logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 17/06/2016 lúc 09:16:40(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

SAIGON -- Có tới 1/3 dân Sài Gòn và 1/5 dân Hà Nội không có hộ khẩu.

Nghĩa là, họ sẽ chịu những kỳ thị bất công trên chính quê hương của họ vì một chính sách kềm kẹp khắc nghiệt nhất trong lịch sử dân tộc.

Bản tin BizLIVE viết theo Trí Thức Trẻ ghi rằng có 5,6 triệu người tại các địa bàn khảo sát không có hộ khẩu thường trú ở nơi họ cư trú. Con số này bao gồm 36% dân cư của TP. SG và 18% dân cư ở Hà Nội.

Báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết: Có ít nhất 5,6 triệu người tại địa bàn khảo sát hiện không có hộ khẩu thường trú ở nơi họ cư trú (và chỉ đăng ký tạm trú).

Trong đó, có 36% dân cư ở TP. SG và 18% ở Hà Nội.

Bản tin ghi rằng da số làm việc ở khu vực tư nhân, phần lớn trong lĩnh vực chế tạo, và chiếm tới 3/4 tổng số lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư ở nước ngoài ở các tỉnh thành khảo sát (gồm TP. SG, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương và Đắk Nông).

Bản tin nói khả năng tiếp cận của họ tới các dịch vụ như trường học công, mua bảo hiểm y tế và thậm chí cả việc đăng ký xe máy đều bị hạn chế.

Theo báo cáo, trẻ em đăng ký tạm trú ít có khả năng được nhận vào học ở các trường tiểu học và trung học cơ sở, và 1/4 số trẻ tạm trú vẫn không có thẻ bảo hiểm y tế mặc dù có chính sách trên toàn quốc về việc khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi.

Lý do chính của tình trạng trên là do tình trạng hộ khẩu của các em, báo cáo cho biết.

Bản tin BizLIVE/Tri Thức Trẻ ghi rằng việc đăng ký hộ khẩu bị siết chặt hơn với Luật Cư trú sửa đổi năm 2013 trước lo ngại về tình trạng đô thị hóa quá nhanh gây sức ép về cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội của các thành phố.

Các yêu cầu đối với hộ khẩu thường trú bị thắt chặt hơn, đáng kể nhất là yêu cầu phải sống liên tiếp 2 năm ở thành phố trực thuộc trung ương thay vì chỉ 1 năm như trước đó.

Bản tin cũng nói, riêng với Hà Nội, Luật Thủ đô năm 2012 còn thắt chặt hơn nữa với yêu cầu phải sống liên tiếp ở thành phố 3 năm, đồng thời có các yêu cầu tối thiểu đối với nhà ở cần thiết cho những người muốn xin nhập hộ khẩu.

Trong khi đó, tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn ghi lời ông Achim Fock, Quyền Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho biết tại hội thảo Công bố báo cáo nghiên cứu hệ thống đăng ký hộ khẩu ở Việt Nam do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam và Ngân hàng Thế giới tiến hành:

“Hệ thống hộ khẩu tạo ra bất bình đẳng về cơ hội cho người dân Việt Nam... Cần có các cải cách hơn nữa để đảm bảo là người nhập cư có được khả năng tiếp cận trường học, chăm sóc y tế và việc làm ở khu vực công như những người khác. Điều này sẽ khuyến khích người dân di cư tới các thành phố và sẽ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cũng như chuyển đổi cơ cấu của Việt Nam.”

Bản tin TBKTSG ghi lời Ông Vũ Hoàng Linh từ Ngân hàng Thế giới nhận xét, hiện chỉ còn rất ít nước như Việt Nam, Trung Quốc và vài nước thuộc Liên Xô cũ duy trì hệ thống đăng ký hộ gia đình, trong đó gắn với việc cung cấp các dịch vụ xã hội và hạn chế thay đổi nơi cư trú.

Than ôi, chính phủ đâu có bận tâm tới chuyện trẻ em thất học vì hộ khẩu đâu... vì con cán bộ là có tiêu chuẩn thái tử đảng rồi.
Theo Việt Báo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.094 giây.