logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 18/06/2016 lúc 09:15:13(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Suốt 8 năm sống trong nghĩa địa

Sợ ngủ rồi… “đi” luôn!
 Nặng 36 kg, chị Kiều Thị Ánh Liên (quê ở Bình Phước) trông ốm tong teo. Bộ quần áo trên người chị lúc nào cũng rộng thùng thình. Đứng trước cửa căn chòi tồi tàn, mỗi lần gió thổi mạnh người ta có cảm giác chị sẽ bị cuốn bay.
Chị Liên có ba con, tất cả đều là con trai: Kiều Minh Được, năm nay 18 tuổi nhưng mới chỉ học tới lớp 7; Kiều Minh Vũ học hết lớp 5 thì nhất quyết đòi nghỉ để đi bán vé số; Kiều Minh Tuấn nhỏ nhất, hiện đang học lớp 2 ở trường tình thương.
Cách đây 8 năm, cha của ba đứa trẻ bất ngờ bỏ đi không một lời từ biệt, một mình chị Liên phải lo cho cuộc sống của ba đứa con mà đứa lớn nhất (cháu Được) mới 10 tuổi, cháu nhỏ nhất (cháu Tuấn) mới được 4 tháng.
Phiêu bạt nhiều nơi, cuối cùng bốn mẹ con dắt díu nhau xuống Sài Gòn. Không có chỗ trọ, chị đành dắt con vào nghĩa địa Bình Hưng Hòa (lối Lăng Cha Cả đi tới đường Tân Kỳ Tân Quý, thuộc quận Bình Tân, Sài Gòn), một người quen cho ở tạm căn chòi do dùng làm chỗ chứa dụng cụ chăm sóc các ngôi mộ, rồi “nhường” luôn công việc chăm sóc mộ để chị kiếm chút đỉnh tiền. Chị Ánh Liên nói: “Bốn mẹ con tôi đã đón 8 cái Tết ở nghĩa trang này. Mọi thiếu thốn, vất vả, kể cả sợ hãi đều đã nếm đủ”.
 
Cháu Được kể rằng thời gian đầu sống trong nghĩa trang, mấy mẹ con rất sợ ma và… các linh hồn người chết. Cứ vừa ăn cơm xong là cả mấy mẹ con đóng cửa chòi, trùm mền kín mít. Nghĩa trang rộng mênh mông, tối thui, vắng lặng không một bóng người, chỉ có tiếng gió xào xạc trên các ngọn cây tưởng như tiếng người, nghe rất rùng rợn. Cháu Được kể thêm rằng “gia tài” quý giá nhất lúc ấy của mấy mẹ con là ít nồi niêu xoong chảo nấu ăn, nhưng cũng bị mấy tên ghiền xì ke ma túy thó mất. May là khi chúng đem bán cho vựa ve chai gần đấy, bà chủ vựa trông thấy mặt chúng, sinh nghi, bèn hỏi cặn kẽ. Biết là chúng lấy trộm trong căn chòi khốn khổ của mấy mẹ con chị Liên trong nghĩa địa, bà cũng trả tiền cho chúng vì chẳng đáng bao nhiêu tiền, sau đó bà gọi chị Liên đến trả lại. Theo lời chị Liên, hiện nay tình hình an ninh trật tự tại khu vực nghĩa trang Bình Hung Hòa tương đối đã được cải thiện khá nhiều so với trước đây. Lúc chị mới đến ở, tệ nạn mại dâm, hút, chích xì ke ma túy diễn ra công khai. Chị nói: “Bắt buộc thì phải ở vậy thôi chớ tui sợ lắm, ngại con mình bị ảnh hưởng của chúng. Tui mong có tiền đưa các cháu đi nơi khác nhưng lực bất tòng tâm. Mỗi ngày tui nhịn ăn nhịn mặc, mua một tấm vé số nhưng 8 năm nay vẫn chưa trúng một lần nào cả”, chị Liên kể.
Cách đây ít lâu, một nhà hảo tâm biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình chị Liên, cho tiền chị đi khám bệnh. Bác sĩ phát hiện chị mắc hàng loạt chứng bệnh nguy hiểm như thiếu máu não, viêm đại tràng, đau tim, loãng xương, ruột non cũng “có vấn đề”.
Ngoài việc chăm sóc mồ mả trong nghĩa trang, chị Liên đuợc một số người có lòng tốt giới thiệu đi làm các công việc lặt vặt như dọn dẹp vệ sinh tại chùa, giúp việc nhà theo giờ… Chị cũng cho biết cách đây ít lâu, chị được một nhà hảo tâm tặng cho 600 ngàn đồng mua thẻ bảo hiểm y tế năm 2016 (tính ra khoảng 30 đôla Mỹ.- ĐD), nhờ vậy nên chị đuợc khám bệnh và mua thuốc với giá rẻ. “Song bà này được con cái bảo lãnh sang Mỹ rồi, nghe nói năm tới tiền bảo hiểm y tế lại tăng, không hiểu rồi tui sẽ làm sao đây”.
UserPostedImage
“Bàn học” là mặt ngôi mộ và mong sau này làm… bác sĩ!
Kiều Minh Tuấn là con út của chị Liên. Cậu bé có gương mặt sáng sủa và ăn nói rất dễ thương. Cậu cho biết trước đây cậu sợ nhất là… “ma”, còn hiện tại, nỗi ám ảnh của cậu là những cơn bệnh của mẹ. Khi mẹ đau ốm, cách duy nhất cậu có thể lo cho mẹ là nhúng chiếc khăn ướt vào nước đá lạnh đắp lên trán mẹ, rồi rót nước cho mẹ uống thuốc. Ban ngày, căn chòi lụp xụp thiếu ánh sáng và chật chội không có bàn ghế gì cả, cậu thường đem tập vở ra phía trước, cúi gò mình trên mặt một ngôi mộ bằng phẳng nhất để viết lách, làm bài tập. Khi được hỏi: “Sau này lớn lên cháu làm gì?”. Tuấn trả lời không chút do dự: “Con muốn làm bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ”.
UserPostedImage
Anh của Tuấn là Kiều Minh Được không may bị bệnh về mắt (nhìn không rõ lắm, ngày trước người ta thường gọi là “thông manh”). Do vậy việc học hành của câu không mấy thuận lợi. Gần 18 tuổi cậu mới học tới lớp 7 rồi bỏ ngang đi phụ hồ và làm phu đào huyệt. Cậu tâm sự: “Nếu má bịnh quá, lỡ có bề gì thì anh em cháu hổng biết vơ víu vào đâu”. Được kể: “Hồi còn đi học, nhiều bạn không thèm chơi với cháu. Tụi nó nói anh em cháu sống trong nghĩa địa thì cũng giống như con ma, không phải con người. Bây giờ lớn lên, đi làm phu đào huyệt, đào mộ, nghèo quá, chắc mấy cô gái cũng coi cháu là con ma… hổng phải con người luôn!”, nói xong, Được cười.
Nói chung, cuộc sống của mấy mẹ con chị Ánh Liên ở giữa nghĩa địa tuy… làm bạn với ma, nhất là về ban đêm, rất đáng sợ nhưng có sự an ủi, giúp đỡ của những nhà hảo tâm nên chị cũng đỡ cô đơn.
Se duyên cùng anh rể để “thừa kế” tài sản của chị để lại
Chuyện không nghĩ đến…
Cô Tâm kể chuyện buồn của mình trong nước mắt. Người chị của cô tên Nguyễn Thị Thanh, sinh năm 1975, lớn hơn cô 13 tuổi, sau 4 năm đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, bắt buộc phải trở về nước vì bị ung thư gan, tình trạng sức khỏe rất kém. Sau đó chị mất, bỏ lại chồng và hai đứa con – một trai một gái – ra đi sau mấy tháng chống chọi với căn bệnh quái ác.
Phần vì không muốn nhìn thấy con của chị gái sẽ sống trong cảnh mẹ ghẻ con chồng, phần vì lo ngại số tài sản suốt mấy năm ròng chị mình tích góp sẽ rơi vào tay người phụ nữ khác, cô Tâm đã chấp nhận làm vợ kế anh Hoàng Ngọc Hùng (cũng lớn hơn cô 13 tuổi), dù biết anh này hay rượu chè, cờ bạc, lại có thói vũ phu. Một năm sau ngày mất của Thanh, chị cô, lễ cưới diễn ra. Ngày đó, Tâm mới bước sang tuổi 18 trong khi anh Hùng đã 31 tuổi.
UserPostedImage
Cô Tâm kể: “Nghe tin tôi bỏ học lớp 12 để lấy anh rể, ai nấy đều cho rằng tôi bị thần kinh. Họ hàng khuyên tôi đừng dại dột đánh đổi cả tuổi trẻ, cả tương lai để lấy một người vũ phu, nát rượu, lại là anh rể của mình. Họ nói chị gái tôi đã khổ cực, bị “thằng cha” đó đánh đập, hành hung tàn nhẫn biết bao nhiêu lần, sao còn nhắm mắt đi vào vết xe đổ của chị. Ngày ấy, tôi chỉ nghĩ, chị gái mình mất đi, anh Hùng sẽ lấy vợ khác, hai đứa cháu sẽ phải sống cảnh mẹ ghẻ con chồng. Người vợ của anh ta sẽ được hưởng số tài sản mà chị gái tôi đã khổ cực làm ra. Tôi quyết định hy sinh tương lai của mình để chăm sóc cho hai đứa cháu, nhất quyết không để số tài sản kia lọt vào tay người khác. Chỉ vì tính toán bồng bột, tôi đã chấp nhận lấy anh rể dù không hề có tình yêu”.
Cưới nhau rồi Tâm mới thấy mọi thứ không như mình suy nghĩ. Chồng cô không tu chí làm ăn như đã hứa hẹn trước khi cưới, mà tối ngày say xỉn, lại còn hay cờ bạc, đánh đề, cá độ bóng đá… Hắn cũng không cho cô được quyền cai quản tiền bạc trong nhà như lời đã hứa. Thực chất, số tiền đó hắn có xây lại được căn nhà, số còn lại hắn ăn chơi, rượu chè, không biết còn lại được bao nhiêu. Chỉ mới lấy nhau chưa đầy một tháng, Tâm đã bị hắn đánh mấy trận thâm tím mày mặt, chảy máu cả đầu phải đi nhà thương. Tâm biết mình ngu dại, thấy vết xe đổ không tránh vì tưởng mình sẽ “cao tay ấn” nắm được tiền bạc do chị làm ra, không ngờ hắn vẫn chứng nào tật nấy, quen thói vũ phu, hễ vợ nói là đánh muốn chết. Bởi vậy cô không dám than thở với ai, những lúc quá đau đớn, ân hận, cô chỉ thắp hương lên bàn thờ chị gái, ứa nước và hứa sẽ cố gắng chăm sóc hai đứa cháu cho chúng được ăn được học nên người.
Hằng ngày, Tâm lầm lũi làm việc như một cái bóng, tất tả lo việc cơm nước cho chồng, cho cháu. Mâu thuẫn xảy ra ngày một nhiều. Cứ mỗi lần say xỉn, Hùng luôn luôn kiếm cớ chửi bới, đánh vợ con, đập phá đồ đạc trong nhà. Chứng kiến cảnh vợ chồng Tâm cơm không lành canh không ngọt, mọi người khuyên Tâm nên chấm dứt hôn nhân, tự giải thoát cho mình.
Thương cháu, Tâm chỉ biết im lặng, xem đó như số phận của mình. Cũng may là hai đứa cháu rất ngoan, biết nghe lời dì mà chúng coi như mẹ. Sau gần hai năm chung sống, Tâm cũng sinh hạ được một cô con gái bụ bẫm. Cứ nghĩ sau khi có con, Hùng sẽ thay đổi nhưng không ngờ hắn vẫn vậy.
Tâm trẻ trung, xinh đẹp trong khi Hùng đầu đã hai thứ tóc, trông già trước tuổi. Cũng vì vậy mà Hùng hay ghen. Hễ thấy vợ đi đâu là hắn nghi ngờ, ghen bóng ghen gió, nhiều khi gây sự, chửi bới, đánh đập không nương tay. Tâm kể: “Có lần cả nhà đang ngồi ăn cơm, tôi có cuộc điện thoại của người bạn gái từ thời còn đi học. Hắn nghe thấy, nổi cơn ghen, không nói không rằng hất luôn mâm cơm ra sân rồi cầm chiếc bát ném vào mặt tôi, chửi cả bố mẹ lẫn ông bà, tổ tiên nhà tôi từ tam đại trở xuống. Sau đó tôi bế con về nhà bố mẹ ruột, làm đơn xin ly hôn. Hết hội Phụ nữ lại đến tòa án huyện cứ hòa giải không chịu cho ly hôn. Tôi tức quá nói thẳng với tòa và hội Phụ nữ: “Quý vị có ở trường hợp tôi đâu mà biết tôi bị hành hạ như thế nào. Nếu quý vị nhất định không cho ly hôn, tôi sẽ nhờ luật sư làm giùm một giấy cam kết, quý vị ký vào đó, nếu nó giết tôi chết hay tôi giết nó chết quý vị phải chịu trách nhiệm. Quý vị không ký, tôi cắn lưỡi chết ngay tại tòa cho quý vị coi”. Tôi làm dữ lắm, cuối cùng bắt buộc tòa phải cho ly dị. Như thế là tôi đã sống suốt 6 năm trời do sự ngu ngốc không tránh vết xe đã đổ của chị mình”.
Lần thứ hai làm vợ kế
Sau khi ly dị, Tâm gửi con cho bố mẹ đẻ, quyết định lên TP Vinh tìm việc làm. Nhờ người quen giới thiệu, người phụ nữ mới 24 tuổi đã qua một đời chồng đó xin vào làm người giúp việc tại một quán cơm bình dân rất đông khách, với mức lương 3,5 triệu đồng/tháng. Chủ quán cơm nơi Tâm làm việc là một người đàn ông tên Nhân, đã 43 tuổi. Vợ ông ta qua đời cách đây hơn 3 năm do tai nạn giao thông. Hai đứa con đang học đại học ở Hà Nội. Ngoài Tâm ra, ông Nhân còn có 3 người khác lo việc nấu nướng, bưng bê trong quán.
Sau một thời gian Tâm đến làm việc tại đây, biết cô đã ly dị chồng, mấy người đồng nghiệp thường đùa bỡn, gán ghép “người đẹp” với ông chủ quán. Dần dần ông chủ cũng tỏ ra săn sóc Tâm. Ông thẳng thắn cho biết, dù tuổi tác chênh lệch gần 20 tuổi nhưng nếu Tâm đồng ý kết hôn, ông sẽ lo cho Tâm suốt đời và sẽ coi đứa con trai của Tâm như con ruột.
Thế rồi, sau gần một năm làm việc trong quán, Tâm đưa ông Nhân về gặp gỡ gia đình. Bố mẹ Tâm thấy ông là người chín chắn, lại rất có của nên cũng bằng lòng. Đám cưới diễn ra đơn giản ở nhà gái tại Thanh Chương vì ông Nhân sợ hai đứa con đang đi học tại Hà Nội hiểu lầm, cho rằng ông mù quáng, mê say cô hầu bàn trẻ tuổi nên mới làm đám cưới lớn.
Tuy nhiên, chỉ mấy tháng, bố mẹ Tâm ở nơi quê nhà tại Thanh Chương lại một lần nữa ngạc nhiên khi thấy con gái từ TP Vinh xách va-ly trở về, úp mở nói chuyện sẽ xin ly dị với chồng.
Tâm kể rằng cô được người chồng lớn tuổi yêu quý, cung phụng đủ thứ như một bà hoàng. Từ một người giúp việc, hầu bàn, cô trở thành bà chủ ngay sau khi từ Thanh Chương trở về. Hằng ngày cô trông coi công việc của quán và ngồi tại quầy thu tiền ăn của khách do người hầu bàn đem tới. Cô không phải nhúng tay làm một việc gì cả, đã vậy thỉnh thoảng còn được chồng đưa đi may sắm những bộ quần áo đắt tiền, được vào các tiệm ăn sang trọng, ăn những món ăn ngon… Tiền bạc cô thu vào thế nào chồng không cần biết tới. Hàng tháng cô gửi về cho bố mẹ để nuôi đứa con bao nhiêu chồng cũng không hỏi đến, mà thỉnh thoảng ông chỉ nhắc nhở rằng cô nên gửi kha khá về giúp bố mẹ chứ ông bà già rồi, không làm gì ra tiền.
Nhưng cứ đến tối thì Tâm thấy rất khủng khủng khiếp. Ông Nhân mắc cái bệnh mà sau này cô mới biết đó là bệnh “bạo dâm”. Cứ hễ chăn gối là ông đánh cô, đánh càng đau ông càng tỏ vẻ thích thú hơn cả ăn nằm. Những lúc ấy ông gần như một người điên, đánh vợ theo bản năng đã có từ nhỏ do trời sinh ra chứ không như người bình thường. Tâm kể với bố mẹ rằng cô sợ nhất là bị chồng cắn. Ông ta cắn vào cổ cô, vào mặt cô, vào hai đầu vú cô, vào cả “chỗ kín” của cô, gặp đâu cắn đó, đau thấu trời đất, bị rách da thịt, đau đớn mấy ngày trời không khỏi. Đi bệnh viện, bác sĩ chuyên môn chỉ nhìn qua là biết. Bác sĩ bảo đây là chị bị bạo dâm; chồng hay bồ bịch? – Dạ thưa chồng. – Chồng thì hơi khó, còn nếu bồ bịch thì bỏ ngay đi, họ cắn thế này dần dần mức độ ngày càng tăng, có khi họ cắt thịt chị hay giết chết chị cũng chưa biết chừng! – Thưa bác sĩ, có cách chi chữa được không ạ? – Không, tuyệt đối không. Đây là một bệnh bẩm sinh, không có cách chi chữa được. – Vậy là em phải bỏ chồng? – Tùy chị thôi. Nếu chị chịu đựng được thì ráng chịu đựng, tôi không có ý kiến. Nhưng ban đêm phải đề phòng, không để bất cứ một con dao hoặc vật gì nhọn gần chỗ mình nằm, họ có thể lấy đươc. – Và bác sĩ nói thêm, nếu giết chị họ cũng vô tội, bởi vì lúc đó họ như người mộng du, đánh là đánh chứ có biết gì đâu…
Tâm sợ lắm. Cô quyết định nói thật với chồng rồi xin phép trở về Thanh Chương sống với cha mẹ, chăm sóc đứa con và có lẽ hai người nên ly dị. Ông Nhân ứa nước mắt. Ông cầm tay cô và nói ông hiểu, có lẽ mình không nên lấy nhau thì đúng hơn. Ông kể rằng trước đây vợ ông cũng đã từng chịu đựng, nhưng sau sợ quá, chịu không nổi, chính bà đã làm bộ vô tình đụng phải chiếc xe hơi đang chạy để tránh cho ông cái tiếng là bà tự tử… Nói xong, ông Nhân mở tủ lấy đưa cho Tâm một xấp tiền khá dầy: Em cầm lấy đi, đem về xài tạm trong khi chưa kiếm được việc làm, từ từ rồi anh sẽ nghĩ ra lý do xin ly dị và sẽ không gặp lại em nữa…
Ít lâu sau khi ly dị, Tâm xin được vào làm công nhân lắp ráp điện tử trong một công ty tại TP Vinh. Từ đấy cô ở vậy nuôi con, không nghĩ tới việc lập gia đình nữa.
Đoàn Dự

Sửa bởi người viết 18/06/2016 lúc 09:17:15(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.130 giây.