logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 21/05/2016 lúc 09:00:02(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Tải để nghe
http://www.sbtn.tv/sites...riginal/ban_me_thuoc.mp4

Nghe một số tác phẩm dự thi phổ nhạc “Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh”
Như SBTN đã có đưa tin, trang facebook Sài Gòn Báo đã có tổ chức cuộc thi phổ nhạc từ bài thơ “Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh” của cô giáo Trần Thị Lam tại Hà Tĩnh. Bài thơ đã làm xúc động hàng triệu người Việt, qua thảm họa cá chết tại các vùng biển Miền Trung. Cuộc thi bắt đầu từ ngày 10/05, và sẽ kết thúc (công bố giải) vào ngày 22/5/2016. Ban giám khảo gồm có nhạc sĩ Trúc Hồ, nhạc sĩ Tuấn Khanh và nhạc sĩ Quang Uy.
Trong những ngày qua, trên trang facebook Sài Gòn Báo đã lần lượt đăng tải rất nhiều tác phẩm dự thi. Thành phần tham dự là người Việt ở khắp nơi trên thế giới, từ Việt Nam cho đến Mỹ, Pháp, Úc…

Cảm giác chung khi nghe tất cả các tác phẩm này, đó là một niềm cảm thông sâu sắc đối với bài thơ thắm đẫm lòng yêu nước này. Và qua đó, cũng là nỗi niềm trăn trở với vận mệnh tổ quốc Việt Nam đang bị đầu độc về mọi phương diện.

Các ca khúc đã phổ bài thơ với nhiều giai điệu, tiết tấu khác nhau. Xin được giới thiệu đến quí độc giả một số tác phẩm dự thi tiêu biểu.

Đầu tiên, phải nhắc đến ca khúc dự thi của thí sinh trẻ Nguyễn Hoàn Vương, 24 tuổi, từ thành phố Ban Mê Thuột. Tác giả đã tâm sự: “…Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác đang lan tràn trên quê hương, tôi xin gửi đến ca khúc dự thi mang tên "Đất nước mình" do tôi viết nhạc. Phần lời dựa trên bài thơ "Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh" và những quan điểm mang màu sắc cá nhân của mình…”

Đặc điểm của ca khúc Đất Nước Mình, là tác giả không cố gắng giữ nguyên văn lời thơ, như đa số các tác phẩm dự thi khác. Cũng nhờ vậy, mà lời ca có những trăn trở riêng của tác giả về tổ quốc. Phần giai điệu cũng vì thế mà có màu sắc riêng, khá độc đáo. Tiếng đàn guitar điêu luyện, hòa theo giọng hát cũng điêu luyện không kém, hát như một lời than trách cho vận nước điêu linh mà vẫn chưa thấy lối thoát.

Một tác phẩm dự thi khác lại đi theo khuynh hướng ngược lại: giữ nguyên vẹn toàn bộ bài thơ. Tác giả Phanxico Trần Minh đã viết như sau về tác phẩm dự thi "Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh" của mình: “…Là một ca trưởng ca đoàn, thỉnh thoảng phổ nhạc các Thánh vịnh hát trong Thánh lễ Công giáo. Trong một lần đọc được bài thơ và cảm xúc trước tâm tình của bài thơ nên đã phổ nhạc….Là người soạn Thánh vịnh nên tôn trọng nguyên tác các bản văn… Chỉ cần thay đổi một từ trong bài thơ thì đã mất đi nhiều ý nghĩa của bài thơ…Kính mong nhận được sự chia sẻ của quý độc giả…”. Đây là một trong những số ít ca khúc gởi về có kèm cả phần nốt nhạc với đầy đủ hợp âm để đệm đàn. Ca khúc cũng mang âm hưởng của một bản thánh ca buồn, khi người con Chúa trăn trở với quê hương, dân tộc.

https://www.facebook.com...videos/1049809478429206/

Một tác phẩm nữa cũng đáng chú ý, với tựa đề “Đất Nước Sẽ Về Đâu?”. Tác giả là Đình Đại, hiện đang sống tại Pháp. Điểm độc đáo của ca khúc này là viết theo âm hưởng của dân ca vùng Hà Tĩnh. Không biết tác giả có phải cũng là người Hà Tĩnh như cô giáo Trần Thị Lam hay không, mà anh cũng hát giọng Hà Tĩnh. Ca khúc này viết ở tiết điệu Bolero, chứ không phải là điệu Slow như hầu hết các ca khúc dự thi khác. Điệu Bolero cũng buồn, nhưng nhịp nhàng hơn, nghe sao mà nhớ về… Hà Tĩnh… Đặc biệt phần video minh họa của tác giả cập nhật thật đầy đủ những thảm kịch mà đất nước đã và đang trải qua, giống như trong bài thơ đã nhắc đến. Những tượng đài Hồ Chí Minh ngàn tỉ. Những bãi biển cá chết phơi đầy, do biển mẹ bị ngoại bang đầu độc cùng với sự đồng lõa của chính quyền. Những người biểu tình ôn hòa vì môi trường bị côn an đàn áp thật man rợ, như họ là những tội phạm chứ không phải những kẻ đã gây ra thảm họa môi sinh… Nghe nhạc, xem hình mà cảm thấy nao lòng…

https://www.facebook.com...videos/1048059345270886/

Và một tác phẩm dự thi đến từ San Jose của miền Bắc California. Tác giả Loan Hảo cũng là người viết nhạc cho ca đoàn nhà thờ, đã có nhiều ca khúc nhạc đạo thật sâu sắc. Thật là đặc biệt, khi anh chọn tiết tấu valse cho bài hát của mình, như để diễn tả suy nghĩ của anh về công cuộc đấu tranh của người dân trong nước. Không thể ủy mị, đau thương. Mà phải là hành khúc lên đường. Đã đến lúc, người dân trong nước thôi than thân trách phận, mà phải đứng lên để đòi lại quyền làm người cho chính mình.

Cho dù tác phẩm nào sẽ đoạt giải đi chăng nữa, tất cả các ca khúc tham dự cuộc thi này đều đáng trân trọng. Tất cả đều mang một thông điệp chung, đó là niềm thương cảm cho một quê hương Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam. Đó cũng là những lời cảnh tỉnh gới đến với mỗi người dân Việt Nam: hãy đứng lên đòi lại quyền được sống trong một môi trường trong sạch, trong một quốc gia mà chính phủ phải minh bạch. Nếu không, ngày thảm họa lan tỏa ra toàn đất nước Việt Nam sẽ không còn xa…
SBTN
phai  
#2 Đã gửi : 27/05/2016 lúc 08:16:49(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trao giải cuộc thi phổ nhạc cho bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” của cô giáo Trần Thị Lam



Vào lúc 15 giờ ngày 27/5/2016 tại văn phòng Công Lý & Hòa Bình DCCT - Sài Gòn, đã diễn ra buổi trao giải thưởng cho cuộc thi phổ nhạc từ bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” của tác giả Trần Thị Lam. Có khoảng 20 người đến tham dự, đa số là những người trẻ tuổi.

Cuộc thi được khởi động cách đây 3 tuần lễ. Đã có 34 tác phẩm của các tác giả trong và ngoài nước gửi về ban tổ chức.

Các tác giả dự thi gồm: Bùi Đình Đại, Nguyễn Tùng, Bùi Hữu Duy Tân, Nguyễn Ngọc, Phước Nguyễn, Phan Đình Trường, Nguyễn Hoàn Vương, David Dũng, Dương Diệp Quý, Minh Đức, Phanxicô Trần Minh, Nguyên Chương, Trung Hiếu, Trịnh Gia Kiệt, Paul JC, Quốc Việt, Xuân Minh, Võ Tịnh Trí, Mặc Thiên, Thanh Nguyễn, Kim Tùng, Đức Nhân, Nông Thị Ngọc Diệp, An Nhiên, Nguyễn Xuân Lưu, Triệu Mây, Hưng Việt, Vân Sơn Trường, Nguyên Tánh, Loan Hảo, Nguyễn Đức Hiển, Đăng Vỹ, Phan Huy Lộc, Việt Phương Tâm.

Ban Giám khảo chấm thi gồm có: Linh mục Giuse Lê Quang Uy ( CSsR), Nhạc sỹ Trúc Hồ (tổng giám đốc đài truyền hình SBTN) và nhạc sỹ Tuấn Khanh.

Ngày 22/5/2016 ban tổ chức (BTC) đã công bố kết quả cho 3 giải thưởng dành cho các tác giả có những tác phẩm hay nhất.

1/ Giải nhất: tác giả Phan Đình Trường, với nhạc phẩm - “Đất nước mình ngộ quá phải không anh”.

2/ Giải nhì: tác giả Thanh Nguyễn, với tác phẩm Vọng cổ - “Đất nước mình”.

3/ Hai giải ba đồng hạng: Tác giả Xuân Minh và tác giả Mặc Thiên với tác phẩm - “Đất nước mình ngộ quá phải không anh”.

Trước buổi trao giải thưởng các thành viên trong Ban Giám Khảo chấm thi đã chia sẻ.

- Linh mục Lê Quang Uy: “Xin được cám ơn các tác giả gần xa đã gửi tác phẩm phổ nhạc bài thơ ‘Đất nước mình ngộ quá phải không anh?’ của cô giáo Trần Thị Lam về tham dự cuộc thi.

Thời gian quá gấp rút nên chắc chắn các bài hát dự thi chưa kịp trau chuốt gọt giũa về ý và tứ, về nhịp và điệu, lại cũng vì cố gắng giữ nguyên vẹn các câu thơ nên nhiều từ cũng có bị gượng ép ít nhiều về thanh âm.

Thôi thì chúng ta đã không nhắm đến mục tiêu là thứ hạng và giải thưởng như ở các cuộc thi tài khác, cho bằng là một cuộc hội ngộ để cùng nhau chia sẻ những trăn trở của mình qua những dòng nhạc và câu chữ đầy xúc cảm; từ đó chung nhau góp một tiếng thở dài với quê hương, góp một lời chất vấn với chính mình và góp một cảnh tỉnh với anh chị em đồng bào của mình.

Vận nước lại đang trải qua cơn sóng gió. Chúng ta sẽ không dừng lại ở nỗi xót xa hay buồn giận, mà còn phải ngồi lại với nhau, rồi phải bắt tay vào việc, chung lòng, chung sức, chung tiếng nói để tìm được phương kế cứu vãn, để kịp thời chữa lành và hồi sinh.

Như một nhạc sĩ quá cố có hát rằng: "Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng", chúng ta cũng tin vào một ngày không xa, bóng đêm trên quê hương thân yêu của chúng ta sẽ bị xé tan và đẩy lui, nhường chỗ cho tình yêu và niềm vui.

Tôi đã từng là một giáo viên ba mươi năm về trước, xin được nối vào cuối bài thơ của cô giáo Lam một lời… bình minh rất bình an: "Đất nước mình vẫn đẹp quá phải không em?”.

Nhạc sĩ Trúc Hồ: “Cuộc thi này rất khó chấm, bởi bài thơ có rất nhiều lời khó đưa vào nhạc để tạo được giai điệu hay. Nói chung, nhận xét của Trúc Hồ là do trung thành với cách giữ lời thơ nguyên vẹn nên khá nhiều bài giống nhau. Ít có người lấy ý thơ phổ nhạc nên giai điệu gò bó”.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: “Cuộc thi này có một điều khá thú vị, là đề tài được coi là ‘nhạy cảm’, nhưng có không ít các tác giả tham gia trong một thời gian ngắn. Cũng cần nói thêm là việc “nhạy cảm” trong sáng tác âm nhạc vẫn có rất ít người dám chạm vào, kể cả giới sáng tác hải ngoại. Theo dự đoán của Ban tổ chức, những tác giả dự thi có những người rất trẻ và cũng có những vị cao niên.

Được giải hay không, đã không còn là điều quan trọng nhất trong lời nhắn gửi chia sẻ của nhiều tác giả, vì việc đứng cùng nhau, hát lên những giai điệu hiện thực, hy vọng cho quê hương mình mới chính là mục đích của mọi người.

Điều này đem lại một hy vọng cho BTC về những cuộc thi sau này. Cám ơn sự tham gia của tất cả mọi người, kể cả những tác giả nhiệt tình gửi bài thơ, nhạc góp sức, tặng cho BTC. Xin hẹn gặp lại trong một cuộc thi khác”.

Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh cũng phát biểu trong buổi trao giải: “Chúng ta không đặt mục tiêu giải thưởng là quan trọng, mà đặt tinh thần nối kết và chia sẻ với nhau, cảm thương, không vô cảm với tình trạng của đất nước.

Cám ơn tất cả các tác giả cho chúng tôi niềm hy vọng, bằng cách gửi tác phẩm của mình đến BTC.

Chúng ta hình dung chỉ có 3 tuần thôi mà đã có trên 30 tác phẩm dự thi. Chứng tỏ rằng, cộng đồng Việt Nam chúng ta không vô cảm, họ vẫn luôn thao thức đối với vận mệnh đất nước, chẳng qua vì họ chưa có cơ hội để đóng góp.

Ước mong tất cả chúng ta sẽ được liên kết với nhau trong mọi nỗ lực, dù là nhỏ để có tiếng nói khác nhau để cùng nhau đóng góp cho cộng đồng người Việt ngày càng mạnh mẽ hơn và tạo cho tiếng nói của người dân Việt càng ngày giá trị hơn,

Thay mặt BTC, chúng tôi chân thành gởi lời cám ơn tới:

- Cô giáo Trần Thị Lam đã sáng tác bài thơ Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh, đã đánh động và giúp người Việt chú ý hơn đến vấn đề đại sự quốc gia.

- Quý nhạc sĩ Trúc Hồ, Tuấn Khanh, Quang Uy đã dành giờ làm giám khảo cuộc thi này.

- 34 anh chị em yêu thơ và nhạc đã can đảm tham gia cuộc thi sáng tác nhạc online, một hình thức chưa hề có ở Việt Nam từ trước đến nay.

- Quý ân nhân tài trợ giải thưởng và quý bạn đọc theo dõi cuộc thi.”

Xin được lấy những chia sẻ của Lm Anton Lê Ngọc Thanh làm phần kết cho bài tường thuật này:

“Buổi trao giải thưởng tuy không hoành tráng như một số người mong đợi. Vì nó chỉ diễn ra tại căn phòng nhỏ bé này thôi, nhưng nó vẫn diễn ra một cách thân thương và ấm cúng… Các cuộc thi này tôi nghĩ đây là một sự khởi đầu và hy vọng nó không phải là dấu chấm hết. Đối với Sài Gòn Báo, SBTN và Việt News tổ chức cho kỳ này. Chúng tôi cũng không có ý định là những người duy nhất tổ chức, mà mong muốn các tổ chức khác hãy cùng tổ chức các cuộc thi với nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt là văn hóa, để những người chưa dám tỏ bày chính kiến xã hội, ít nhất họ dám tỏ bày khát khao cho cái đẹp, đó là “văn hóa”. Cái đó cũng giúp ích thêm cho cộng đồng”.

UserPostedImage
Photo: CTV Danlambao

UserPostedImage

UserPostedImage

UserPostedImage

UserPostedImage

CTV Danlambao
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.099 giây.