logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 04/06/2016 lúc 09:36:49(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Lời tác giả: Bài này được viết theo căn bản khoa học và y học, không dám lạm bàn đến phương diện Tôn Giáo.

Theo một số bài báo được đăng trong các tập san Y Học của người Mỹ, cũng như trên các trang mạng của người Việt, tập Thiền là một

phương pháp đơn giản mà hiệu nghiệm trong việc phục hồi sức khỏe, lấy lại thăng bằng cho hoạt động óc não và giúp ổn định một số bệnh

gây ra bởi sự bất quân bình của hệ thần kinh. Một vài bài viết còn cho thấy tập Thiền có thể hoãn lại sự phát triển của các bệnh trầm kha như

ung thư, “stroke” hay suy tim. Tuy nhiên, tập Thiền như thế nào để cho hiệu quả thật thì ít người đề cập đến, có lẽ vì quan điểm cho rằng tập

Thiền chỉ là ngồi im lặng, nhắm mắt và.. Thiền là đủ. Thực tế không đơn giản như thế. Trao đổi với một số vị đã tập Thiền lâu năm, người viết

được biết là việc tập Thiền rất khó chứ không dễ như nhiều người vẫn tưởng. Một số vị tu tại gia, ngày nào cũng ngồi Thiền vài tiếng đồng hồ,

cho biết là kết quả cũng không khả quan lắm, nghĩa là không phải cứ ngồi Thiền là lập tức Thiền Định được liền. Do đó, khi nghĩ đến Thiền,

chúng ta nên phân biệt hai yếu tố: Dễ và Khó.

1 - Rất dễ về hình thức: Về hình thức bên ngoài, có nhiều loại Thiền: Thiền ngồi, Thiền Nằm, Thiền Quỳ, Thiền Đứng và Thiền Đi. Trong phạm

vi hạn hẹp của một bài viết, người viết chỉ xin đề cập đến Thiền Ngồi mà thôi vì Thiền Ngồi phổ quát nhất: Ngồi thẳng người trên thảm (hay bồ

đoàn), hai chân xếp lại và giao nhau, hai tay đặt trên hai đầu gối, lòng bàn tay ngửa lên, ngón cái chạm vào ngón trỏ, nhắm mắt, tập trung tư

tưởng và hít thở. Hình thức này khá đơn giản. Bất cứ ai muốn tập Thiền, đều có thể thực hiện tư thế này trong một phút, không trở ngại. Như

thế, tập Thiền rất dễ, ai cũng làm được. (Một điều cần lưu ý với những vị mắc bệnh đau lưng: Nên ngồi thẳng lưng, không cong về đằng trước

để tránh kích thích cơn đau lưng tái phát. Nếu có thể thì ngồi trên một cái gối đệm, hoặc ngồi dựa sát tường và cố gắng giữ lưng cho thật

thẳng và không được ngủ gật trong khi ngồi, vì khi ngủ gật, thân người sẽ cong về phía trước và gây đau lưng).

2 - Rất khó về nội dung: Nhiều vị tập Thiền lâu năm cho biết có khi thấy Thiền rất thoải mái, nhưng có khi chỉ ngồi xuông và không cảm thấy có

tác dụng gì, vì đầu óc cứ bị các tư tưởng linh tinh xâm nhập. Thật sự, đây là vấn đề quan trọng nhất vì nếu tư tưởng bị phân tán, không tập

trung vào sự Thiền được, thì việc ngồi như thế không mang lại lợi ích gì. Để cho sự “Thiền” được “Định”, nghĩa là cho tâm hồn tuyệt đối tĩnh

lặng, cần phải biết cách “gom” tư tưởng lại một tụ điểm duy nhất: điểm đó là phía trước trán, nơi não thùy trước được gọi là “frontal lobe”, (1)

phần quan trọng nhất của não bộ. Khi tư tưởng được “gom” lại tại chỗ não thùy phía trước này, thì những cảm giác đau đớn, mệt mỏi, lo âu

sẽ biến đi. Nhưng làm sao mà gom được tư tưởng vào một chỗ như thế? Khi bắt đầu Thiền, thì chúng ta nhắm mắt, nhưng vẫn tưởng như

mình vẫn đang nhìn về phía trước qua làn da che mắt, và sẽ thấy một vùng ánh sáng ngay tại khu vực mắt. Những lần đầu tiên thực hiện như

vậy, sẽ không thấy gì, nhưng dần dần, chúng ta sẽ “thấy” rõ những vật trước mắt, dù vẫn nhắm mắt! “Thấy” ở đây không phải là “nhìn” thấy,

mà chúng ta đang vận dụng tư tưởng lướt qua lại trước mắt để “nhớ”, để tưởng tượng thấy những gì có trước mắt, trước khi chúng ta nhắm

mắt lại. Làm được như vậy tức là đã tập trung tư tưởng được rồi.

Sau khi đã tập trung tư tưởng, chúng ta bắt đầu điều khiển hơi thở theo nhịp tim đập. Theo một số tạp chí y học của Mỹ, một khi chúng ta

điều khiển được hơi thở theo ý mình, thì tim sẽ không phải làm việc mạnh, mà sẽ đập chậm lại. Khi tim đập chậm lại, thì thần kinh ổn định

theo, những tín hiệu “lo âu”, “khẩn cấp”, “căng thẳng” có tính “chiến đấu” tại phần não thùy trước (frontal lobe) sẽ giảm đi, và như thế, các

thần kinh điều khiển cơ bắp, máu huyết, nói chung là hệ tuần hoàn được nghỉ ngơi, cơ thể được giải tỏa khỏi sự mệt mỏi. Cùng lúc đó, phần

não thùy phía trên, sau, và hơi ngả về phía ót, gọi là “Parietal Lobe” (2) là nơi ghi nhận khoảng cách không gian và thời gian cũng sẽ giảm

thiểu hoạt động, làm chúng ta cảm thấy mình chơi vơi giữa trời, không lệ thuộc vào bất cứ điểm tựa nào, hay thời gian nào. Từ đó, tinh thần

thanh thản vượt bực, tưởng như đã bay bổng, xa rời chốn trần thế tục lụy, đầy mưu ma chước quỷ, tính toán, và ác độc này… để chỉ thấy

thiên nhiên và mình là một, trong sáng, mênh mông, và nhẹ nhàng, sẽ không còn căng thẳng (stress) hoặc áp lực của đời (pressure). Cũng

theo y học, một khi bị Stress thì chất “hormone” như “Nor-epinephrine” là chất tiết ra từ phần trung ương thần kinh sẽ kích động trạng thái

“chiến đấu” làm cho bắp thịt săn cứng, tim đập mạnh, phổi đập nhanh hơn, toàn bộ thần kinh ở vào thế “chuẩn bị đánh nhau” làm tay chân rã

rời, vô cùng mệt mỏi. Nhưng nếu tập được sự điều hòa hơi thở, làm tim đập chậm lại, thì thần kinh sẽ không kích thích” tiết ra “hormone” nữa,

dần dần thần kinh ổn định lại bình thường. Một khi thần kinh làm việc thoải mái, thì các cơ phận trong người sẽ tiếp tục nhiệm vụ bảo vệ cơ

thể, và từ đó chữa trị được nhiều thứ bệnh gây ra bởi sự xáo trộn thần kinh. Thí dụ: Thận và Gan sẽ tăng cường hoạt động thanh lọc chất

độc, tim sẽ đẩy máu đi khắp nơi, chuyên chở oxygen đến từng cơ phận, nhất là những chỗ thiếu oxygen, sẽ được bổ khuyết. Các tế bào bạch

cầu sẽ mạnh mẽ hơn trong việc “tìm và diệt” những vi trùng, vi khuẩn gây ra bệnh tật. Tóm lại, khi ngồi Thiền, tập trung được tư tưởng, điều

hòa được hơi thở, thì cũng giống như tăng lương cho lính, tiếp tế thêm nhiên liệu cho máy móc vậy.

Trở lại vấn đề điều hòa hơi thở: làm thế nào điều hòa được hơi thở?

Cũng như người chỉ huy quân đội, muốn điều khiển được quân lính, thì phải theo dõi từng anh lính dưới quyền. Muốn điều hòa được hơi thở thì

phải theo dõi từng hơi thở ra vào. Đầu tiên, khi hít vào thì hít thật chậm qua mũi, dùng sức tưởng tượng của mình mà theo dõi hơi thở tứ

ngoài đầu lỗ mũi, tưởng tượng đi lên cao, hết hốc mũi, rồi tỏa xuống phía dưới, qua phổi, rồi chạy xuống đan điền (rốn). Tới đan điền, ngưng

lại một vài giây rồi mới thở ra, cũng thật chậm qua mũi, không thở qua miệng. Thượng Đế đã sinh ra những “khổng bào” nằm trong mũi có tác

dụng thu liễm khí oxygen vào thẳng vào máu. Cho nên, chỉ bất đắc dĩ, chúng ta mới phải thở bằng miệng mà thôi, vì thở bằng miệng thì mất đi

một số lượng oxygen thẩm nhập qua các Khổng bào.

Tóm lại, tập Thiền quan trọng nhất ở hai yếu tố: Tập trung tư tưởng và Điều hòa hơi thở. Người bình thường nên tập mỗi ngày ít nhất một lần

từ 20 phút đến 30 phút. Người có bệnh trầm kha, phải tập nhiều hơn. Đặc biệt là khi biết mình sắp bị Stroke, hay vừa bị stroke, hoặc vừa bị

Heart Attack, thì lập tức hành Thiền ngay, may ra có thể cứu mạng mình.

Xin nhắc lại những điều khác nhau giữa Stroke và Heart Attach:

- Stroke: đột nhiên nhức đầu, rồi cứng hàm, nói trớt, không nói được vì líu lưỡi, không thể cười được. Mắt hoa lên, cử động tay chân bất

thường.

- Heart Attack: đột nhiên cảm thấy đau ngực bên trái, cơn đau chạy dài dưới cánh tay trái và mệt.

Cho dù bất cứ là Stroke hay Heart Attack, đều phải làm ngay môt việc: Thiền! Tập trung tư tưởng, và hít thở thật chậm tối thiểu 10 lần, với ý

chí mạnh, nhất định sẽ vượt qua khỏi cơn chấn động nguy hiểm này.

Frontal Lobe (Não Thùy Trước): chỉ huy mọi suy nghĩ về kế hoạch, ký ức, quyết định, chú tâm vào việc gì, kiểm soát xúc động và tư cách.

Parietal Lobe (Não Thùy Sau): chỉ huy hoạt độnng của từng phần của cơ thể, cảm giác nóng lạnh, vị trí của cơ thể trong không gian, giúp

tránh va đụng khi đi lại. (Vì thế, khi bị ngã ngửa ra sau, ót đập xuống đất, làm hư hại phần này, sẽ bị tê liệt, mất cử động.)

Chu Tất Tiến. (Lớp Thiền và Khí Công miễn phí vẫn tiếp tục tại Trường Judo số 10706 Garden Grove Bl, Garden Grove, CA, mỗi sáng Chủ

Nhật từ 8 giờ 30 đến 10 giờ 30.)
Chu Tất Tiến
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.217 giây.