logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
coi  
#1 Đã gửi : 28/06/2012 lúc 09:31:45(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

Ông Huy và vợ bồn chồn đứng vào hàng dài phụ huynh đang "cắm trại" bên ngoài Trường Phổ thông cơ sở Thực nghiệm từ lúc 3 giờ sáng.Khi mặt trời vừa ló rạng, đám đông chen lấn xô đẩy cánh cổng sắt cho tới khi cánh cổng sập đổ và họ xông lên để cướp lấy các tờ mẫu đơn xin học quý giá.

Đây là một trong những trường công duy nhất ở Việt Nam nhấn mạnh lối học theo kiểu Mỹ thay vì kiểu học vẹt. Khoảng 600 trẻ em tuổi mẫu giáo từ khắp nơi ở Hà Nội cạnh tranh để giành một trong 200 suất học tại trường vào mùa thu này.

"Nó giống như xổ số vậy," ông Huy, 35 tuổi, nói. Ông hy vọng con gái ông sẽ là trong số được chọn. "Chúng tôi cần tới vận may."

Vụ xô đẩy giẫm đạp lên nhau mới đây, khiến một số người bị thương nhưng không ai bị bắt, đã nhấn mạnh một vấn đề mà các chuyên gia nói rằng đang đè nặng lên giới lãnh đạo nhà nước Cộng sản Việt Nam: gần bốn thập niên kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, hệ thống giáo dục của đất nước này vẫn còn trong tình trạng tham nhũng và lạc hậu khiến ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của nước này.

Và một tầng lớp trung lưu đang cố tìm những lựa chọn thay thế.

Du học nước ngoài

Tại một đất nước Khổng giáo, nơi giáo dục là một nỗi ám ảnh quốc gia, trường học ở mọi cấp đang bị cản trở bởi tệ gian lận thi cử, đút lót và thiếu các chương trình giảng dạy và nghiên cứu có tiếng trên thế giới. Kết quả là một con số ngày càng gia tăng sinh viên Việt Nam nhập học tại các trường tư theo mô hình quốc tế và sau đó là đi du học ở nước ngoài.

Mặc dù thu nhập trung bình tại đây chỉ ở mức 1.400 đô la Mỹ/, hơn 30 ngàn học sinh, sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài trong năm ngoái. Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về số sinh viên Việt Nam đăng ký học tại Úc, thứ 8 số học sinh học tại Mỹ - cao hơn con số từ Mexico, Brazil và Pháp đang du học tại Mỹ.
Con số sinh viên Việt Nam học tại Mỹ đã tăng bảy lần, từ khoảng 2.000 sinh viên cách đây một thập niên. Phần lớn trong tổng số 15 ngàn sinh viên Việt Nam đang học tại Mỹ là không có học bổng tại các trường có tiếng tăm, nhưng thay vào đó họ học tại các trường cao đẳng cộng đồng do gia đình tự tài trợ, theo Viện Giáo dục Quốc tế có trụ sở tại New York.

Không giống các trường Đại học ở nước láng giềng Trung Quốc, nơi các nhà lãnh đạo cộng sản đã thực hiện những cải cách toàn diện vào những năm 80, trường học tại Việt Nam đã không theo kịp với thế giới đang ngày càng được toàn cầu hóa, các chuyên gia cho biết.

Chính phủ Việt Nam thay vào đó duy trì một hệ thống giáo dục quảng bá cho quản lý tập trung thiếu hiệu quả và thiếu lối suy nghĩ có tính phê bình. Tới 10% các khóa học tập trung vào giảng dạy về Marx-Lenin và cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Mô hình giáo dục của Việt Nam là "một mô hình phù hợp cho tất cả" và giới lãnh đạo tại đất nước này "đáng lẽ phải làm nhiều hơn nữa để giáo dục là một trong những tài sản của mình," Mai Thanh, một chuyên gia cấp cao về giáo dục của Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội, nói. "Tôi xem đây là một cơ hội bị bỏ lỡ".

Tệ nạn trong giáo dục

Vào khi tỉ lệ tăng trưởng thường niên của Việt Nam đang ở mức 6% mặc dù là trong số nước có tỉ lệ lạm phát cao nhất châu Á và một nền kinh tế chịu gánh nặng bởi các công ty trì trệ thuộc sở hữu nhà nước, các phân tích gia cho biết cuộc khủng hoảng giáo dục đang đe dọa làm thui chột lực lượng lao động trong nước và cản trở thêm nữa sự phát triển của đất nước.

Intel, công ty sản xuất chip vi tính lớn nhất thế giới, đang vật lộn trong việc tuyển dụng công nhân lành nghề cho các cơ sở sản xuất của họ tại thành phố Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu từ trường Kennedy của Đại học Harvard nói.

Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã nói rằng "cơ sở hạ tầng về nguồn nhân lực" của Việt Nam không hỗ trợ cho những nhu cầu về giáo dục ngày càng giao tăng và các nhà nghiên cứu của trường Harvard cho biết cải tổ trong hệ thống giáo dục cao đẳng và đại học của nước này đã bị "đông giá" kể từ khi đất nước này thực thi các cải tổ kinh tế và tự do hóa vào giữa những năm 1980s.
Mặc dù Việt Nam đầu tư vào giáo dục tính theo tỉ lệ so với sản phẩm quốc nội là cao hơn các nước khác trong vùng châu Á Thái Bình Dương, các nhà nghiên cứu nói, nhưng vấn đề không phải là thiếu đầu tư mà là thất bại về quản trị.

"Chính phủ rất có ý thức rằng có tình trạng không hài lòng đang lan rộng trước hiện trạng của hệ thống giáo dục tại Việt Nam và tâm lý này có thể thấy ở cả những người đi đầu trong lĩnh vực kinh tế và chính trị cũng như ở tầng lớp bình dân," theo ông Ben Wilkinson, đồng tác giả của bản phúc trình năm 2008 và cũng là Phó Giám đốc Chương trình Việt Nam của trường Kennedy tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ông nói thêm rằng còn quá sớm để có thể nói việc sinh viên du học tại các trường đại học nước ngoài sẽ có những tác động như thế nào tới tương lai của đất nước này.

Tự tìm giải pháp

Một vấn đề khác là cha mẹ đút lót cho giáo viên để con được điểm hoặc bằng cấp cao đã trở thành một việc phổ biến. Trong bản phúc trình năm 2010, tổ chức Minh bạch có trụ sở ở Berlin đã kết luận rằng giáo dục được xem là lĩnh vực có tham nhũng nhiều nhất tại Việt Nam chỉ sau lĩnh vực các cơ quan thực thi pháp luật.

Truyền thông nhà nước thường xuyên đưa tin về những vụ bê bối liên quan tới giáo dục, bao gồm một vụ mới đây tại một trường trung học tư ở tỉnh Bắc Giang khi một giám thị đã phân phát "phao" thi cho thí sinh tại cuộc thi tốt nghiệp trung học toàn quốc. Sau khi một thí sinh đã lén quay video được vụ việc này sáu giáo viên và nhân viên của trường đã bị sa thải.
Trước đó trong tháng này, Quốc hội Việt Nam đã thông qua một điều luật nhằm đem lại cho các trường Đại học của Việt Nam có nhiều quyền tự chủ hơn nhưng các nhà cải cách giáo dục vẫn còn khá hoài nghi.

"Nhiều trường đại học chỉ quan tâm tới tuyển càng nhiều sinh viên càng tốt," đại biểu quốc hội Đặng Thị Mỹ Hương nói với giới truyền thông do nhà nước quản lý vào tháng Năm.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không phản hồi trước những câu hỏi do hãng tin AP đặt ra cho họ.

Giới trung lưu Việt Nam nay đang tự hỏi làm cách nào để giúp con cái mình phát triển bất chấp một hệ thống giáo dục không hiệu quả. Một chiến lược là đăng ký cho chúng vào các lớp buổi tối do các thầy cô giáo ở trường công dạy. Những thầy cô giáo này vốn chỉ có đồng lương khoảng 5 triệu đồng một tháng.

Không giống các viên chức cao cấp khác của Việt Nam, phần lớn các gia đình chỉ đơn giản là không thể đủ tiền cho con cái vào các trường tư và các trường cao học ở nước ngoài.

Nhưng với ông Huy, người đã đứng đợi cả đêm bên ngoài trường phổ thông cơ sở này thì ông thật may mắn. Ông mới biết tin con gái sáu tuổi của ông đã được nhận vào trường tư này với học phí 870.000 VN đồng ($40) một tháng, mà như ông nói là rẻ hơn gấp 10 lần so với một vài trường tư khác.

"Người ta muốn cải tổ hệ thống trường học nhưng họ không thể làm gì được," ông nói. "Giáo dục chỉ là một bánh xe trong hệ thống mà thôi."
Source: BBC

Sửa bởi người viết 28/06/2012 lúc 09:36:21(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.074 giây.