logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 16/06/2016 lúc 09:33:55(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Đức Đạt Lai Lạt Ma. (Hình: Mark Wilson/Getty Images)

LGT: Sau đây là bản dịch bài viết “Why Im hopeful about the worlds future” của Đức Đạt Lai Lạt Ma trên nhật báo Washington Post ngày 13-6-2016. Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, Tenzin Gyatso, là vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng. Từ năm 1959, ngài sống lưu vong ở Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ.

oOo

Gần 6 thập niên trôi qua kể từ khi tôi rời quê nhà Tây Tạng và trở thành người tỵ nạn. Nhờ vào từ tâm của chính phủ và dân tộc Ấn Độ, người Tây Tạng chúng tôi tìm được quê hương thứ nhì, nơi chúng tôi có thể sống trong phẩm cách và tự do, có thể duy trì truyền thống Phật giáo, văn hóa và ngôn ngữ chúng tôi.

Thế hệ chúng tôi đã chứng kiến quá nhiều bạo lực – một số sử gia ước tính rằng có hơn 200 triệu người bị giết trong các trận xung đột ở thế kỷ 20.

Hôm nay, chưa thấy viễn ảnh kết thúc bạo lực kinh hoàng ở Trung Đông, nơi như trong hồ sơ Syria đã dẫn tới khủng hoảng tỵ nạn lớn nhất trong một thế hệ. Các vụ khủng bố tấn công kinh hoàng – như chúng ta mới được nhắc một cách buồn bã hồi cuối tuần qua – đã gây nỗi sợ sâu thẳm. Trong khi dễ dàng cảm nhận sự tuyệt vọng và vô vọng, vẫn cần thiết hơn trong những năm đầu của thế kỷ 21 giữ tâm thực tế và lạc quan.

Có nhiều lý do để chúng ta hy vọng. Sự công nhận quyền con người có tính phổ quát, kể cả quyền tự quyết, đã lan rộng vượt qua mọi thứ có thể được hình dung hồi một thế kỷ trứơc. Ngày càng có đồng thuận quốc tế về ủng hộ bình đẳng nam nữ và tôn trọng phụ nữ. Một cách đặc biệt là trong thế hệ trẻ, đã có sự bác bỏ rộng rãi đối với chiến tranh như một phương tiệng gỉai quyết vấn đề. Khắp thế giới, nhiều người đang làm những việc làm giá trị để ngăn cản khủng bố, công nhận những chiều sâu của ngộ nhận và ý tưởng chia rẽ cực kỳ nguy hiểm về “chúng ta” và “họ.” Tình hình cắt giảm nhiều trong các kho vũ khí nguyên tử trên thế giới có nghĩa là đang định ra thời biểu để giảm nhiều hơn, và tận cùng sẽ xóa bỏ vũ khí nguyên tử -- một cảm nhận mà Tổng Thống Obama mới đây lập lại ở Hiroshima, Nhật Bản — không còn đơn giản là một giấc mơ.

Khái niệm về chiến thắng tuyệt đối cho một phía và thảm bại hoàn toàn cho phía kia đã rất mực lỗi thời; trong một số trường hợp, sau cuộc chiến, đau khổ khởi dậy từ một tình trạng không thể mô tả như là chiến tranh hay hòa bình. Bạo lực tất yếu dẫn thêm bạo lực. Thực sự, lịch sử cho thấy sự đề kháng bất bạo động dẫn tới các nền dân chủ hòa bình và bền vững hơn, và thành công hơn là chiến đấu bạo lực, khi lật đổ các chế độ toàn trị.

Sẽ không đủ, khi chỉ đơn giản cầu nguyện. Đã có giải pháp cho nhiều vấn đề chúng ta đối diện; cơ chế mới để đối thoại cần dựng lập ra, cùng với các hệ thống giáo dục để sinh khởi các giá trị đạo đức. Những việc như thế phải được đặt làm nền tảng trong viễn ảnh rằng chúng ta tất cả đều thuộc vào một gia đinh nhân loại và rằng chung sức chúng ta có thể giải quyết các thách thức toàn cầu.

Điểm khích lệ rằng chúng ta đã thấy nhiều người bình thường trên khắp thế giới bày tỏ lòng từ bi rộng lớn đối với thảm cảnh người tỵ nạn, từ những người đã cứu họ ra khỏi biển sóng, tới những người đón nhận họ vào và cung cấp tình thân hữu và sự hỗ trợ. Bản thân tôi là một người tỵ nạn, tôi cảm nhận thương cảm mạnh mẽ cho hoàn cảnh của họ, và khi chúng ta thấy nỗi khổ của họ, chúng ta nên làm mọi thứ có thể để giúp họ. Tôi cũng có thể hiểu nỗi sợ của những người trong các quốc gia tiếp nhận, những người có thể cảm thấy bị tràn ngập. Kết hợp của những hoàn cảnh đã gợi sự chú ý tới tầm quan trọng chủ yếu của hành động tập thể về hướng hồi phục hòa bình chân thực cho các vùng đất nơi những người tỵ nạn này đang bỏ chạy.

Người tỵ nạn Tây Tạng đã kinh nghiệm trực tiếp khi trải qua các hoàn cảnh như thế, và mặc dù chúng tôi chưa có thể về lại quê hương, chúng tôi mang ơn sự hỗ trợ nhân đạo mà chúng tôi nhận được trải qua các thập niên từ bạn hữu, kể cả từ dân tộc Hoa Kỳ.

Một nguồn hy vọng thêm nữa là sự hợp tác chân thực giữa các nước trên thế giới về mục tiêu chung được nhìn thấy trong hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu. Khi sự hâm nóng địa cầu đe dọa sức khỏe hành tinh, nơi ngôi nhà duy nhất của chúng ta, chỉ bằng cách cứu xét lợi ích toàn cầu lớn hơn, rồi mới đạt được các lợi ích địa phương và quốc gia.

Bản thân tôi có liên hệ vấn đề này, bởi vì Tây Tạng là bình nguyên cao nhất thế giới, và là tâm điểm của biến đổi khí hậu toàn cầu, hâm nóng nhanh gấp ba lần phần còn lại của thế giới. Đây là nơi cất giữ lớn nhất nguồn nước ngoài hai cực địa cầu và nguồn của hệ thống sông lan rộng nhất của địa cầu, quan trọng đối với 10 quốc gia có mật độ đông dân nhất thế giới.

Để tìm giải pháp cho khủng hoảng môi trường và các cuộc chiến bạo lực chúng ta gặp trong thế kỷ 21, chúng ta cần tìm câu trả lời mới. Cho dù tôi là một nhà sư Phật giáo, tôi tin rằng các giải pháp này vượt ngoài tôn giáo, trong việc quảng bá khái niệm tôi gọi là đạo đức thế gian. Đây là một phương pháp tự giáo dục chúng ta dựa vào các khám phá khoa học, vào kinh nghiệm chung và vào cảm nhận đời thường – một phương pháp phổ quát hơn để đề cao giá trị nhân loại chung của chúng ta.

Trong hơn ba thập niên, những cuộc thảo luận của tôi với các khoa học gia, nhà giáo và nhân viên xã hội từ khắp thế giới đã hiển lộ quan tâm chung. Do vậy, chúng tôi đã dựng lên một hệ thống dẫn tới nền giáo dục cho tâm hồn, nhưng là một nền gíáo dục dựa vào nghiên cứu về sự vận hành của tâm và cảm xúc xuyên qua các học bổng và các nghiên cứu khoa học, hơn là [dựa vào] thực tâm tôn giáo. Bởi vì chúng ta cần các nguyên tắc đạo đức – từ bi, tôn trọng người khác, tử tế, nhận trách nhiệm – trong mọi lĩnh vực của hoạt động nhân loại, chúng ta đang làm việc để giúp các trường học và các đại học tạo ra cơ hội cho giới trẻ tự ý thức hơn, để học cách đối trị các cảm thọ bất thiện và vun trồng kỹ năng xã hội. Chương trình học đó đang đưa vào học trình nhiều trường ở Bắc Mỹ và Châu Âu – tôi có tham dự với việc này ở Emory University về một học trình mới về nền đạo đức thế gian, và đang được đưa vào nhiều trường ở Ấn Độ và Hoa Kỳ.

Trách nhiệm chung của chúng ta là phải bảo đảm rằng thế kỷ 21 không lập lại các nỗi đau và các trận thảm sát của quá khứ. Bởi vì bản chất con người là từ bi trong căn bản, tôi tin có thể sẽ hiển lộ ra trong các thập niên tới là một kỷ nguyên hòa bình – nhưng chúng ta phải làm việc chung nhau, trong cương vị các công dân thế giới của một hành tinh chung nhau.

GHI CHÚ:

Kính mời Quý đồng hương tham dự Đại Lễ Lạc Thành chùa Điều Ngự. Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ thuyết giảng trong 2 ngày của Lễ Lạc Thành Chùa Điều Ngự: 18, 19 tháng 6-2016, từ 9AM mỗi ngày. Địa chỉ: 14472 Chestnut St, Westminster, CA 92683. (̣góc đường Hazard và Chestnut). Đậu xe và vào cửa miễn phí.
xuong  
#2 Đã gửi : 16/06/2016 lúc 09:35:30(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đạt Lai Lạt Ma: Hiện thân của từ bi trí tuệ và tranh đấu hòa bình

LTS. Trong hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật, 18 và 19 Tháng Sáu, tới đây, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ đến chùa Điều Ngự, Westminster. Trong ngày Thứ Bảy, ngài sẽ có một buổi thuyết pháp. Trong ngày Chủ Nhật, ngài sẽ ban đạo từ nhân dịp Đại Lễ Lạc Thành chùa Điều Ngự. Đây là lần đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp gỡ cộng đồng Việt Nam tại Little Saigon. Sau đây là bài tổng hợp về con người của ngài.


Đức Đạt Lai Lạt Ma, 80 tuổi, hiện nay là vị thứ 14 của Tây Tạng kể từ vị Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất hồi thế kỷ 14. Dù đã phải sống lưu vong từ hơn nửa thế kỷ, ngài vẫn là nhà lãnh đạo tinh thần và chính trị của Tây Tạng, là biểu tượng của sự đấu tranh giành lại chủ quyền cho đất nước hiện nay vẫn còn đang bị sát nhập vào Trung Quốc.

Mặc dù nói mình chỉ là một nhà sư Phật Giáo bình thưởng, Đức Đạt Lai Lạt Ma được nhìn nhận là nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Dân Tây Tạng coi ngài là vị Phật sống, hiện thân lòng từ của chư Phật, người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cừu giúp chúng sinh. Đối với mọi Phật tử, ngài là hiện thân của từ bi và trí tuệ, một mẫu mực về tinh thần bảo vệ đức tin, trí tuệ soi sáng cho trần thế bằng học thuật rất cao thâm với lòng nhân ái bao la. Dư luận quốc tế coi ngài là một thể hiện cho sự bênh vực và cổ vũ hòa bình của nhân loại.

Theo đức tin và truyền thuyết Tây Tạng, vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay, có tên Tenzin Gyatso, là con thứ năm trong 16 người con trong một gia đình nông dân ở miền Đông-Bắc Tây Tạng, nhưng chỉ còn bảy người sống sót qua tuổi ấu thơ. Căn cứ theo những tín hiệu thần bí cho rằng vị Đạt Lai Lạt Ma đã tái sinh, người ta tìm thấy ngài khi mới 2 tuổi và được chính thức công nhận là Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 lúc 15 tuổi. Bắt đầu được học hành từ lúc 6 tuổi, tới 23 tuổi, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã lấy bằng tiến sĩ triết lý Phật Giáo.

Vào thời gian Tentzin Gyatso chưa trưởng thành, mối quan hệ giữa Trung Quốc với Tây Tạng đang dần dần xấu đi. Năm 1949, nhận thấy Cộng Sản sắp đánh bại Quốc Dân Đảng trên toàn thể lục địa Trung Hoa, chính quyền tự trị Tây Tạng ra lệnh trục xuất phái đoàn Trung Hoa Dân Quốc, đồng thời gởi văn thư cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và một bản sao cho Chủ Tịch Mao Trạch Đông, tuyên bố sẽ tự vệ bằng mọi phương cách chống quân đội Trung Quốc vào Tây Tạng. Cả Trung Hoa Dân Quốc và Trung Quốc vẫn coi Tây Tạng là một phần của nước Trung Hoa, sau khi chính quyền Quốc Dân Đảng chạy ra Đài Loan các cuộc thương thuyết giữa Tây Tạng và Trung Quốc không đem đến kết quả cụ thể.

Năm 1950, Hồng Quân Trung Quốc tiến vào Tây Tạng đánh bại lực lượng kháng cự nhỏ bé và yếu ớt. Đức Đạt Lai Lạt Ma lúc đó đã trưởng thành, được đưa lên nắm trọn quyền lực Tây Tạng và cử phái đoàn sang Bắc Kinh thương lượng. Thỏa hiệp 17 điểm năm 1951 chấp nhận cho quân đội Trung Quốc đóng ở Tây Tạng, chính quyền nhân dân cầm quyền, nhưng tôn trọng vị trí của vị Đạt Lai Lạt Ma.

Năm 1959, nhân dân Tây Tạng nổi dậy nhưng lực lượng yếu không chống nổi sự đàn áp của quân đội Trung Quốc, và vị Đạt Lai Lạt Ma quyết định rời khỏi Lhasa. Ngài cưỡi ngựa vượt qua dãy núi Hy Mã Lạp Sơn đến Tezpur, tiểu bang Assam, Ấn Độ. Thủ Tướng Ấn Độ Jaeaharlal Nehru cho phép Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính quyền lưu vong Tây Tạng lưu trú ở Dharamshala, tiểu bang Himachal Pradesh, ở miền Bắc. Nhiều cơ sở, trường học, chùa được thành lập và nơi đây trở thành thủ đô tị nạn của Tây Tạng với khoảng 100,000 dân từ hơn nửa thế kỷ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cho lập viện Tây Tạng bao gồm thư viện và văn khố, cơ sở duy nhất trên thế giới lưu trữ hơn 80,000 văn bản và nhiều tài liệu liên quan đến lịch sử, văn hóa, chính trị có giá trị giúp cho những học giả nghiên cứu sâu rộng về xứ sở này.

Đức Đạt Lai Lạt Ma là người đã đi khắp nơi trên thế giới hơn bất cứ nhà lãnh đạo tinh thần và chính trị nào khác. Ngài gặp gỡ và trao đổi quan điểm với nhiều nhà lãnh đạo tinh thần và chính trị, cử hành nghi thức tôn giáo, thuyết giảng và nói chuyện với quảng đại quần chúng, chứ không chỉ là Phật tử ở khắp quốc gia. Ngài đến Mỹ rất nhiều lần.

Năm 1973, Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp kiến Đức Giáo Hoàng Paul VI ở Tòa Thánh Vatican. Ngài cũng đã nhiều lần gặp Đức Giáo Hoàng John Paul II vào những năm 1980, 1982, 1986, 1988, 1990 và 2003.

Ngài cũng đã nhiều lần đối thoại về tín ngưỡng với dân Do Thái. Phái đoàn Do Thái Giáo đã đến Dharamshala và ngài viếng thăm Israel ba lần trong đó có lần gặp giáo sĩ trưởng Do Thái Giáo.

Qua những việc làm này, năm 1989, Đức Đạt Lai Lạt Ma được trao giải Nobel Hòa Bình.

Năm 1996, Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Nam Phi gặp Tổng Thống Nelson Mendela.

Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, các tổng thống Mỹ từ Bill Clinton (1998) đến Barack Obama (2008) đều mời Đức Đạt Lai Đạt Ma vào Tòa Bạch Ốc. Năm 2007, ngài được Tổng Thống George W. Bush trao tặng huy chương vàng Quốc Hội. Năm 2009, bà Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi trao tặng ngài giải thưởng Nhân Quyền Lantos.

Trong nhiều sinh hoạt quốc tế, năm 1967 Đức Dạt Lai Lạt Ma đến Washington tham dự và nói chuyện trong một hội nghị nội bộ về nhân quyền tại Quốc Hội Mỹ. Năm 2007 Đức Đạt Lai Lạt Ma tham dự kỳ họp thứ ba của các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới ở Amstar, Ấn Độ.

Không thể nào liệt kê đầy đủ hàng trăm hoạt động như vậy của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong hơn bốn thập kỷ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma không chỉ quan tâm đến tôn giáo và chính trị mà rất chú ý đến các vấn đề xã hội, kinh tế, môi trường, văn hóa và tinh thần. Ngài là tác giả của nhiều cuốn sách đề cập đến các đề tài này. Ngài tin tưởng rằng chủ nghĩa Marxism đúng nghĩa là tốt nhưng mạnh mẽ lên án chính sách của một số nước Cộng Sản.

Khi có dịp tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma, dù là trong một sự kiện quy tụ hàng chục ngàn người, mỗi người đều cảm nhận được thái độ từ bi và nhận thức sâu sắc về lời thuyết giảng khoan hòa tràn đầy trí tuệ sâu sắc của ngài cho đời sống cá nhân mình.

Nhân loại chưa bao giờ có một Đức Đạt Lai Lạt Ma như ngài, một tặng phẩm quý báu khó có thể tìm được trong thế giới đầy rẫy phức tạp này.


Hà Tường Cát/Người Việt
(tổng hợp)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.288 giây.