thấy tình hình lộn xộn thì tự đông nghỉ hát, yên ổn thì hát trở lại chớ không ai bắt buộc phải giới nghiêm.

Năm Châu kể dòng do Tam Quốc như vậy, khiến người nghe sốt ruột, có người lên tiếng:

- Vậy chớ giới nghiêm từ lúc nào hả chú Năm nói mau đi?

Người nghệ sĩ tiền phong suốt mấy chục năm trong nghề ca kịch, giờ đây mới đi thẳng vào câu hỏi:

- Lệnh giới nhiêm bắt đầu có trên đất nước ta kể từ đêm 20 tháng 8 năm 1963, cái đêm mà chùa Xá Lợi, chùa Ấn Quang ở Sài Gòn bị tấn công đó!

Năm Châu nói tiếp là buổi chiều gần tối ngày hôm ấy đài phát thanh Sài Gòn loan báo lệnh giới nghiêm từ 9 giờ đêm, và người ra lệnh là Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Tư Lệnh Quân Đoàn 3 Vùng 3 Chiến Thuật, vừa được bổ nhiệm chức vụ Tổng Trấn Sài Gòn – Gia Định. Đây là một chức vụ mới mà từ ngày có chính quyền Quốc Gia không hề có chức vụ “Tổng Trấn” này.

Và từ đó về sau hễ tình hình có hơi lộn xộn là có giới nghiêm, cái gì cũng giới nghiêm hết, không có gì cũng giới nghiêm từ 12 giờ đêm. Do vậy cải lương mệt cầm canh, sống dở chết dở, có kêu ca cho nhiều cũng thế thôi!
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.065 giây.