logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 05/06/2016 lúc 10:35:12(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mới hai tuần trước tôi đã tường thuật với bạn đọc những chuyện khôi hài đau lòng ở VN, nay lại thêm những chuyện khôi hài khác chắc chắn chỉ có ở VN. Cứ như cuộc sống là một chuỗi những câu chuyện hài. Chuyện hài này chưa qua, chuyện hài khác đã tới. Có vài chuyện mới nhất làm người dân cười đau khóc hận.
Người dân đi mua lỗi chính tả
Chuyện đùa như thật, mới đây, người dân ở huyện Thọ Sơn, Thanh Hóa “tá hỏa” vì họ phải nộp 200 nghìn đồng cho mỗi lỗi sai trong sổ hộ khẩu và giấy khai sinh. Nhiều tờ báo trong nước thông tin, trong hai ngày 28 và 29/4 vừa qua, người dân thôn Đoàn Kết, thị trấn Lam Sơn nhận được thông báo của Công an thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Sơn, tỉnh Thanh Hóa mang sổ hộ khẩu, giấy khai sinh đến UBND thị trấn để đối chiếu, kê khai sửa chữa sổ hộ khẩu và cấp mới.
Tuy nhiên, khi mang giấy tờ đến thì người dân mới sững sờ vì mỗi lỗi sai trên sổ hộ khẩu hay giấy khai sinh sẽ phải “đổi” bằng 200 ngàn đồng. Không những vậy, họ còn phải nộp thêm 100 ngàn đồng tiền sửa sổ. (Chẳng biết vì mở cửa sổ hay đóng cửa sổ bị phạt, có lẽ cả hai thứ đều bị phạt chăng?)
Hầu hết các sổ hộ khẩu (sổ khai tên những người trong gia đình) của người dân đều có lỗi sai. Trong đó có những gia đình sai đến 4, 5 lỗi trong sổ hộ khẩu. Có những gia đình phải mất hơn triệu đồng cho những “lỗi chính tả” này. Như thế có nhiều gia đình phải “mua lại” những “lỗi lầm” đó từ các quan địa phương. Một số tiền không nhỏ đối với người dân nông thôn, họ làm quần quần quật suốt ngày “bán lưng cho trời, bán mặt cho đất” mà chưa đủ ăn, có khi mùa màng thất bát, công việc đình trệ vì thiên tai hạn hán như ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay hay người dân ở các tỉnh ven biển miền Trung trắng tay vì cá chết thì lấy tiền đâu ra mà nộp cho các quan phường xã đây? Không nộp có thể bị phạm tội “kháng lệnh nhà nước” hoặc tệ hơn là theo đuôi “bọn phản động” là đi tù như chơi. Thời nay người ta dễ bị coi là “do bọn phản động từ nước ngoài xúi giục” lắm. Người dân đã đói lại còn lo trăm thứ rình rập quanh mình. Quả là một đời sống bất an. Mai này không biết các ông quan phường, quan xã còn bày ra trò gì để phạt nữa đây?
UserPostedImage
Chị Lê Thị Hà bất bình trước việc làm của Công an trị trấn Lam Sơn.
Cụ thể nhiều gia đình phải bỏ tiền “mua” lỗi “chính tả” trong sổ hộ khẩu như: gia đình anh Đỗ Viết Long, Lê Văn Hoan, Nguyễn Thị Thảo. Trong đó có gia đình phải bỏ tiền cả triệu đồng như gia đình bà Trịnh Thị Huê là 1.300.000đ (bằng 50 USD).
Trong khi đó ông Lê Như Anh – Trưởng Công an huyện Thọ Xuân thừa nhận với phóng viên báo chí, Công an huyện có cử hai cán bộ xuống phối hợp với Công an thị trấn Lam Sơn kê khai, rà soát lại sổ hộ khẩu, giấy khai sinh bị sai của người dân ở Thị trấn Lam Sơn. Tuy nhiên, việc thông tin thu tiền 200 ngàn đồng mỗi lỗi “chính tả” không có biên lai thì ông chưa “nắm” bắt được. Ông An cho biết, ông chưa nhận được phản ánh hay thông tin nào từ phía người dân về vấn đề này. Bao giờ ông Trưởng công an mới “nắm” được tình hình thì chưa rõ. Chắc người dân sợ ông quá nên không dám nói với ông đấy, họ chỉ chửi thầm thôi. Ông thử nghe lén xem sao.
Lỗi tại ai?
Nhưng có một câu hỏi cần trả lời đó là lỗi “sai chính tả” đó có phải là lỗi của người dân không hay của chính những ông đè dân ra phạt, tức là lỗi đó do nhà cầm quyền gây nên. Hãy xét kỹ việc làm giấy tờ hộ khẩu đó như thế nào.
Người dân không thể tự ý kê khai, ghi chép những giấy tờ quan trọng như vậy. Mà nếu có tự khai đi chăng nữa (như giấy khai sinh) thì đều phải có sự kiểm soát của các cán bộ hộ tịch, không thể khai láo được. Khai hộ khẩu thì phải qua nhiều lớp từ anh trưởng phu phố đến công an phường xác nhận rồi đến Ủy Ban Nhân Dân phường. Người dân không thể khai tên bừa bãi hoặc khai số nhà, số tổ số ấp sai được. Như thế là lỗi này hoàn thuộc về “cơ quan chức năng” chứ không phải của người dân. Thế thì tại sao lại bắt người dân gánh chịu sự sai sót đó? Quả là chuyện hết sức phi lý chỉ có ở VN mới dám làm. Đúng là cái cũng muốn nhất thế giới, kể cả việc làm sai, làm láo cũng nhất thế giới.
Thu tiền sai rồi, kiếm cách thu nữa
Có lẽ học tập được các kiếm tiền dân của các quan huyện Thọ Sơn- Thanh Hóa nên các quan huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) lại “phát minh” ra chuyện đẻ con thứ ba, nộp 2-4 triệu mới có giấy khai sinh.
Như vậy có nghĩa là nếu không đóng hai triệu thì đứa con đó không được làm giấy khai sinh coi như “không được đẻ”. Chuyện này cũng chẳng khác gì chuyện “không được chết” như tôi đã tường thuật từ năm 2015. Xin nhắc lại chuyện đó để thấy ở VN đẻ cũng không được chết cũng không xong.
Bà Nguyễn Thị Lê ở thôn Chùa (xã Hương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang) “không được chết” vì nợ chính quyền thôn 1,7 triệu đồng…
Anh trai của bà Nguyễn Thị Lê, ông Nguyễn Văn Nam vừa khóc vừa kể lại: Ngày 9/11/2015, bà Lê qua đời, gia đình đã thông báo cho chính quyền địa phương biết để làm giấy chứng tử, phát loa truyền thanh thông báo, cũng như hỏi mượn xe tang, kèn trống… Tuy nhiên, những việc đó không được chính quyền địa phương cho mượn. Lý do đưa ra là bà Lê còn nợ thuế đất nông nghiệp, tiền đóng góp an ninh quốc phòng, ủng hộ đồng bào lũ lụt, quỹ bảo trợ trẻ em, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học, hội xuân… với số tiền hơn 1,7 triệu đồng (khoảng 85 USD).
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Khúc – trưởng thôn Chùa – cho biết: Bà Lê bị tàn tật, thuộc hộ nghèo đã nhận được hỗ trợ của nhà nước, còn nghĩa vụ đóng góp với địa phương, xã hội thì vẫn phải làm. Tổng số tiền bà Lê chưa đóng góp, còn nợ là 1.716.000 đồng. Ở thôn có 11 hộ nghèo cũng đều phải đóng góp đầy đủ những khoản thu ấy…
Đã tàn tật lại thuộc loại gia đình nghè mà khi chết chưa đóng thuế vẫn chưa được chết!!! Ôi, có nước nào trên thế giới có cái luật quái đản như thế không?
UserPostedImage
Nhiều người dân huyện Vĩnh Tường bất bình vì phải nộp số tiền lớn sau khi sinh con thứ 3.
Trở lại chuyện sinh con thứ ba phải “nộp phạt”. Trả lời phóng viên báo chí, ngày 20/5, bà Nguyễn Thị Nhung, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường cho biết, vào các năm 2011, 2012 tỷ lệ tăng dân số ở huyện Vĩnh Tường lên đến gần 30%. Lo ngại việc này sẽ làm ảnh hưởng tới việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương nên tháng 3.2013, UBND huyện ban hành quyết định “Quy định một số cơ chế chính sách Dân số – Kế hoạch hóa Gia đình trên địa bàn huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2013 – 2020”.
Quyết định trên nêu rõ, những đối tượng vi phạm sinh con thứ ba trở lên sẽ bị phê bình… đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ cam kết tự nguyện đóng góp một khoản kinh phí vào quỹ ban DS –KHHGĐ xã, thị trấn nơi cư trú với mức 2 triệu đồng cho một lần vi phạm sinh con thứ 3, và 4 triệu đồng cho vi phạm sinh con thứ tư trở lên. Như thế sinh con thứ năm thứ sáu sẽ phải nộp nhiều hơn là tất nhiên.
Bà Nhung cho biết, sau khi ban hành quyết định, chính quyền địa phương sẽ vận động người dân ký cam kết không sinh con thứ ba trở lên. Nếu người dân vi phạm sẽ phải tự nguyện nộp tiền. Số tiền người dân tự nguyện ủng hộ để phục công tác tuyên truyền Dân số và Kế Hoạch Hoá Gia đình (DS –KHHGĐ) và thưởng cho những đơn vị giảm được tỷ lệ sinh.
Như thế là bà Phó chủ tịch UBND đã xác nhận có quy định này, còn kiểm tra cái quái gì nữa. Vớ vẩn!
Đúng là cái Uỷ Ban Nhân Dân kia “cáo” thật. Đã ra quy định bắt buộc còn bắt người dân phải là cam kết tự nguyện nộp tiền. Vậy người dân cam kết hay các quan bắt buộc đây? Vừa bắt buộc vừa cam kết cho chắc ăn. Còn “chiêu” nào khôn và “cáo” hơn thế nữa không, mang ra xài nốt cho dân không cục cựa được?
Gà chết vì ăn quá no
Một chuyện khôi hài khác cũng vừa xảy ra tại Đà Nẵng xác minh thông tin gà ăn cá biển lăn ra chết. Người dân có gà bị chết cho rằng do ăn cá biển, tuy nhiên chính quyền sở tại nói qua xác minh những con gà này chết vì “ăn quá no”. Vụ này có liên quan tới việc cá chết chưa tìm ra nguyên nhân nên tôi kể vắn tắt chuyện này.
UserPostedImage
Phiếu thu số tiền 2 triệu đồng của một người dân xã Lũng Hạ vì sinh con thứ 3.
Trưa 16/5 vừa qua, ông Trương Việt, Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Bắc (Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), xác nhận một gia đình dân trên địa bàn sau khi mua cá biển ở chợ về cho gà ăn thì gần nửa trong đàn gà 15 con lăn ra chết. Ông Việt nói:
“Chúng tôi đã xuống xác minh, thấy gà ăn quá no nên chết, nhưng người dân lại phao tin là do ăn cá biển. Thú y cũng lên kiểm tra rồi, nguyên nhân không phải do ăn cá”. Theo Chủ tịch phường, gia đình này nuôi gà trong vườn, số lượng nhỏ, lâu lâu mới cho ăn mồi nên những con gà thấy cá đã ăn no. Ông Việt nói thêm: “Do số lượng gà chết ít nên chúng tôi không lấy mẫu kiểm tra”.
Thật là chuyện như đùa, ai mà chẳng biết không bao giờ có chuyện gà chết vì ăn quá no. Khi con gà ăn no chúng sẽ tìm nơi nghỉ ngơi cho tiêu hóa và diều gà bớt căng rồi chúng lại có thể vào ăn nữa chứ không ăn đến chết. Tôi chỉ nêu vài lời bình luận của người dân trên khắp các trang báo trong nước chứng minh sự vô lý này của người cầm quyền.
– Bạn Thuongbv1961@gmail.com la làng: “Ôi, thần linh ơi! Từ thuở nào chưa thấy gà ăn quá no mà chết bao giờ!”.
– Một facebooker bình luận: “Thương thay cho phận đàn gà ăn được một miếng cá thì lăn quay ra chết mà bị mang tiếng ăn tham. Còn mấy thằng ăn no thì nó lại… không chết. Ðời chẳng biết đâu mà lần.”
– Facebooker Tr.N viết rằng: “Mấy thằng tham nhũng ăn bao nhiêu cũng không thấy no! Chứng tỏ chỉ bầy gà là trong sạch, không tham nhũng.”
– Nhà báo Trung Bảo viết trên trang facebook cá nhân rằng: “Chủ đàn gà nên tặng số gà này cho ủy ban phường liên hoan chứ đừng bỏ phí. Sau gà lên mâm Ðà Nẵng có món gà bội thực, có khi không phải vì ăn no mà vì nghe nói láo hoài nên cũng chết.”
Vài lời bình thôi, bạn đọc đã thấy sự “xác minh” này của ông chủ tịch phường ngớ ngẩn đến thế nào. Cái tật “làm thì láo báo cáo thì hay” đã trở thành phổ biến đến cả cái việc tuyên bố láo, kết luận láo, bỏ tù láo… đủ thứ láo chỉ có ở VN ngày nay.
Văn Quang
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.082 giây.