logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 11/06/2016 lúc 11:55:27(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Các tâm lý gia và tâm bệnh gia trên thế giới trong những phúc trình gần đây như “The real crisis in mental health today” (Cuộc khủng hoảng thực sự ngày nay về sức khỏe tinh thần) cho rằng căn bệnh tinh thần trên thế giới càng ngày càng trở nên trầm trọng nhất là trong các quốc gia đã phát triển mà sự chẩn đoán và điều trị lại quá thiếu sót.

Nguyên nhân? Phải chăng vì con người không theo kịp đà biến chuyển vũ bão của hoàn cảnh vật chất tạo ra những giá trị mới nên khó lòng thích ứng! Phải chăng một số căn bệnh bị bỏ rơi vì xã hội không đủ khả năng chẩn đoán và điều trị? Có lẽ vì thế nên các chuyên gia về bệnh tinh thần cho rằng cứ trong bốn người chúng ta thì có một người có tâm trí bất ổn và chỉ chờ một cơ hội nào đó là cái mầm bất ổn bùng nổ trở thành hành vi bất khả khoan nhượng.

Sự thực rõ ràng, tinh thần bất ổn dẫn tới bệnh tâm trí và có khả năng tạo hành vi tội ác hoặc tự hủy. Điều này không sai vì tội ác nhân loại phạm phải, nhỏ là sát hại cá nhân, lớn là diệt chủng, ngày nào cũng đầy những trang báo chí và Internet.

Tự hủy cũng là bệnh dịch tai hại tàn phá loài người không kém bom đạn. Theo thống kê, nạn tự tử là một đại dịch ở Mỹ và tờ Foreign Policy vào 28 tháng tư, 2016 đã báo động: Dịch tự tử ở Mỹ là cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia (America’s suicide epidemic is a national security crisis)!

Thời kỳ bệnh hoạn khiến nhiều người lo lắng không biết làm cách nào để bảo vệ con cái nhất là những trẻ em còn trong vòng tay nuôi dưỡng của cha mẹ. Cha mẹ đi làm nhưng nhờ ai trông coi trẻ thơ? Có phương tiện thì gửi con tại nhà trẻ quy mô, sang trọng nhưng thực tế cho thấy nhiều nơi cũng chẳng an toàn cho trẻ thơ. Kẻ nhiều khả năng hơn thì thuê, mướn người giữ trẻ trong nhà. Nghề trông trẻ, babysitter và nanny, xem ra thịnh hành ở nước hoạt động kinh tế phát triển cao.

Nhưng chưa yên tâm đâu vì thời đại bệnh hoạn đã khiến nhiều bé thơ mất mạng một cách dã man vì người giữ trẻ bỗng nhiên trở thành sát thủ.

Câu chuyện “Ác quỷ ở Worcester”

Worcester là một thành phố trong vùng West Midlands, Anh quốc, vốn nổi tiếng là vùng trù mật, thanh bình và nhiều thắng cảnh nhân tạo và thiên nhiên. Cảnh thanh bình bỗng nhiên đất bằng nổi sóng vì một vụ tàn sát trẻ thơ. Vụ thảm sát không những làm bàng hoàng dân Anh mà còn khiến cả thế giới sửng sốt khi hung thủ bị bắt.

Hung thủ có tên là David McGreavy là một thanh niên mới lớn và nạn nhân là ba đứa trẻ gia đình Ralph.

Gia đình Ralph bận việc nên đôi khi gửi con cho David McGreavy coi giùm vì anh ta nhàn rỗi và vui vẻ giúp công việc này và tỏ ra là người khéo dỗ dành trẻ em.

Bi kịch xảy ra vào một ngày thứ sáu 13 tháng tư năm 1973, tại một ngồi nhà ở Gillam Street, Worcester. Bà Elsie Ralph mẹ của ba đứa trẻ là Paul, bốn tuổi, Dawn, hai năm tròn và bé sơ sinh Samantha mới tròn 9 tháng bận đi làm.

Hôm đó, Elsie Ralph, làm chiêu đãi viên cho một quán rượu ở Worcester về muộn, nên người chồng là Clive Ralph tới giờ đón vợ nên phải nhờ David McGreavy coi giùm ba đứa nhỏ trong chốc lát. Việc này thường xảy ra và chưa từng có vấn đề gì khiến cho cha mẹ bầy trẻ lo ngại.

Nào ngờ khi họ quay về tổ ấm thì thấy cảnh sát tới đầy ngõ và báo cho họ có án mạng xảy ra nơi nhà họ và ngờ rằng ba đứa trẻ con họ đã bị sát hại. Vợ chồng Elsie và Clive lo sợ cuống cuồng, theo cảnh sát đi tìm con. Họ ra vườn sau là thấy đầy đủ ba đứa trẻ. Nhưng chúng không còn sống mà đã chết và phơi thây trên mũi nhọn hàng rào hàng xóm trông chẳng khác những con búp bê mà ai đó đã nghịch ngợm bầy trò tinh quái.

Những tiếng khóc thét, những tiếng rú đau thương và sợ hãi phát ra, tiếp đó là nước mắt, trước nhưng cái xác vô hồn nhuốm máu. Lập tức David McGreavy bị bắt và bị hỏi cung.

Sát thủ nhận tội ngay và khi được hỏi tại sao lại sát hại ba trẻ thơ ngây mà chúng vốn thích chơi với hung thủ. Hung thủ khai rằng chỉ vì tiếng khóc của bé thơ Samantha. Samantha đòi bú bình và cứ khóc thét mãi nên hung thủ cho biết đã nổi khùng dùng tay chẹn họng bé và quật bé xuống nền phòng cho im tiếng và bé tử vong. Tới Paul cũng la lên hoảng sợ, hung thủ khai rằng đã dùng một cọng dây điện thắt cổ cậu bé. Còn Dawn thì tiện dao, hung thủ cắt đứt cuống họng cho xong chuyện.

David McGreavy cũng thản nhiên cho biết ban đầu anh ta muốn vùi thây chúng nhưng không đủ phương tiện nên phơi chúng lên hàng rào.

Nguyên nhân phạm tội? Chắc chắn là do một cơn điên dấy lên trong đầu chàng thanh niên mới 21 tuổi. Được biết, McGreavy, học hành dở dang, xin đi hải quân nhưng rồi bị Royal Navy sa thải. Từ đó sát thủ sống một cách hiền lành nơi thôn xóm và không ai ngờ có lúc trở thành ác quỷ Worcester.

Bị truy tố ra tòa McGreavy dù được xác nhận là bị bệnh tâm thần nhưng cũng bị giam chung thân vì có nguy cơ tái phạm nếu cho tự do..

Tuy nhiên, theo luật lệ ở Anh và sự tôn trọng nhân quyền nên sau hơn 40 năm bị cách biệt với xã hội bên ngoài, McGreavy có cơ hội được xin tại ngoại.

Nguồn tin tháng 6, 2016, ác quỷ hy vọng được trả tự do và câu chuyện bi thảm của gia đình Ralph lại dấy lên cuộc bàn tán xôn xao.

Nhiều lời phản đối từ phía nhà hành pháp, cho tới bậc phụ huynh chống lại toan tính xin tại ngoại quản thúc của McGreavy. Riêng bà mẹ mất con, dù đã rời khỏi Worceter nhưng vết thương lòng sao lành vì hành vi tàn ác của sát thủ đối với bầy con thơ. Mới đây bà mẹ nạn nhân khẳng định “Hắn phải bị giam chung thân… đáng lý hắn phải bị treo cổ mới phải. Hắn đã cướp đi hạnh phúc của đời tôi và không một phút nào tôi không nghĩ tới tội ác của hắn,.. Nếu hắn được ra ngoài, tôi sẽ chờ hắn với một khẩu súng!”



“Người giữ trẻ nhuốm máu” (bloody nanny)!

Câu chuyện sát thủ Worcester đã trải qua gần 40 năm và nhiều người đã quên chuyện trẻ thơ bị “nanny” sát hại một cách vô nguyên cớ hay có nguyên nhân nhưng là nguyên nhân ma quái và bệnh hoạn. Câu chuyện tương tự mới đây xảy ra ở Nga lại làm nhiều người lo nghĩ.

Nguồn tin tháng ba, 2016 thuật lại, một phụ nữ ở Nga, được giao cho giữ trẻ, lại sát hại bé thơ và đi diễu phố với chiếc thủ cấp máu chảy ròng ròng trên tay.

Đầu tháng 3, 2016, báo chí năm châu đều tường thuật vụ một người giữ trẻ cắt đầu bé thơ và phô ra trước một trạm Metro ở Moscow như thách đố mọi người.

Hàng ngàn con mắt ở trạm xe Oktyabrskoye Pole chăm chú nhìn cảnh ghê rợn. Một phụ nữ, ăn mặc theo lối truyền thống của phụ nữ Hồi với khăn bịt đầu và áo choàng rộng khổ trùm gần kín thân thể, một tay giơ cao thủ cấp một bé thơ. Ai cũng sợ, lánh dần vì hình ảnh kẻ khủng bố với bom quấn quanh người hiện ra trong trí óc mọi người.

Lập tức cảnh sát được báo động, bao vây bốn phía và tới bắt người đàn bà khả nghi này… Nghi can ngoan ngoãn cho tay vào còng. Nạn nhân là ai? Đứa bé vô tội nào bị cắt đầu bằng một vật kém sắc bén nên thủ cấp gần như biến dạng? Chỉ mấy tiếng sau đã biết tung tích nạn nhân sau khi tìm tới căn hộ tạm trú của nghi can và phát giác ra ngọn lửa đang bốc lên và phần thi thể còn lại của một bé thơ.

Thì ra thủ phạm chính là Bobokulova, người giữ trẻ cho một gia đình cư dân Moscow, và nạn nhân là cô bé kháu khỉnh Nastya Meshcheryakova, con chủ nhà.

Bước đầu cật vấn nghi can vì sao giết trẻ? Bobokulova bình thản trả lời: Đấng Allah ra lệnh.

Ra trước tòa, ở quận Presnensky, Bobokulova vẫn bình thản, tươi cười, vẫy tay chào khán giả, rồi nhận tội và ai hỏi cũng trả lời bằng tiếng Nga nhát gừng: “Đấng Allah đã ra lệnh cho tôi giết bé gái.”

Dù bị cáo nhận tội nhưng xem ra động cơ chưa hẳn vì lý do tôn giáo nên các nhà điều tra đào sâu vào dĩ vãng của bị cáo.

Thì ra Bobokulova có một mảnh đời bất hạnh. Bản thân bị chứng tâm thần phân liệt (schizophrenia). Khi còn ở quê hương Samarkand, Uzbekistan bà ta đã ra vào bệnh viện tâm thần nhiều lần. Lập gia đình, 12 năm sau gãy đổ, có ba mặt con trai và bị đuổi ra khỏi nhà nên hết đất sống phải tìm tới Moscow.

Bà ta đi tìm việc làm nhưng giấu tiền sử bệnh hoạn và tưởng cuộc sống mới sẽ giúp tâm hồn thăng bằng lại, nhất là khi gặp người tình mới. Nhưng nào ngờ lại gặp Sở Khanh nên bị ruồng bỏ và biết rõ anh chàng nảy đã có vợ con. Trong khi ấy ở quê nhà chồng cũ cũng đã lấy vợ mới, Bobokulova có lẽ cảm thấy bị dồn vào bước đường cùng.

Cha mẹ của nạn nhân Nastya Meshcheryakova nào biết họ mang một người có mầm bệnh nguy hiểm vào trong nhà và còn gửi gấm trông nom con gái đang bị chứng tâm lý chậm phát triển. Nhân chứng cho biết khó có ai nhận ra Bobokulova là người bất thường vì bà ta sống rất bình thường, ăn mặc như người Nga, cũng váy ngắn, cũng áo chẽn, cũng hẹn hò. Nhưng rồi có sự biến chuyển tâm lý và thói quen, như những lần cãi nhau với ai đó trên phôn, rồi nhiều giờ ngồi trước internet bỏ bê mọi việc, lại chăm lo cầu kinh như van xin một việc gì với Thượng đế.

Chủ nhà thấy thế toan thay người làm nhưng không kịp thì thảm án đã xảy ra.

Đó là lúc ngòi lửa trong người Bobokulova trước cháy âm ỉ, giờ gặp nghịch cảnh tình duyên, tới lúc nó bùng nổ qua việc đâm chết bé Nastya và sau đó cắt đầu trẻ thơ mang đi diễu phố. Báo chỉ dồn dập loan tin này và hình ảnh “the bloody nanny” được đăng trên báo ở mọi giai đoạn từ bị bắt giữ tới lúc ra tòa. Trước khi bị cáo bị giải vào tòa án, một ký giả hỏi hung thủ rằng có cảm thấy ân hận với cha mẹ bé Nastya khi giết bé và có cầu xin lời tha thứ từ cha mẹ nạn nhân hay không, thì bị cáo nhún vai và chỉ lên trời: “Chẳng van xin ai cả, chỉ cầu đấng Allah mà thôi!”

Trước khi Bobokulova ra tòa thì có nguồn tin bé Nastya bị bóp cổ trước khi bị cắt đầu nhưng tại tòa chánh án chủ trì phiên sơ thẩm cho biết hung thù đã đâm bé gái nhiều nhát chí mạng vào cổ trước khi chặt thủ cấp bé bằng dao làm bếp.

Các nhà điều tra không thỏa mãn với những gì hung thủ khai mà ngờ rằng có kẻ xúi giục mụ điên ra tay thảm sát. Nhưng hiện giờ cảnh sát chưa tìm ra dấu vết mới nên mọi người đành chấp nhận giải thích Bobokulova gây án vì mất trí.

Chu Nguyễn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.249 giây.