logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 04/06/2016 lúc 09:48:07(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Gắn bó với hội họa khi tròn đôi mươi, nay, dù đã bước sang tuổi 76, họa sĩ Nguyên Khai vẫn không ngừng sáng tác. Với ông, vẽ đã trở thành “nghiệp”, là phương tiện để ông bộc bạch tâm hồn, khắc họa cảm xúc nội tâm, những khoảnh khắc mang đậm màu sắc ký ức, là cái không có giới hạn để ông gửi gắm những ý tưởng đến nhân gian.

UserPostedImage
Nụ cười Ca Diếp, tranh sơn dầu

Tài năng của họa sĩ Nguyên Khai không phải ở một dòng tranh, một trường phái nào nhất định mà mỗi bức tranh là một phong cách hoàn chỉnh, là sáng tạo không ngừng, đầy mới mẻ, với nhiều cách phối màu cũng như các nguyên liệu thể hiện nghệ thuật. Nhưng chúng vẫn mang một sắc thái riêng biệt. Vì thế rất dễ dàng nhận thấy tác phẩm của ông giữa một rừng tranh của những họa sĩ khác.

Dưới lớp sơn óng ánh với những gam màu biến hóa liên tục, từ những vệt màu vung lên một cách mạnh mẽ để tạo những mảng lớn hay những nét thả lỏng hững hờ dường như mất hút vào nền vải, có khi mạnh mẽ bạo liệt, dồn nén cảm xúc vào từng đường nét, tạo nên chiều sâu thu hút người xem, nhưng cũng có lúc quyến rũ bởi sự dịu dàng, mềm mại, đôi khi tỉ mỉ đầy chi tiết trong cung cách tạo hình bay bổng tựa như nhạc, như thơ.
UserPostedImage
Thiệp mời triển lãm

Xem tranh của họa sĩ Nguyên Khai, người viết cảm nhận được cái mạnh mẽ và mềm mại quyện lại như khí lực của một vũ điệu có cả 2 tính cương, nhu làm cho nó sinh động và biến hóa đến bất tận, sự biến hóa của hình, của màu tạo nên cái động, là cái cốt lõi trong tác phẩm của ông.

Những ai yêu thích hội họa nói chung và các tác phẩm của họa sĩ Nguyên Khai nói riêng, xin hãy dành thời gian đến dự buổi triển lãm “Art Exhibition” đánh dấu 55 năm cầm cọ của họa sĩ Nguyên Khai, sẽ diễn ra từ thứ Sáu, ngày 10 tháng 6, đến Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016 tại Việt Báo Gallary 14841 Moran St., Westminster, CA 92683.

Triển lãm sẽ khai mạc lúc 5 giờ chiều thứ Sáu, có tiệc trà. Thứ Bảy và Chủ Nhật từ 10 AM-7 PM. Vì hiền thê của họa sĩ Nguyên Khai là cựu nữ sinh Trưng Vương, nên riêng buổi tối thứ Bảy, lúc 7 giờ, tại triển lãm sẽ có chương trình văn nghệ với nhóm hát Hương Xưa, ban hợp ca Trưng Vương. Mọi người đến dự sẽ có một buổi tối nhiều cảm xúc khi vừa được thả mình chìm đắm vào những âm giai tuyệt diệu của âm nhạc, tiếng hát, tiếng đàn, vừa được nhìn ngắm vẻ đẹp của những bức tranh tại triển lãm, khiến cho tâm hồn người thưởng lãm trở nên nhẹ nhàng hơn cho dù cuộc sống có gian nan.
UserPostedImage
Nguyệt Thực, tranh hỗn hợp
Tài hoa của họa sĩ Nguyên Khai
Nguyên Khai là bút hiệu của Nguyễn Phước Bửu Khải, sinh năm 1940 tại Huế. Với tài hội họa bẩm sinh, ông học trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế và Sài Gòn. Thành viên nòng cốt của Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam vào thập niên 60. Năm 1963 ông tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Gia Định. Cũng trong năm này ông đạt Huy Chương Đồng trong cuộc Triển Lãm Mùa Xuân. Năm 1964: ông tham gia triển lãm quốc tế Tunis. 1965: Triển lãm lưỡng niên định kỳ Paris lần thứ 4, France. 1967: Triển lãm lưỡng niên định kỳ Tokyo, Japan. 1968: Triển lãm lưỡng niên định kỳ New Delhi, India.
1969: Triển lãm lưỡng niên định kỳ Sao Paulo, Brazil.
Năm 1981: Vượt biển đến Indonesia, định cư ở Tustin, California.
Tại Hoa Kỳ từ đó đến nay, ông tiếp tục sáng tác, thường xuyên triển lãm hàng năm ở các trường đại học, các galary tư nhân ở California, Virginia, Florida, các nhà bảo tàng: Wignall Museum và Á Châu Thái Bình Dương ở California…
Triển lãm đánh dấu 55 năm cầm cọ
Giới thiệu về số tranh đem đến triển lãm lần này, họa sĩ Nguyên Khai nói ông sẽ mang đến khoảng 20 bức tranh sơn dầu và tranh hỗn hợp (mixed media) qua nhiều giai đoạn sáng tác khác nhau với các loại tranh khác nhau, dấu ấn của thời gian trong tranh là điều mà ông muốn gửi đến những người xem tranh qua triển lãm lần này. Sẽ có những bức tranh sơn dầu thơ mộng, trang nhã, bên cạnh đó còn có những tác phẩm mixed media thể hiện cách nhìn mới của ông trước đời sống công nghiệp hiện đại với điện tử và computer, những tác phẩm này từng được ông sáng tác nhiều vào những năm thập niên 1990, là các tác phẩm pha trộn giữa họa và điêu khắc, hay chạm trổ, kết hợp với kỹ thuật gò, ép kim khí, với những con chip điện tử từ các máy điện toán.

Ông tâm sự, “Mục đích của bộ tranh Con Người Với Computer (Mankind & Computers) là để ca tụng nền khoa học kỹ thuật đã đưa con người đến tột đỉnh của cuộc đời. Ngày nay khoa học tiến bộ là nhờ phát mình ra điện toán. Nhưng bên cạnh cái hay của phát minh computer, con người còn phát minh ra những loại khác không tốt như súng đạn, những chất độc hại cho môi trường. Nhiều khi mất đi tính nhân bản, không cân bằng được. Vì vậy con người cần có tâm linh để cân bằng lại, vì vậy song song với bộ tranh Con Người Với Computer tôi sáng tác những tranh đưa vấn đề tâm linh vào giai đoạn sáng tác này, như bức tranh Chúa bị đóng đinh trên cây thánh giá, tranh về Phật giáo, về thiền.”

Họa sĩ Nguyên Khai cho biết tranh sơn dầu Oil – Abstract, là loại tranh mà ông vẽ nhiều vào những năm sau này, vì những tranh thuộc thể loại Mixed Media như bộ tranh Con Người Với Computer về sau ông không làm được do không còn khỏe để thực hiện loại tranh này, vì sáng tác những tranh này rất nặng, vẽ Mixed Media thì phải đóng đinh, đục đẽo, gò đồng, gò sắt những kim loại đính vào tranh, thực hiện bức tranh to hơn, đòi hỏi sức khỏe nhiều hơn.

Thành ra ông vẫn tiếp tục sáng tác, nhưng vẽ các tranh sơn dầu khổ nhỏ hơn, vẽ trên canvas thì vừa sức với ông khi tuổi đời chồng chất.


UserPostedImage
Yên Lang, tranh sơn dầu
Sáng tạo không ngừng
Suốt 55 năm cầm cọ của mình, họa sĩ Nguyên Khai không bao giờ tự bó hẹp sức sáng tạo của mình trong chất liệu sáng tác.

Ông nói, “Thường tôi vẽ từng loạt tranh, khi nào tôi thích cái gì thì tôi vẽ cái nấy, có giai đoạn tôi vẽ những bức tranh thiếu nữ bên con ngựa, do thời thơ ấu, nhà của tôi ở cạnh bến xe ngựa, khi đó tôi chừng 4, 5 tuổi thôi, thường hay ra ngắm con ngựa, tôi thích lắm, ngày nào tôi cũng ra góc bến xe ngựa để nhìn, hình ảnh này gợi lại kỷ niệm thời thơ ấu của tôi. Tôi hay vẽ những thiếu nữ Việt Nam vì tôi muốn ca tụng tà áo dài Việt Nam bởi với tôi không có tà áo nào mà nhẹ nhàng như tà áo dài của chúng ta.”

Ông cũng thường hay tìm cách sáng tác tranh với nhiều chất liệu khác, lạ. Ông kể, “Khi mới qua đây thì tôi làm tranh sơn mài. Bên Việt Nam có sơn mài, bên này làm gì có sơn mài, tôi bỏ ra 2 năm tìm kiếm, cuối cùng tìm ra được một loại sơn mài gần gũi với mình mà mình không biết, đó là sơn xe hơi lacker rất thích hợp cho tranh, nhưng tôi chỉ làm được một loạt tranh khoảng 9-10 bức rồi phải ngưng, vì thấy mùi sơn không tốt cho sức khỏe của mình, nên chuyển sang vẽ lại tranh sơn dầu.

“Thời gian sau tôi chuyển sang in tranh độc bản trên giấy, theo phương pháp monoprint. Đây là sự kết hợp kỹ thuật khắc gỗ, khắc bản kẽm, khắc film, rồi in bằng máy quay tay trên giấy. Sau này người bạn chuyên làm về computer cho tôi những con chip đã không còn sử dụng của những máy computer cũ, tôi lấy mấy con chip bỏ lên máy in dập xuống trên giấy thì làm rách giấy, vì chip nó gồ ghề lắm. Nhưng khi nhìn thấy những con chip có hình dáng đẹp mắt, nên nghĩ ra cách thực hiện tranh hỗn hợp Mix media, đặt những con chip lên tấm vải bố rồi đính vào tranh, mới ra loạt tranh Con Người Với Computer.”
Trong 20 tác phẩm triển lãm lần này, ông yêu nhất tác phẩm nào. Ông bảo 20 tác phẩm trưng bày đều là những đứa con tinh thần ông đều yêu hết, nhưng có một tác phẩm ông yêu hơn một chút đó chính là tác phẩm ông đặt tên là “Nụ cười Ca Diếp” được ông cảm tác dựa trên giai thoại thiền, ghi lại sự kiện một ngày nọ, ở trong hội Linh-Sơn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cầm một cành hoa giơ ra cho đại chúng xem, thì ai nấy đều chẳng rõ ý chi mà đâm ra ngơ ngác, nên tất cả yên lặng làm thinh, duy có một mình Tôn giả Đại Ca Diếp mỉm cười. Nụ cười của Ngài Ca Diếp mà cho tới thời nay nhiều người cũng còn thắc mắc không hiểu vì sao Ngài chỉ cần nở một nụ cười thôi, là đã được Đức Thích Ca truyền Y Bát, giao cho thống lãnh đồ chúng.

Ấn tượng của người viết khi ngắm nhìn bức tranh này, đó chính là kỹ thuật rải màu tạo cảm giác bức tranh như một chùm pháo hoa đang nổ với các sắc cam, vàng, trắng, tím, da trời, xanh lá cây… làm nổi bật khuôn mặt kỳ ảo của Ca Diếp tự tại, an nhiên nở nụ cười. Nụ cười này tuy không bí ẩn như của nàng Mona Lisa, nhưng là nụ cười an lạc, thảnh thơi. Tạo nên chiều sâu thu hút người xem, gợi nhiều hơn tả, để mỗi người tự tìm ra ý nghĩa cho riêng mình.

UserPostedImage
Thiệp mời dự triển lãm

Hội họa không chỉ nói lên, mà để cảm nhận.
Xem các tranh của họa sĩ Nguyên Khai, người viết cảm nhận được sự biến hóa của hình, của màu đã được chắt lọc đầy tinh tế đem lại hiệu ứng thị giác lạ lẫm, cứ thế từ từ mê dụ người xem vào "mê cung" của cảm xúc, của thông điệp nào đó mà mỗi người sẽ ngầm suy và cảm nhận theo cách riêng của mình.
Vì trong mắt người xem, ẩn kín nơi tâm hồn mỗi người là vốn sống, vốn văn hoá và kiến thức khác nhau. Mỗi người sẽ thấy ở tác phẩm hội hoạ những sắc thái và ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Mỗi bức tranh của Nguyên Khai không còn giá trị độc bản, mà với mỗi người, sẽ có riêng những dị bản của riêng mình và chẳng có cái nào giống cái nào.

Họa sĩ Nguyên Khai nhờ nhật báo Viễn Đông gửi lời mời của ông đến những khán giả yêu tranh: “Tôi mong những ai yêu thích tranh, mến mộ tranh của tôi thì hãy đến dự buổi triển lãm đánh dấu 55 năm cầm cọ của tôi tại Việt Báo Gallary. Tôi sẽ có mặt suốt thời gian diễn ra triển lãm, để gặp gỡ mọi người đến xem tranh.”
Quý vị có thể tìm hiểu thêm về họa sĩ Nguyên Khai và những tác phẩm của ông, cùng các triển lãm suốt bao năm qua của họa sĩ Nguyên Khai tại trang nhà www.nguyenkhaiart.com

BĂNG HUYỀN

UserPostedImage
Thế kỷ mới, tranh hỗn hợp

UserPostedImage
Nguyệt Thực, tranh hỗn hợp

UserPostedImage
Mưa, tranh sơn dầu

UserPostedImage
Cứu Rỗi, tranh hỗn hợp

UserPostedImage
Cánh Đồng Năng Lượng, tranh hỗn hợp

UserPostedImage
Những vì sao, tranh sơn dầu
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.097 giây.