Một buổi nói chuyện vui vẻ bên khay cà phê giữa hai người đàn ông đã tìm thấy thành công và giấc mơ của mình tại quê hương mới cho thấy không có khởi đầu nào không có sóng gió.
Toàn quyền Nam Úc Hieu Van Le và chủ quán cà phê Saeid Safavi (ABC Local: Michael Dulaney)
Cả hai cùng đặt chân đến Darwin trong vị thế của những người tị nạn, vượt muôn trùng sóng gió để chạy trốn nguy hiểm.
Ngài Lê Văn Hiếu, Toàn quyền bang Nam Úc, từ Quảng Trị đến Úc, chạy khỏi cuộc chiến đã lấy đi sinh mạng của một số người bạn và người thân của ông.
Ông đến Australia năm 1977 không có gì ngoài một chiếc áo trên vai và “một va li tàng hình đấy những ước mơ”.
Chiếc va li với những mơ ước đó đã luôn đồng hành cùng ông đến khi ông vươn lên trở thành người di dân gốc Á đầu tiên trở thành toàn quyền của một bang tại Úc.
Saeid Safavi từ Iran đến Úc năm 2001 trên một chiếc thuyền bị thủng, vượt biển Timor với tất cả tài sản được nhồi trong một chiếc túi vải và cũng là chiếc gối trong suốt chuyến đi của mình.
Anh được nhận visa nhân đạo sau hai năm mà anh kể là bao trùm bởi “bạo lực” và “một cuộc sống kinh khủng” tại Trung tâm Tạm giữ Woomera.
Sau đó anh chuyển đến sống ở Port Pirie vùng nông thôn của Nam Úc, nơi anh từ một người rửa chén vươn lên thành chủ của một quán cà phê ở khu phố chính, với 20 nhân viên.
Và anh Safari vừa mới đón một vị khách đặc biệt tại quán cà phê của mình. Anh cùng với ông Lê Văn Hiếu đã chia sẻ với nhau về hành trình đến Úc của mình.
Tận dụng mọi cơ hội
Đối với Safavi, thì đây là một cơ hội hiếm thấy để gặp một cái đó hiểu về những gì mà một người tị nạn phải trải qua để xây dựng cuộc sống từ hai bàn tay trắng.
“Hôm nay là một ngày tuyệt vời. Toàn quyền bang Nam Úc đã đến quán của tôi và chúng tôi dùng bữa trưa cùng nhau,” anh nói.
“Nó thật tuyệt đối với tôi vì ông ấy cũng trải qua cùng câu chuyện như tôi, đến Úc bằng một chiếc thuyền cá.”
“Ông ấy rất dễ mến, một người đàn ông tuyệt vời. Ông ấy cho tôi sự ủng hộ và động viên tôi về tương lai.”
“Ông ấy là một người rất tuyệt và thật sự làm hết mình để mang thành công cho đất nước này.”
“Và giờ đây tôi cũng cố gắng và làm gì đó giống như vậy, một điều gì đó cho đất nước này.”
Ông Lê Văn Hiếu cho biết cuộc gặp gỡ giữa hai người cho thấy “tinh thần hào phóng” dành cho những người mới đến Úc.
"Câu chuyện của Saeid ban đầu khá buồn và anh ấy đã phải mất nhiều thời gian trong điều kiện rất khó khăn ở trung tâm tạm giữ, nhưng hãy nhìn vào anh ấy ngày nay,” ông Lê Văn Hiếu nói.
“Tôi thường kể với mọi người rằng khi tôi đến đây tôi không có gì cả, chỉ là một chiếc áo vắt vai và một chiếc va li tàng hình đầy ắp ước mơ.”
“Đối với nhiều người tị nạn và di dân, họ phải vượt qua nhiều nghịch cảnh và khó khăn trong cuộc sống, nhưng một khi họ có thể tự đứng trên đôi chân của mình, họ sẽ bắt đầu nghĩ đến cách để hoàn trả cho xã hội của chúng ta vì chúng ta nhận được rất nhiều từ xã hội này.”
"Và đây là một trong những ví dụ về những đóng góp mà Saeid đang nỗ lực thực hiện.”
Đối với Safavi, cuộc gặp gỡ Toàn Quyền là một trong những “phước lành” mới nhất mà anh đã nhận được cùng với những may mắn mà anh đôi khi vẫn không thể hiểu hết.
“Đây là năm thứ 12 tôi sống ở Port Pirie, và mỗi vài tháng thì cuộc sống của tôi lại thật sự thay đổi,” anh nói.
“Mỗi vài tháng lại có một câu chuyện mới. Có người mới đến ủng hộ và động viên tôi về cuộc sống của mình.”
“Và hiện giờ, hôm nay, Toàn quyền bang Nam Úc đến trước quán của tôi, chúng tôi đừng cùng nhau, bắt tay, chụp ảnh và có một cuộc trò chuyện rất vui, thoải mái.”
“Tôi không thể tin nổi.”
Theo ABC