logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 01/05/2016 lúc 08:23:00(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Suốt 5 năm xây “nhà” cho người vợ đã qua đời
Hằng ngày, cứ đúng 7 giờ sáng ông Thiệp lại xăm xăm đi vào khu nghĩa địa của thôn, tìm đến ngôi mộ đặc biệt ở sâu tận bên trong rồi nhẹ nhàng cất tiếng: “Em ơi, anh đến rồi đây!”. Đấy là lời chào hỏi của ông với người vợ đã qua đời hơn 8 năm trước. Sau đó, người đàn ông 71 tuổi này tiếp tục bắt tay vào việc kiến tạo một “ngôi nhà” độc đáo dành cho tình yêu bất diệt của mình…
Hơn 5 năm “xây nhà” cho người vợ quá cố
Khi phóng viên hỏi thăm đến nhà ông Nguyễn Tài Thiệp, quê quán tại thôn Liễu Nội, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội, người thanh niên được hỏi cười nói đùa: “Ông ấy đang “công tác” ở… cơ quan của ông ấy!” . Theo chỉ dẫn của anh ta, các phóng viên nhanh chóng tìm được “nơi làm việc” của ông Thiệp, bởi vì đó chính là khu nghĩa địa của thôn Liễu Nội.
Men theo con đường nhỏ gập ghềnh, mọi người đi sâu vào nghĩa địa, len lỏi qua những ngôi mộ cũ và mới. Nghĩa địa vắng tanh, âm khí tỏa ra lạnh lẽo, ai có thể ở đây được cơ chứ!
Trước sự ngạc nhiên của các phóng viên, một người đàn ông tóc hớt ngắn, mặc dầu đã nhiều sợi bạc nhưng trông có vẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, đang tất bật làm việc cạnh một lăng mộ khá lớn đang xây dở gần xong phần thô. Lăng mộ này dưới chân làm bằng đá xanh, các phần bên trên đã xây xong, chạm trổ cầu kỳ khác hẳn so với các ngôi mộ chung quanh.

Rất nhiều loại cây nho nhỏ xanh tươi mơn mởn được trồng và chăm sóc cẩn thận chung quanh phần đất dưới chân lăng. Hoa cúc, hoa nhài, hoa đồng tiền, hoa tử đinh hương, đặc biệt là hoa mười giờ có đủ các loại: vàng, trắng, tím, hồng…khoe sắc trông rất dễ thương. Trên mặt ngôi mộ có hai cái chậu bằng đá không có nước, trong lòng mỗi chậu dán một miếng giấy viết chữ nắn nót: “Chậu rửa mặt của bà Bùi” và: “Chậu rửa mặt của ông Thiệp”. Do đó, chẳng cần phải hỏi các phóng viên cũng đoán ra ngay người đang trang trí cho ngôi mộ chính là ông Nguyễn Tài Thiệp.
Chẳng chút giấu giếm, ông Thiệp cho biết: “Bà nhà tôi tên là Nguyễn Thị Bùi, đã mất từ năm 2008. Suốt 8 năm nay tôi vẫn cảm thấy hình bóng bà ấy luôn luôn ở bên cạnh. Thậm chí, có thời gian ban đêm tôi nằm mơ thấy bà ấy hiện về, chỉ cười chứ nói thì cũng không nghe rõ, một lúc rồi biến đi. Có lẽ tôi nhớ thương bà ấy quá nên sinh ra mơ tưởng vậy chăng?”.
Năm 2010, tức 3 năm sau tính từ ngày chôn cất, phần mộ của bà Bùi được cải táng, đưa về chôn cất tại nghĩa trang thôn Liễu Nội. Quá lưu luyến người vợ đã qua đời, ông Thiệp hằng ngày thường ra thăm ngôi mộ mới. Thấy nó có vẻ quạnh hiu, đơn độc, ông bèn nảy ra ý định xây dựng thành một lăng mộ vừa phải và trồng hoa cho đẹp.
Ông Thiệp tâm sự: “Hồi còn sống tính nết bà nhà tôi ưa sạch sẽ, tinh tươm. Tôi nghĩ ắt bà ấy không vui khi “ngôi nhà” của mình lạnh lùng, trống trải. Vì thế tôi tìm các loại cây mà lúc sống bà ấy thích để trồng chung quanh lăng mộ. Dần dà, công việc thu hút tôi. Trong lúc làm việc tôi thấy gần gũi bà ấy và có cảm tưởng bà ấy cùng làm với mình. Bởi vậy suốt 5 năm nay gần như tôi toàn làm một mình, không thuê một người thợ nào cả. Thích lắm các ông ạ mà lại đỡ tốn kém bởi vì tôi khéo tay lắm, cái gì cũng làm được.
Tình yêu vô bờ
Chứng kiến cảnh người đàn ông ngoài 70 tuổi chăm sóc phần mộ của vợ, người ta không khó để thấy một tình yêu vô bờ mà ông dành cho bà. Hỏi ông về chuyện đôi lứa của hai người trước đây, ông Thiệp cười vui vẻ: “Hồi mới đôi mươi trông tôi cũng bảnh lắm nhá, thuộc hạng hào hoa phong nhã nhất trong làng. Khối cô thầm thương trộm nhớ! Thế rồi bố mẹ tôi “chấm” một cô con nhà khá giả, xinh xắn, hay lam hay làm ai cũng khen ngợi, tôi cũng ưng lắm. Cô ấy tên là Nguyễn Thị K. Này, không phải bà Bùi nhà tôi đâu nhá, các ông đừng nhầm (cười). Hai bên gia đình đã chuẩn bị lễ hỏi lễ cưới đâu đấy đầy đủ cả thì đùng một cái, cô K. thay đổi ý kiến. Tại vì hình như cô ấy nghe có bạn bè nào gièm pha là tôi mắc bệnh gì đó. Người ta ghen ăn tức ở nên mới nói xấu vậy mà cũng tin! Hôn nhân tan vỡ, tôi buồn nản lắm. Cuộc sống hồi ấy sao tối tăm, bức bối quá!”.
Sau khi bị phía nhà gái bãi hôn, ông vừa xấu hổ lại vừa tự ái nên định bỏ đi thật xa, không thèm lấy vợ trong làng nữa. Thế rồi đùng một cái, có một bức thư do một cô gái chờ lúc vắng nhét vào túi ông khiến ông ngạc nhiên. “Các ông có đoán ra là thư của ai không? Của cô Bùi đấy. Cô ấy là em con chú con bác ruột với cô K, vậy mà dám viết thư cho tôi. Trong thư nói rằng cuộc hôn nhân giữa tôi với cô K. không thành thì cũng chẳng sao, bởi vì cô ấy thầm thương trộm nhớ tôi từ lâu, duyên trời đã định như vậy thì lấy cô ấy đi, cô ấy đâu có thua kém gì ai, có khi còn xinh xắn hơn nữa là đằng khác!”.
Ông Thiệp cười, kể tiếp: “Hình như mọi chuyện đều do duyên giời sắp đặt. Tôi bị cô chị từ chối thì cô em lại đem hạnh phúc đến một cách dễ dàng. Tôi mừng và cảm động lắm nhưng cũng phải chờ ít lâu rồi mới viết thư trả lời. Tại vì tôi sợ hàng xóm láng giềng cười là cô chị bỏ thì vơ ngay lấy cô em để “trả thù”. Không, tôi không trả thù. Chắc các ông hiểu là đàn ông con trai mà được con gái tỏ tình thì hích lắm, nhất là người con gái ấy lại rất xinh đẹp, còn hơn cả cô chị nữa. Tôi đâm ra mê cô em thật tình và một năm sau thì hai đứa chúng tôi làm đám cưới vui đáo để, được sự ủng hộ của cả hai bên họ hàng”.
Bà Bùi sinh cho ông Thiệp được 5 người con (bốn trai, một gái). Đến khi bà bị bệnh nặng rồi qua đời vào năm 2008, hai ông bà vẫn thương yêu nhau như mới thuở nào. “Bà ấy đã đem lại cho tôi một cuộc sống hạnh phúc, một gia đình êm ấm, bởi thế lúc nào tôi cũng yêu thương và biết ơn bà ấy”.
UserPostedImage
Ông Thiệp cả ngày chăm sóc vườn cây cạnh mộ bà Bùi)

Từ năm 2006, bà Bùi rất yếu vì mắc bệnh, một tay ông Thiệp chăm sóc bà cho đến khi bà tạ thế. Đối với ông, chăm sóc vợ vừa là bổn phận vừa la niềm vui vì đã bày tỏ được lòng biết ơn của mình. Cũng chính vì thế nên ông rất chăm chỉ trong công việc hiện tại: Thức dậy từ sáng sớm để lo ăn uống rồi ra mộ vợ lúc 7 giờ, tưới cây và làm tiếp các công việc còn đang làm dở; đến 11 giờ thì ông trở về nhà, bắc nồi cơm, nấu bát canh, đồ mặn thì đã có niêu cá kho hay thịt kho; ăn trưa, nghỉ ngơi xong đến 2 giờ chiều thì ra mộ, làm việc lặt vặt cho tới cỡ 5 giờ thì về. Trước khi về, ông luôn chào người vợ thân yêu dưới mộ: “Thôi, anh về nhá, ngày mai anh lại ra với em”.
Ông Thiệp là nhân viên ngành đường sắt đã nghỉ hưu. Các con ông đã trưởng thành, người nào cũng có gia đình riêng, con cái đề huề, tương đối “sống được” nên ông không phải lo lắng gì.
Châm điếu thuốc lào trong cơn gió hiu hiu, ông Thiệp nói: “Tôi dặn kỹ các cháu nhà tôi là tôi đã làm sẵn ngôi mộ của tôi cũng cùng trong lăng ở bên cạnh mộ của mẹ các cháu. Khi nào tôi chết, tôi sẽ nằm bên cạnh bà ấy mãi mãi không bao giờ rời xa nhau”.
Đối với ông Thiệp, hình như việc xây ngôi mộ là để được đoàn tụ với vợ chứ không phải để bày vẽ, “lên mặt” với hàng xóm láng giềng. Chỉ có một bức thư tỏ tình lúc ban đầu của người con gái thôi mà sao người ta yêu nhau đến thế, kiếp này còn mong kiếp khác được sống mãi bên nhau…
Mối tình đẹp vậy mà rồi cũng chia ly…
Danh hài Hoài Linh là cây hài “hot” nhất trong nước hiện nay với số lượng fans đông khủng khiếp và tiền cát-sê cao ngất trời. Hoài Linh ít nói về mình hoặc về những chuyện tình cảm riêng tư trong gia đình mình, nên ngay cả các nhà báo tò mò nhất cũng chỉ biết Hoài Linh tên đầy đủ là Võ Nguyễn Hoài Linh, quê gốc Đại Lộc, Quảng Nam, sinh năm 1969 tại Phú Yên, sau đó chuyển tới Cam Ranh. Gia đình có tất cả 6 người con (ba trai, ba gái), Hoài Linh là con thứ ba nhưng lại là con trai trưởng trong nhà. Cha của Hoài Linh là đại úy trong Lực lượng Đặc biệt (còn gọi là Biệt kích) trong QĐVNCH, nên sau 1975 bị đi tù cải tạo 6 năm, mãi đến năm 1982 mới được thả về. Mẹ anh gốc là nữ hộ sinh, điều hành một nhà bảo sanh tư tại Cam Ranh.

Hoài Linh sống ở Cam Ranh cho đến 1975, sau đó theo gia đình chuyển vào Dầu Giây. Anh học hết bậc trung học tại trường Phổ thông Trung học Thống Nhất A Trảng Bom (dưới chế độ CS). Năm 1988, gia đình anh trở về Cam Ranh để lo thủ tục xin hoàn lại nhà cửa và nhà bảo sanh tư đã bị tịch thu. Trong thời gian này Hoài Linh gia nhập đoàn ca múa nhạc Ponaga, sau đó theo học tại trường múa chuyên nghiệp, cho đến năm 1990 học xong lại trở về với đoàn. Năm 1992, Hoài Linh theo gia đình chuyển vào Sài Gòn để chuẩn bị sang Hoa Kỳ vào năm 1993 theo diện HO, chỉ riêng người chị cả đã có gia đình là còn ở lại Việt Nam.
Tình yêu đẹp như mơ của Hoài Linh
Như trên đã nói, Hoài Linh ít tiết lộ về chuyện tình cảm riêng tư của mình nên người ta chỉ biết vợ của Hoài Linh là một người có nhan sắc xinh đẹp, tên là Lê Thanh Hương, quê ở Bến Tre nhưng lên Sài Gòn làm nhân viên trong quán karaoke.
Hoài Linh và Thanh Hương quen biết nhau trước khi danh hài di cư qua Mỹ. Khi đó, Hoài Linh thường lui tới quán karaoke có Thanh Hương làm việc để hát. Anh cảm mến Thanh Hương ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ và sau đó luôn mang trong lòng nỗi nhớ nhung.
Sau khi cùng gia đình sang Mỹ, không phút giây nào Hoài Linh thôi nghĩ về người con gái ở nơi quê nhà. Chính tình yêu sét đánh đó đã thôi thúc anh trở về Việt Nam gặp Thanh Hương vào tháng 8/1996 tức 3 năm sau khi sang Mỹ. Họ quyết định tiến tới hôn nhân khi thực sự đồng cảm cùng nhau trong cuộc sống.
Đám cưới của hai người được tổ chức khá kín đáo và giản dị tại Bến Tre, do nghệ sĩ Ngọc Giàu làm chủ hôn và Nguyễn Dương làm phù rể (năm ấy Hoài Linh 29 tuổi), rồi đến tháng 7 năm sau thì Hoài Linh bảo lãnh cho vợ sang Mỹ.
Danh hài kể lại: “Đó là năm 1998, tôi 29 tuổi, về cưới vợ ở Bến Tre, cô ấy thương tôi hết mực. Ngày cưới của tôi má Ngọc Giàu làm chủ hôn, anh Nguyễn Dương làm rể phụ. Cô ấy hy sinh cho tôi rất nhiều, hiện nay vẫn ở Mỹ, khoảng cách đi về của tôi và cô ấy cách xa quá, có khi đến 6 tháng mới gặp nhau.
Nhiều người cứ bảo chuyện tôi cưới vợ là tin đồn, nhưng đó lại là sự thật và người vợ rất chịu thương chịu khó hơn cả tôi mong muốn”.
UserPostedImage
(Hoài Linh và cô dâu Lê Thanh Hương)

Còn về cuộc sống của mình với vợ, Hoài Linh cho biết: “Vợ tôi không làm nghệ thuật nhưng cô ấy có sự thông cảm lớn với chồng. Tôi đi hoài nhưng cô ấy không ghen vì cô ấy biết tôi từ trước đến giờ không có tính trăng hoa. Vợ tôi quán xuyến là chủ yếu chứ tôi không có thời gian chăm sóc gia đình. Cô ấy quyết định theo tôi về Việt Nam để được gần nhau dù phải phải làm lại từ đầu…
Trong cuộc sống gia đình, cứ thương nhau, yêu nhau là sẽ vượt qua tất cả sóng gió. Tôi may mắn có đời sống tình cảm tương đối bình ổn, nhẹ nhàng”.
Tuy nhiên những hình ảnh trong đám cưới của Hoài Linh cho đến nay vẫn chưa từng được công bố.
Duy chỉ có một lần, Dương Triệu Vũ – em trai Hoài Linh – chia sẻ trên trang cá nhân hình ảnh anh nói chuyện với cha bằng camera trong điện thoại di động, vô tình để lộ ra bức ảnh cưới của Hoài Linh ở phía sau. Nhưng khi được hỏi về vợ, Hoài Linh chỉ cười và không tiết lộ quá nhiều về một nửa của đời mình.
Trên sân khấu, khán giả thường có ấn tượng với những màn “giả gái” của Hoài Linh. Có khi là bà già đanh đá, chua ngoa, có khi lại là cô gái đi thi hoa hậu… Nhưng như Hoài Linh chia sẻ, anh thường mặc quần áo của vợ đi biểu diễn. Anh nói: “Ngay từ khi bắt đầu đóng vai phụ nữ, tôi thường “mượn” quần áo của vợ. Vợ tôi quá quen với điều này và hiểu công việc của chồng. Thỉnh thoảng cô ấy cổ võ tôi bằng những câu khen đẹp, khen giống phụ nữ hay góp ý chuyện áo ngắn, áo dài chứ không can thiệp nhiều.
 
“Bản thân tôi cũng không lấy vợ ra làm hình mẫu cho vai diễn của mình, vì cô ấy là người ít nói mà những vai phụ nữ của tôi thì lại toàn người nói nhiều. Vợ tôi sống đơn giản, ít trang điểm nên không thể giúp tôi trong lãnh vực hóa trang. Tôi trang điểm có khi còn giỏi hơn cô ấy”.
Nhưng, tất cả những câu chuyện đó chỉ là chuyện để kể. Anh chia sẻ: “Tôi là một người không cô độc nhưng cô đơn. Chung quanh có khi có rất nhiều người, nhưng lại chẳng có ai để tâm sự, gửi gắm nỗi lòng của mình… Đã là diễn viên thì diễn bi hay hài đều bạc bẽo như nhau, cười đó rồi khóc đó. Tâm lý không ổn định, cảm xúc cứ bấp bênh. Người diễn viên hài trải lòng với khán giả bằng tiếng cười còn nỗi buồn phải giữ lại, ép lại. Cái hài không giải tỏa được nỗi buồn mà cứ ấp ủ hoài nên nặng nề đầu óc, thành ra trầm cảm, lặng đi, lừ đừ và càng thấm đẫm cái buồn… Khi tôi yêu thì yêu hết lòng và không chừa lại gì cho mình.
“Nhiều người sành điệu mỗi khi nói về trải nghiệm tình trường vẫn hay khuyên: “Hãy dành lại cho mình 50%, đừng trao hết để rồi đau khổ”. Tôi thì không phải vậy, đã yêu là yêu hết mình, đốt cháy tim mình trong tình yêu để cảm nhận thấy trong cuộc sống này có một người làm cho tim mình rung lên theo từng cung bậc…
“Tôi lãng mạn nhưng phục vụ cho sự hài hước, yêu nhưng không bi lụy để gần gũi với bối cảnh sống hằng ngày của con người đương đại”…
Sau 14 năm chung sống, năm 2012 Hoài Linh và vợ đã đường ai nấy đi. Cũng như lúc hai người đến với nhau và chung sống, Hoài Linh đã không chia sẻ quá nhiều điều về vợ, thì đến lúc hai người chia tay anh cũng không muốn tiết lộ lý do. Trong một chương trình ở Nhật Bản năm 2014, Hoài Linh chỉ cho khán giả biết là anh có hai con trai.
Một tình yêu đẹp như thế mà cuối cùng rồi cũng đi đến tan vỡ. Thật đáng tiếc!…


Đoàn Dự
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.309 giây.