logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 18/06/2016 lúc 09:06:56(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Gởi tặng tất cả lão ông…
Tại rất nhiều quốc gia, mỗi năm, ngày lễ cha rơi vào ngày Chúa nhật thứ ba của tháng 6… Đây là một loại lễ theo phong tục Tây

phương và có đượm hơi hám thương mại trong đó…
Các cha hải ngoại thường có nghề thợ lặn
Không biết tại sao cái nghề rửa chén rửa bát, muỗng nĩa, dọn dẹp chùi rửa nhà bếp bên Tây và tại Québec thường gọi là plongeur (thợ lặn)?
Có lẽ là tại vì suốt ngày phải thọc tay mò mẫm trong nước chăng?

Theo văn chương Sài Gòn thời trước 75, thì “thợ lặn” là từ để ám chỉ những tay tổ siêu khôn mánh. Thí dụ như mỗi khi có người nào cần

mượn hay nhờ vả họ làm việc gì đó thì họ tìm cách né liền hay phịa ra đủ mọi lý do để trốn tránh khỏi làm, hoặc nói rõ hơn là để… lặn, theo

đúng câu “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”.
Bí quyết bảo vệ hạnh phúc gia đình
Theo tôn chỉ của Tổng Hội Thờ Bà VN Hảìi Ngoại (THTBVNHN), nể vợ hay sovo là bí quyết để bảo vệ hạnh phúc gia đình! THTBVNHN là một

chi nhánh của The World Sovo Organization (WSO) thuộc tổ chức LHQ.
Ngộ thiệt, ngày xưa bên nhà, cái bếp là vùng bất khả xâm phạm, một thứ no man’s land đối với đàn ông con trai. Lỡ rủi có láng cháng xuống

bếp thì bị mấy bà sửa lưng hay mấy bả la lên: “Ê, đi lên nhà trên đi”– “đi chỗ khác chơi” –“đây là chỗ của đàn bà con gái, xuống đây chàng

ràng làm cái gì?”
Đó là nói theo hoàn cảnh của riêng từng gia đình mà thôi.
Năm 78-79, vì sa cơ thất thế, mất hết nhà cửa, mất luôn cả hộ khẩu nên cha phải về tá túc chung với gia đình bên vợ tại Sài Gòn. Nhà đông

người lắm. Trong nhà, có nhiều dì quá nhờ đó mà phe đàn ông con trai được miễn xuống bếp. Các cậu có bổn phận ở nhà trên, phụ dọn chén

dĩa dơ đem xuống bếp, xong lau bàn, lau ghế, quét nhà cho sạch sẽ là xong trách nhiệm.
Trường hợp hai vợ chồng ở riêng thì chia sẻ nhau công việc bếp núc. Nhưng thường thì vợ biểu gì thì làm y vậy để khỏi rắc rối và nhức lỗ tai.

Nguyên tắc là nình ông làm theo lệnh nình bà, biểu gì thì làm y vậy đúng theo loại yes mam.
Nhưng thường thì đa số các bà Việt Nam cũng biết giữ thể diện cho chồng nên ít khi nào áp dụng cái nguyên tắc như thế mỗi khi có khách

khứa đến chơi.
Mà cũng độc, có nhiều cha nội lợi dụng tình hình bỏ ngõ đó nên đôi khi họ làm bộ ra lệnh, nạt nộ vợ sai biểu thế nầy thế nọ hoặc chỉnh vợ

trước mặt khách để lấy le và cũng để tỏ ra là ta đây đúng là đấng tu mi, xứng đáng mặt mày râu, là chủ gia đình đây nè…
Lúc người gõ còn ở bên nhà, việc đàn ông con trai vô bếp, rửa chén và xách giỏ đi chợ là chuyện rất hiếm thấy. Bếp núc là chuyện của đàn

bà con gái. Xã hội chưa quen mắt thấy đàn ông chui vô bếp. Mỗi lần phải bắt buộc xách giỏ đi chợ, mắc cở thấy mồ tổ.
Riêng người gõ thì nằm trong ngoại lệ. Chuyện bếp núc, rửa chén là một phần trong đời sống của mình. Mình quen quá rồi không xem việc đó

là một hình phạt làm tổn thương đến cái tôi.
Mà theo Phật giáo thì cái tôi, cái ngã làm gì có được. Tây thì nói cái tôi là cái thật đáng ghét.
Làm những gì mình thấy vui và vợ mình cũng vui… là được rồi. Nói thiệt mà!
Theo nhà văn Nguyễn thị Cỏ May, đàn ông tại hải ngoại ngày nay cũng thăng tiến lắm chớ bộ.
“Có hơn phân nửa trong số những người làm chồng, làm cha trong gia đình thừa nhận vai trò mới này, điều đang làm nổi bật đặc tính bình

đẳng trong gia đình ngày nay. Người đàn ông, vì tôn trọng tinh thần bình đẳng nam/nữ, tích cực tham gia lau nhà, nấu cơm, rửa chén, giặt ủi

áo quần, …tức lảnh làm tất cả việc “nội trợ” và người phụ nữ đã phải thán phục, tự nhìn nhận người phụ nữ không thể giỏi hơn được giai cấp

“Nội tướng” mới này.
Nhà văn Tràm Cà Mau thì khác, trong bài Ngục Tù Êm Ái, có viết:
“Sau mỗi bữa ăn, ông Ba nói cho có lệ:
– Em có cho anh dịp may, hôm nay được dọn dẹp chén dĩa và rửa bát không?
Bà Ba gạt phắt đi như mọi hôm:
– Không được đâu, việc nầy của em. Anh rửa chén bát rồi sắp xếp lung tung, đến khi cần, em không biết đâu mà tìm.
Ông Ba hỏi, chứ đã biết chắc câu trả lời của vợ rồi. Bởi đôi khi ông cũng áy náy, muốn giúp vợ một tay, vì việc gì bà cũng giành lấy mà làm.

Khi có việc bà không làm nổi, mới kêu ông phụ giúp”.
Cha phải tiếp mẹ một tay
Thuộc loại yes mam, nên cha thường răm rắp làm theo thê lệnh… đúng với tôn chỉ của Hội Thờ Bà Hải Ngoại: “Đèn nhà ai nấy sáng, vợ mình

mình ngán, ngán luôn vợ bạn mới là chồng ngoan”.(tác giả Ó Đâm)
Khi quê hương đổi chủ thì tình hình xã hội cũng có thay đổi… Hiện tượng các cha vô bếp hoặc đi chợ có khuynh hướng tăng nhiều. Ai cũng

giống nhau hết, nên bớt mắc cỡ và bớt thấy quê, riết rồi cũng quen con mắt mà thôi.
Tại xứ người, vì hoàn cảnh của cuộc sống, vợ chồng đều đi làm hết nên chuyện nhà cửa, bếp núc và con cái là chuyện chung của cả hai

người. Bắt buộc chồng có bổn phận phải san sẻ công việc nội trợ với vợ mình.
Nình ông Tây và nình ông Việt đều đi chợ và vô bếp rửa chén hết. Đây là chuyện quá thường tình trong xã hội Tây phương. Bất luận ông gì

cũng vậy… đều phải a lê hấp xuống bếp hết, phải tiếp vợ, chia sẻ công việc với vợ mình.
Năm 2012 nhà văn Trần Văn cho ra mắt cuốn “Trung tướng Đặng Văn Quang, Vinh quang và Đau khổ” tại San José. Trong tác phẩm có nói

trong thời gian tị nạn cố Trung tướng cũng đã từng đi rửa chén như mọi người.
“…Ngay cả Sở Di Trú Canada cũng đạt giấy tống xuất ông ra khỏi đất nước Canada tự do dân chủ. Không nước nào nhận, Canda đòi trục

xuất ông Tướng trở về VN và việt cộng cũng cho ông về và phải phải bị tống giam để xét xử về tội ác chiến tranh.
Vì lý do nhân đạo, chính quyền Canada làm ngơ cho ông ở lại Canada mà không được vào quốc tịch Canada và chỉ vợ con ông đều được

chấp nhận là công dân, nhập quốc tịch Canada. Vì vậy, ông Tướng cư trú bất hợp pháp chỉ được làm những công việc tay chân ít lương

trong
xã hội như làm janitor cho một apartment, rửa chén ly tách của một quán cà phê hay làm công nhân sản xuất đồ dùng bằng thủy tinh vô cùng

vất vả mới đồng lương nuôi vợ và 3 con còn nhỏ.
Nhờ sự vận động, tranh đấu tích cực của nhiều người bạn Mỹ, ông Tướng mới được sang Mỹ định cư từ tháng 9 năm 1989…” (ngưng

trích Hồi ức Trung Tướng Đặng Văn Quang – Vinh Quang & Đau Khổ- của Trần Văn)
Phải rửa chén, phụ một tay dọn dẹp nhà cửa, lo cho con cái tiếp vợ để bả đỡ mệt và bớt đổ quạu cái mặt cho một đống bất tử thấy rất tội

nghiệp… và cũng đáng ngại lắm. Ráng chịu riết rồi cũng quen các cụ ơi…Suy bụng ta ra bụng người mà!
Đó cũng là thể hiện nguyên tắc nam nữ bình quyền mà thôi.
Người thiệt, việc thật
Mệt nhứt là khi nhà có đãi đằng hay làm đám giỗ. Trước một hai tuần là mình được giao công tác. Coi quét dọn lại nhà cửa cho tươm tất.

Đem chén dĩa, dao muỗng thứ xịn ra để sử dụng và để khoe của luôn một thể. Ngày thường thì không có đụng tới nó.
… Mình thuộc môn phái “nhàn vi hưởng lạc thích sướng” của nhà hiền triết Épicure. Nói xin lỗi, mình là loại lè phè, tà tà và làm biếng nhớt

thây, xin hai chữ bình an, nên đây là những dịp thử thách để mình tu tập và rèn luyện lại cái tính nhẫn.
Nghỉ hưu rồi nên không muốn tạo thêm công việc làm chi cho khổ tấm thân già còm ốm yếu.
Càng ít việc càng tốt và càng khỏe thân khỏe trí. Các bạn già có đồng ý với tui không?
Mình có đề nghị với má nó, sao hổng chịu xài ba cái đồ giấy cho tiện, ăn xong bỏ vào bao rác, khỏe quá mà? Câu trả lời là, làm vậy coi sao

được, lâu lâu mới có một lần mà, đồ mua về hổng xài thì chừng nào mới có dịp xài? Đúng quá. Hết ý. Yes mam!
Mệt nhứt là khi tiệc tàn. Chén dĩa, nồi niêu xoong chảo, ly tách, ôi sao mà nhiều quá xá, tùm lum tùm la vậy. Thấy phát chóng mặt lắm…
Thăm dò bỏ túi về ngày Lễ Cha 19/6/2016
Để chuẩn bị bài gõ về ngày Lễ Cha cho được thêm phần phong phú, người gõ đã xin các bạn hữu cho biết ý kiến, cảm tưởng vui buồn của

một người chồng, người cha Việt Nam cũng như tại hải ngoại.
– Anh mấy tuổi rồi, mấy năm thâm niên làm chồng, làm cha?
– Ngày Father’s day đối với anh là gì?
– Anh thường làm gì trong gia đình để giúp vợ con mình?
– Ngày Father’s day có ai tặng anh cái gì không? anh có tổ chức tiệc tùng gì đặc biệt không?
Người cha tại hải ngoại trả lời:
1-Anh PTH, Westminster, Cali, USA
Kính thưa anh Chánh
H xin tự khai
Năm nay 63 tuổi, 23 năm làm chồng, có một con trai 21 tuổi. Ngày Father’s Day thường tự thấy mình có trách nhiệm hơn. Thỉnh thoảng nấu

cơm, nịnh đầm bằng cách đổ xăng cho vợ, đưa xe đi kiểm soát, đi sửa. Gia đình sống kiểu nhà quê, nên thường là không được tặng gì,

chẳng có tiệc tùng gì…Chỉ có một câu “Happy Father’s Day” từ vợ và con thôi. Hạnh phúc là khi cảm nhận cuộc đời này, khi đi đứng nằm ngồi

tự thấy lòng mình lặng lẽ. Có khi làm thơ, có khi đọc nhiều hơn cả kinh lẫn sách.
Con đang học xa nhà, nhưng ngay khi cậu nhóc còn nhỏ cũng đã quen kiểu nhà quê rồi, không tiệc tùng gì hết.Một niềm vui ngaỳ Father’s Day

là khi nói với con là ráng học nghe chưa… rồi tự nhận ra mình đang hành xử y hệt ông thầy đồ làng quê Việt Nam thuở xa xưa. Chỉ khác là, bà

đồ ở VN sợ ông đồ kinh khủng, vì truyền thống, vì mơ có ngày bố nó thi đậu trạng nguyên. Còn bên này thì mình tự thấy là một thầy đồ, sợ

bà đồ kinh khủng”.
2- Anh TĐH, Anh Quốc
Anh Chánh thân,
Nay mới rảnh, trả lời survey của anh.
Anh mấy tuổi rồi, mấy năm thâm niên làm chồng, làm cha?
75 tuổi, 45 năm làm chồng, 43 năm làm cha
Ngày Father’s day đối với Anh là gì?
Đối với tôi không có ý nghĩa gì cả. Theo tôi, đó chỉ là thương mại hóa để thiên hạ mua quà, hoa, thiệp mà thôi. Tại sao chỉ express tình

thương Cha (father’s day), Mẹ (mother’s day), tinh nhân (Valentine), v.v chỉ trong một ngày, mà không 365 ngày một năm và suốt đời?
– Anh thường làm gì trong gia đình để giúp vợ con mình.
Từ ngày có vợ có con, ngay từ ngày còn ở VN, tôi làm hay giúp vợ mọi chuyện từ nấu ăn, giặt quần áo, ru con ngũ, thay tả, bồng con, cho bú

sửa, v.v… khi tôi có mặt ở nhà.
Đối với con, cho bú, thay tả, ru ngũ, bồng bế, v.v… khi còn nhỏ nếu không có ai làm chuyện đó.
Dẫn đi chơi, đá banh, dạy con học khi chúng còn học ở tỉnh nhà
Khi vào đại học nơi xa, lái xe mang thức ăn nấu sẳn đến chúng đều đặng
Khi chúng ra trường vừa có nghề nghiệp, vợ chồng tôi chia gia tài cho chúng liền để chúng mua nhà cửa, bởi vì lúc này chúng thật sự cần

tiền. Chứ để sau này, chúng giàu rồi chia gia tài thì có ích gì cho chúng.
Khi có cháu, chúng tôi cũng giúp cháu như con: trông chừng, cho bú sữa, thay tã, v.v… Lớn hơn chở đi học, giữ cháu khi cha mẹ chúng vắng

mặt
– Ngày Father’s day có ai tặng anh cái gì không? Anh có tổ chức tiệc tùng gì đặc biệt không?
Khi còn nhỏ, ở bậc tiểu học, tôi bắt chúng tự vẽ card tặng chúng tôi vào các ngày đó. Khi lớn, tôi bảo chúng đừng quà cáp. Các con

telephone thường xuyên, đến thăm cha mẹ thường xuyên là được rồi, cần chăm sóc cha mẹ thường xuyên hơn là chỉ quà cáp một vài lần

trong năm.
3-Cựu đồng nghiệp Robert Meilleur, chuyên viên an toàn và vệ sinh thực phẩm, Canadian Food Inspection Agency (CFIA).
PHỤ ĐỀ VIỆT NGỮ:
Kỷ niệm đẹp nhứt về ngày Lễ cha là ngày xa xưa, thời mấy nhóc con còn đi học.Tụi nhỏ thường vẽ những tấm thiệp chúc mừng Lễ Cha với lời

lẽ đẹp đẽ, mộc mạc nhưng đầy lòng thương mến và biết ơn papa. Tuy tôi biết trước cái thông lệ nầy vào mỗi dịp Lễ Cha nhưng mình cũng

vẫn vui mừng và vô cùng xúc động thiếu điều muốn rơi nước mắt. Tiếp theo đó là một bữa tiệc gia đình. Đối với tôi, những món quà nhỏ nhặt

nầy còn có nhiều giá trị và xứng đáng hơn là bất kỳ quà cáp quý giá nào mua ngoài tiệm.
Các bạn VN bên nầy có cho biết là ngày Lễ Cha tại VN càng ngày càng trở nên phổ biến. Tuy rằng đây không phải là truyền thống và phong

tục VN, nhưng đất nước nầy khó thoát ra khỏi ảnh hưởng của thế giới Tây phương.
Ngày nay, tôi được biết là người VN cũng kỷ niệm ngày Lễ cha như chúng ta tại hải ngoại, nghĩa là xung quanh một buổi tiệc gia đình ấm

cúng…
Kết luận
Tại Canada, nghề thợ lặn nhà hàng, tiệm ăn rất dễ tìm việc… Tuy nhiên, lương hướng rất thấp, thường là lương lối 13-14 $/giờ.(lương tối

thiểu tại Quebec 2016 là 10.75$/giờ) Làm từ 11 giờ sáng đến 8 giờ tối.
Có khi được chia tiền tip. Thường được chủ bao ăn.
Nghe đồn rằng có một số ít nơi chịu trả tiền mặt cash hay sú táp (sous table). Phải có quen biết, họ mới dám mướn. Đây là tiền không tính

thuế. Lương tuy ít hơn nhưng người làm vẫn có thể lãnh tiền trợ cấp xã hội. “Mánh” không hợp pháp của cả người chủ lẫn của cả người làm

công, nhưng trong thực tế vẫn có người làm, miễn sao cuối năm họ có đủ tiền về Việt Nam le lói trong đôi ba tuần là đã quá rồi.
Nghề thợ lặn tại gia là một nghề thiện nguyện, làm chùa, làm vì bổn phận, vì yêu thương và chia sẻ.
Cũng có một số bạn già nói là họ không bao giờ rửa chén, đó là nhiệm vụ và bổn phận của đàn bà con gái. Nói vậy thì tui nghe vậy, còn hư

thật ra sao chỉ có vợ anh ta mới biết được mà thôi.
Hổng lẽ trên đời nầy chỉ có một mình tui cu ky mần cái nghề thợ lặn tại gia nầy hay sao?
Người gõ rất tự hào là mình đã có được 41 năm thâm niên trong nghề thợ lặn tại gia rồi nhưng chưa dám nói là mình có kinh nghiệm đâu nhé.

Montreal 2016
Nguyễn Thượng Chánh
______________
Tham khảo:

-Father’s day

http://www.timeanddate.c...lidays/common/father-day

-Thiện ý-Người Việt ở Mỹ với Father’s Day

http://www.voatiengviet....fathers-day/1937684.html

-Tràm Cà Mau-Ngục tù êm ái

http://music.vietfun.com...w.php?ID=1707&cat=13

–Nguyễn thị Cỏ May- Sự thăng tiến của người đàn ông ngày nay

http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-216229/
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.267 giây.