logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 04/06/2016 lúc 09:31:14(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Quẳng gánh lo đi và vui sống/How to stop worrying and start living là một tác phẩm thuộc loại sách Học Làm Người của tác giả người Mỹ Dale Carnegie viết và được học giả Nguyễn Hiến Lê dịch và nhà sách Tự Lực xuất bản vào năm 1955.

Tuy đã được viết và dịch từ rất lâu nhưng đến nay tác phẩm”Học làm người” này vẫn còn giá trị học hỏi, vì xã hội thời nào cũng đầy những nỗi lo âu.

Mời quý đôc giả thậm khảo một vài điểm chính của tác phẩm này để áp dụng vào đời sống và “quẳng gánh lo đi và vui sống”.

TÁC HẠI CỦA NHỮNG NỖI LO

“Sai lầm lớn nhất của các thầy thuốc là cố gắng chữa trị phần thể xác mà không cố gắng cứu chữa tình thần của người bệnh; họ đã quên rằng tinh thần và thể xác luôn đi đôi với nhau”

TRIẾT GIA PLATO

Cứ 10 người sống ở Mỹ lại có một người bị suy nhược thần kinh – và nguyên nhân của đa số các trường hợp này là do lo lắng quá mức và mâu thuẫn trong cảm xúc.

Khi nói về tác hại của chứng lo âu, bác sĩ Alexis Carrel, người từng đoạt giải Nobel về Y học nói rằng: “Những người không biết cách chống lại âu lo thường chết trẻ”. Còn theo bác sĩ O.F. Gober, Bác sĩ trưởng của Hiệp hội Bệnh viện Gulf, Golarado và Santa Fe, thì chỉ cần sống mà không còn phải sợ hãi hay lo nghĩ thì 70% người bệnh có thể tự chữa khỏi bệnh cho mình. Nguyên do là vì nỗi sợ hãi khiến chúng ta luôn lo nghĩ. Việc suy nghĩ thường xuyên gây ra tình trạng căng thẳng đầu óc, ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh điều khiển các bộ phận khác nhau trên cơ thể, đặc biệt là dạ dày. Nó là nguyên nhân của những căn bệnh như khó tiêu, viêm loét dạ dày, rối loạn nhịp tim, đau đầu, chứng tê liệt, vv. Tiến sĩ Joseph F. Montague, tác giả cuốn sách Nervous Stomach Trouble (Đau dạ dày do suy nhược thần kinh), khẳng định: “Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm loét dạ dày không phải là do chế độ ăn mà do chính suy nghĩ của chúng ta. Và một điều quan trọng nữa là diễn tiến của bệnh tùy thuộc vào diễn biến thăng trầm của cảm xúc”.

Tại cuộc gặp mặt thường niên của Hiệp hội Dược sĩ và Bác sĩ phẫu thuật Hoa Kỳ, Bác sĩ Harold C. Habein đã đọc một bài phát biểu công bố kết quả một nghiên cứu mà ông đã tiến hành trên nhóm đối tượng gồm 176 nhà điều hành kinh doanh có độ tuổi trung bình 44,3. Kết quả cho thấy hơn một phần ba trong số này mắc phải một trong ba loại bệnh phổ biến ở những người phải sống trong trạng thái áp lực cao – đó là bệnh đau tim, viêm loét đường tiêu hóa và cao huyết áp.

Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến chủ một hãng thuốc lá nổi tiếng thế giới đã đột tử vì đau tim khi đáng thư giãn chút ít trong một khu rừng ở Canada. Ông ta kiếm hàng triệu đô-la và chết ở tuổi 61. Có lẽ ông đã đánh đổi cuộc đời mình để đạt được cái gọi là “thành đạt trong kinh doanh”. Tuy nhiên, theo đánh giá của tôi, nhà kinh doanh thuốc lá nổi tiếng với tài sản hàng triệu đô-la đó chưa thành công bằng một nửa cha tôi – một nông dân vùng Missouri qua đời ở tuổi 89, không tiền bạc.

Lo âu có thể khiến cho một người có thể chất khỏe mạnh nhất đổ bệnh chỉ trong một thời gian ngắn. Tướng Grant đã phát hiện ra điều này trong những ngày cuối cùng của cuộc nội chiến Mỹ. Câu chuyện như sau: Tướng Grant bao vây Richmond suốt chín tháng, khiến cho quân của Tướng Lee rối loạn vì bị cắt nguồn lương thực. Quân đoàn nào cũng có hiện tượng đào ngũ. Một số binh sĩ tổ chức cầu nguyện, binh lính chỉ biết kêu than, khóc lóc trong tình trạng hoảng loạn. Chiến tranh sắp kết thúc. Tướng Lee cho phóng hỏa các kho bông và thuốc lá ở Richmond, đốt kho vũ khí rồi rút khỏi thành phố vào ban đêm khi những đám cháy bốc lửa ngùn ngụt lên bầu trời đen sẫm. Tướng Grant ráo riết đuổi theo, nã đạn vào cả hai bên mạn sườn và từ phía sau của quân ly khai, trong khi kỵ binh của Tướng Sheridan chặn đánh ở đằng trước, phá hỏng đường ray và bắt giữ các đoàn tàu tiếp tế.

Vào thời khắc căng thẳng này của cuộc chiến, Tướng Grant gần như hóa mù vì một cơn đau đầu khủng khiếp. Ông buộc phải dừng lại phía sau đoàn quân truy kích và nghỉ tạm trong một trang trại. Sau này ông kể trong hồi ký: “Cả đêm, tôi ngâm chân trong nước nóng và mù tạc, đắp mù tạc lên cổ tay và sau gáy, hy vọng sẽ khỏe lại vào sáng hôm sau”.

Sáng hôm sau, ông đã bình phục nhanh chóng, nhưng không phải do tác dụng của bột mù tác mà bởi một kỵ binh đã phi ngựa đến mang theo lá thư xin đầu hàng của Tướng Lee. “Lúc viên sĩ quan đưa thư đến gặp, tôi vẫn đang đau đầu kinh khủng, nhưng ngay sau khi biết nội dung bức thư, tôi lập tức khỏe lại”. Tướng Grant đã kể lại như thế.

Rõ ràng là chính những lo lắng, căng thẳng và xúc cảm của Tướng Grant đã khiến ông đổ bệnh. Và ông đã khỏi bệnh ngay khi nhìn thấy chiến thắng.

Riêng tôi, nếu muốn được nhắc nhở về những tác động tiêu cực của lo lắng, thậm chí tôi cũng chẳng cần phải nhìn sang nhà hàng xóm; dù trong căn hộ đối diện với nhà tôi là một người bị chứng suy thần kinh, và một người khác ở căn hộ bên cạnh đã lo lắng đến mức mắc bệnh đái tháo đường. (Mỗi khi thị trường chứng khoán sụt giảm, lượng đường trong máu và nước tiểu của anh ta lại tăng vọt!). Chỉ cần nhìn ngày vào căn phòng nơi tôi đang ngồi viết quyển sách này, nó vẫn còn rất nhiều thứ gợi nhớ về người chủ cũ đã qua đời vì lo âu.

Lo lắng cũng có thể khiến bạn phải ngồi xe lăn do bệnh thấp khớp và viêm khớp. Bác sĩ Russell L. Cecil, một chuyên gia nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực viêm khớp, đã chỉ ra bốn nguyên nhân phổ biến nhất gây ra căn bệnh đã làm cho rất nhiều người phải khốn khổ này:

1/ Đổ vỡ hôn nhân

2/ Rắc rối và khủng hoảng tài chính

3/ Cô đơn và lo lắng

4/ Bất mãn kéo dài

Lo lắng thậm chí còn có thể là nguyên nhân gây sâu răng. Bác sĩ William I. L. McGonigle đã phát biểu trước Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ: “Những cảm xúc khó chịu như lo lắng, sợ hãi, bực bội … có thể làm giảm lượng can-xi trong cơ thể và gây sâu răng”.

THƯ GIÃN VÀ NGHỈ NGƠI

Cách tốt nhất để thư giãn và nghỉ ngơi là tìm đến:

Tôn giáo, giấc ngủ, âm nhạc và tiếng cười.

Tin vào Thượng đế - Học cách ngủ ngon giấc;

Yêu âm nhạc – Nhìn vào mặt tích cực của cuộc sống

Khi đó, bạn sẽ có sức khỏe và hạnh phúc.

Khi bạn tôi vào khám bệnh, câu đầu tiên ông hỏi anh ấy là: “Anh lo lắng điều gì mà đến nông nổi này?”. Rồi ông cảnh báo rằng nếu không chịu gạt bỏ lo lắng thì anh ấy còn có thể gặp thêm nhiều rắc rối nữa về tim mạch, loét dạ dày, đái tháo đường …. Vị bác sĩ tài giỏi này đã nói: “Tất cả những chứng bệnh này đều có họ hàng với nhau, chúng là anh em rất gần của nhau”.

Tôi đến trước gương. Và khi nhìn vào đó, tôi nhận ra sự lo lắng đang tàn phá gương mặt mình một cách ghê gớm! Tôi thấy những nếp nhăn lờ mờ xuất hiện. Tôi thấy biểu hiện của âu lo. Thế là tôi quyết định: “Phải dừng lại ngay! Mình không được lo lắng nữa. Lợi thế duy nhất hiện nay của mình là gương mặt, và lo lắng sẽ hủy hoại nó”.

Rất ít thứ có thể làm phai tàn nhan sắc phụ nữ nhanh như sự lo lắng. Nó khiến gương mặt đanh lại, quai hàm bạnh ra và nếp nhăn lộ rõ. Nó tạo ra sắc mặt cau có thường xuyên, làm tóc bạc và thậm chí còn gây rụng tóc trong một số trường hợp. Nó cũng hủy hoại làn da và làm xuất hiện những mụn nhọt và mẩn đỏ.

Lo lắng cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim. Ngày nay, bệnh tim là thủ phạm gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ. Hàng triệu người đã bị bệnh tim lấy đi sinh mạng – và một triệu trong số đó là do âu lo và sống dưới áp lực căng thẳng. Đúng vậy, bệnh tim chính là một trong những lý do khiến bác sĩ Alexis Carrel kết luận “Những người không biết chống lại lo âu thường chết sớm”.

Có thể bạn sẽ kinh ngạc khi biết rằng số người Mỹ tự tử một năm nhiều hơn số người chết vì năm căn bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất. Tại sao vậy? Phần lớn câu trả lời là, vì “Lo lắng”.

Lo lắng cũng giống những giọt nước đều đều, và từng giọt, từng giọt, từng giọt lo lắng có thể khiến người ta phát điên và tự tử. Khi còn là một cậu bé sống ở vùng nông thôn Missouri, tôi đã sợ chết khiếp khi nghe người lớn kể về ngọn lửa địa ngục của thế giới bên kia. Nhưng dường như không ai biết về ngọn lửa của những đớn đau thể xác cùng cực mà những người hay lo âu trong thế giới này đang phải chịu đựng. Chẳng hạn, nếu bạn là người lo lắng kinh niên, một ngày nào đó bạn sẽ phải đối diện với sự hành hạ khủng khiếp nhất mà nhân loại từng biết đến: chứng đau thắt ngực.

Ban có yêu quý cuộc sống này không? Bạn có muốn được sống lâu và khỏe mạnh không? Nếu bạn trả lời có thì lời khuyên của bác sĩ Alexis Carrel có thể giúp bạn: “Những ai giữ được tinh thần thư thái ngay giữa những xáo trộn của nhịp sống hiện đại thì đều có khả năng miễn nhiễm trước các căn bệnh tinh thần”.

Liệu bạn có giữ được tinh thần thư thái ngay giữa những xáo trộn của nhịp sống hiện đại? Nếu bạn là một người khỏe mạnh bình thường, câu trả lời là: “Có”. Chắc chắn là như vậy, bởi hầu hết chúng ta đều mạnh mẽ hơn mình tưởng.

Tôi muốn kết thúc chương này bằng cách nhắc lại lời của bác sĩ Alexis Carrel: “Những người không biết chống lại lo âu sẽ chết sớm”.

“Những ai không biết chống lại lo âu sẽ là người chết sớm!”.

Bạn có chắc rằng bác sĩ Carrel không phải nói về bạn?

Dale Carnegie/ Nguyễn Hiến Lê dịch
Trích tác phẩm “Quẳng gánh lo đi và vui sống

Sửa bởi người viết 04/06/2016 lúc 09:32:19(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.106 giây.