logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 09/05/2016 lúc 07:19:59(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
WESTMINSTER (NV) - Phần lớn trẻ em gốc Việt được cha mẹ cho đi học hát hay tập một thứ nhạc cụ nào đó. Điều này phản ảnh tâm hồn ưa chuộng thi ca và lễ nhạc của người dân Việt, từ thuở xa xưa.
UserPostedImage
Hình minh họa. (Hình: Emmanuel Dunand/AFP/Getty Images)

Khi mới lớn, đa số thanh niên thiếu nữ đều tìm đọc thơ của các thi sĩ hay tự làm thơ, nhất là khi trái tim lần đầu rung động, tràn đầy cảm tình với một đối tượng nào đó. Những vần thơ hay dòng nhạc non nớt tự trỗi lên trong tâm thức các cô cậu mới biết yêu. Có lẽ còn nhớ nhiều tới thời hoa niên, nên khi có con cái, cha mẹ trẻ tuổi luôn nghĩ tới chuyện cho con học nhạc, giống như họ đang thực hiện ước vọng của chính mình.

Trong thực tế, các em bé thật sự yêu thích âm nhạc hoặc tự mình chịu khó tập luyện mỗi ngày dăm mười phút trên đàn chỉ chiếm một tỉ số rất nhỏ. Nếu được phụ huynh, nhất là người thầy khuyến khích, thì các em, sau thời gian hào hứng đầu tiên, mới tiếp tục tập những bài đàn càng ngày càng cần chú ý nhiều hơn. Một số nhỏ các em có năng khiếu bẩm sinh về thẩm âm, nghe đúng nốt nhạc, hoặc có thể chơi những bài tập đầu tiên dễ dàng, sẽ tiến mau và có hứng khởi để tiếp tục việc học nhạc.

Chúng tôi đã trao đổi với giáo sư Âm Nhạc James Sherry về vấn đề dạy nhạc cho trẻ em. Giáo Sư James chuyên dạy trẻ em từ khi học cao học tại đại học Yale, và ông cũng có nhiều năm kinh nghiệm trong việc hướng dẫn trẻ chơi nhạc trong các ban nhạc nhà trường khi làm luận án tiến sĩ về Trumpet Performance tại nhạc viện Peabody - trong hệ thống đại học John Hopkins. Giáo sư cho biết người thầy dạy nhạc và sự chăm sóc của phụ huynh, là hai yếu tốt rất quan trọng cho các em khi bắt đầu học nhạc. Nếu trẻ em chỉ yêu thích âm nhạc một thời gian ngắn, là chuyện dễ hiểu, vì tuổi nhỏ là tuổi các em muốn khám phá thế giới, chú ý tới mọi chuyện nên tâm trí các em thường nhảy từ chuyện này qua chuyện khác. Trong thời hiện đại, các em quen với các trò chơi điện tử trong iPad, iPhone, nên lại càng khó chú tâm vào chuyện học nhạc. Nhưng nếu các em có phụ huynh để tâm khuyến khích và gặp được thầy hiểu trò và yêu trò, thì chuyện học nhạc sẽ dễ dàng hơn.

Trong mấy tháng hay một năm đầu mới học nhạc, nếu các em được cha mẹ tập cho thói quen ngồi với nhạc cụ để tập mỗi ngày mươi lăm phút, từ từ trẻ sẽ có được kỷ luật. Vạn sự khởi đầu nan, khi các em biết chơi một bản nhạc có âm điệu hay và thích thú với nó, là các em sẽ có tương lai, không đòi nghỉ học, hoặc có được niềm vui khi đi học đàn.

Trẻ em sẽ chỉ tiếp tục chơi đàn trong thời gian dài nếu có nhiều yếu tố tâm lý như được thầy cô thương, cha mẹ khích lệ, hay chính em có niềm tự tin là mình giỏi hơn các bạn. Lý do quan trọng và sâu xa hơn nữa, là trẻ biết yêu cái đẹp của âm thanh, và em biết diễn tả được qua tiếng đàn, những điều không thể nói ra bằng lời cùng bất kỳ ai. Một khi các em biết lắng nghe và cảm nhận được âm thanh đẹp đẽ mình tạo ra trong tiếng đàn, là lúc các em sẽ hăng say tập mà không cần phụ huynh ép buộc nữa.

Giáo Sư James Sherry cho biết ông đã khuyến khích các em tập thổi trumpet tùy hứng , trước khi tập một bản nhạc. Khi được improvise (chơi theo lối “ứng tấu”), các em thích thú và hăng hái , và sau đó mới có kỷ luật tập theo bài bản. Ông đã luyện cho nhiều học trò nhỏ (9-10 tuổi), sau hai ba năm đã thắng giải để chơi trong ban nhạc của tiểu bang. Nhiều học trò cũ của ông (thập niên 1990) nay đã hoặc đang làm luận án tiến sĩ âm nhạc, hoặc chơi trong các dàn nhạc giao hưởng (Symphonic orchestra).

Vợ của Giáo Sư Sherry là Tiến Sĩ Đỗ Bằng Lăng, chuyên về trình tấu dương cầm, cũng phân tích về các nguyên nhân khiến trẻ ưa thích học đàn nhiều năm hay bỏ đàn sau ít tháng. Theo kinh nghiệm của hai vị giáo sư, một nguyên nhân rất lớn khiến trẻ bỏ tập đàn là tâm lý bất ổn của trẻ, nhất là khi các em sắp bước vào tuổi vị thành niên (pre-teen, từ 10 tới 12 tuổi) hay đang ở lứa tuổi teen.

Các em này lớn rất nhanh so với các năm trước, nếu không được phụ huynh chăm sóc kỹ lưỡng hơn, các em vốn nhạy cảm nên nhiều khi bứt rứt, khó chịu vì những thay đổi trong cơ thể. Trẻ vị thành niên thì muốn tìm một bản ngã riêng cho mình, nên các em không còn coi cha mẹ là thần tượng nữa, mà đôi khi chống lại các ý kiến của cha mẹ chứ không ngoan ngoãn vâng lời như khi dưới 10 tuổi. Thầy dạy trẻ cũng đóng một vai rất quan trọng trong việc các em yêu hay ghét học đàn. Nếu thầy trò có sự cảm thông, thầy hiểu và thương trò như con em, trẻ sẽ cảm nhận được điều đó, có khi nghe lời thầy cô hơn cha mẹ.

Ngoài ra thì còn vấn đề gia cảnh, các em sống như thế nào trong gia đình, có sự hòa hợp giữa cha mẹ không? Họ có vấn đề khó khăn gì về công việc hay tài chánh không? Khi có chút biến động trong hoàn cảnh sống, dù cha mẹ giấu kín, các em vẫn bị ảnh hưởng vì trẻ rất nhạy cảm. Nếu thân thiện và tin tưởng ở thầy cô, các em sẽ có chỗ để tâm sự, hoặc thầy tinh ý sẽ hỏi han các em, cho trẻ nhẹ lòng vì được nói ra.

Cô Bằng Lăng cho biết, chính cô đã giúp khá nhiều trẻ vị thành niên hoặc đã thành niên khi dạy dương cầm cho đại học Mahidol (Bangkok, Thái Lan). Giống như trẻ Việt Nam, các em sinh viên Thái Lan có nền nếp kính trọng cha mẹ và người lớn tuổi. Các bức xúc trong cơ thể hay tâm thân, ít khi dám chia sẻ với bố mẹ.

Sinh viên Kun có năng khiếu chơi dương cầm nhưng không thể diễn tả bài nhạc được theo ý em muốn. Sau vài buổi nghe em Kun trao đổi tâm tình, cô Bằng Lăng đã giúp em giải tỏa được vài khúc mắc tâm lý chìm sâu trong tâm thức em, và em trở thành một sinh viên âm nhạc xuất sắc, trổ được hết tài năng khi chơi đàn. Sau này, khi em Kun được học bổng qua Mỹ học PhD về âm nhạc, em vẫn tới thăm và giữ liên lạc chặt chẽ với cô giáo đã hướng dẫn em tận tình hồi trước.

Dạy đàn, theo hai Giáo Sư James Sherry và Bằng Lăng, không phải chỉ dạy cho các em chơi đúng nốt nhạc và thuộc lòng bài nhạc, mà có thể giúp trẻ thêm khả năng diễn tả tâm tình, khai mở những khúc mắc về tâm lý nếu có. Khi được huấn luyện đúng mức, trẻ sẽ trở thành một người biết thưởng thức, biết chơi đàn và có sự thăng bằng về tâm lý trong đời sống.
Huyễn Ký
Theo báo Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.050 giây.