logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 22/06/2016 lúc 08:30:54(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage
Người dân biểu tình phản đối vụ cá chết với biểu ngữ 'Chúng tôi muốn sống'.

Mấy hôm nay các trang mạng xã hội lẫn nhiều tờ báo Việt Nam nhuốm đậm màu xám. Xám vì nhiều nỗi buồn cứ chồng chất lên nhau. Xám vì

hầu hết các tin tức nóng nhất là các tin thương tâm, đau lòng hay ghê sợ. Xin cúi đầu vĩnh biệt những người lính đã nằm xuống thời bình, dù

bất cứ lý do gì phải ra đi, thì các anh cũng là những người đáng được trân trọng, đáng để ghi tên cho những thế hệ trẻ sống một cách không

hèn mọn.

Tôi xin phép gác màu xám đầy thương tâm của vụ những người lính biển ra đi rồi chẳng thấy về. Thương tâm đủ rồi, đau đớn và xót xa tràn

ngập rồi. Gạt nước mắt quay về thực tại, người ta lại hoảng hồn. Bên cạnh sự ra đi đầy nhân văn, thì những người ở lại phía sau vẫn còn

đang lo sợ, hãi hùng trong một xã hội mà nhiều người bảo “sống để...tự hại nhau”. Tôi xin phép đặt tên cho cái lối sống, không phải bao trùm

xã hội nhưng hiện diện khắp mọi nơi, chính là lối sống “không tử tế, thiếu tính con người”.

Khái niệm tử tế quả thật không phải cao siêu hay xa xỉ. Và sống thiếu tử tế xuất phát từ những hành động nhỏ bé nhất, nhưng mang lại những

hậu quả to lớn không cùng. Không tử tế là khi người ta coi thường nhân mạng hàng chục người, hàng vài chục người trên những tuyến xe

mang danh là cao cấp, ba bốn năm sao, nhưng tài xế thích chạy sao thì chạy, lấn đường vượt tuyến, đua nhau tranh khách,... để rồi hết vụ tai

nạn này đến tai nạn khác: xe cháy, người chết không nhận dạng, gia tình tan nát, điêu linh. Không tử tế là khi hàng chục người ăn bánh mì rồi

phải nhập viện, có người tử vong. Chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng, nhưng nỗi sợ về việc đồng bào hại đồng bào vẫn

cứ len lỏi một khách khó nắm giữ và vô cùng khó chịu. Không tử thế là khi biến hóa thịt heo thành hàng loạt thứ thịt “quý hiếm” như nai, cừu,

đà điểu... để rồi miếng thịt nào cũng nhiễm vi sinh, đe dọa sức khỏe, an toàn tính mạng của người tiêu dùng: tiền mất, tật mang. Còn chưa

kể, thiếu tử thế là khi bán thức ăn cho sinh viên, những thế hệ tương lai của đất nước, mà trong thức ăn tràn lan những con giòi khiến người

xem còn buồn nôn nói chi đến người dùng.

Những câu chuyện thiếu tử tế, sống hại nhau như vậy vẫn cứ xuất hiện đều đặn và dường như có xu hướng ngày càng tinh vi hơn, nguy hiểm

hơn, ghê rợn hơn. Sự thiếu tử tế ấy một phần có thể xuất phát từ một môi trường thiếu đạo đức, thiếu niềm tin vào đạo đức. Con người

được sinh ra với tính bản ác hay tính bản thiện, đó hiện vẫn còn là điều gây tranh cãi. Tuy nhiên, nếu người đó lớn lên trong môi trường có

giáo dục và hướng đến bản thiện, ắt sẽ có khuynh hướng bản thiện nhiều hơn, tử tế nhiều hơn. Nhớ câu chuyện người Việt hay kể, rằng khi

kêu gọi dân làng góp rượu mở hội cho làng, thì kết quả hồ rượu thành hồ...nước lả. Ai cũng tin rằng nếu chỉ có mình mang nước lả, thì không

ảnh hưởng đến hồ rượu chung, không ngờ ai cũng mang nước thay vì góp rượu. Phải chăng xã hội chúng ta nghĩ rằng chỉ có vài ba người

xấu, cái xấu sẽ không ảnh hưởng đến xã hội, hóa ra thành một bể người xấu, đang ngoài kia, làm những chuyện thiếu tử tế: từ chén cơm, bó

rau, con cá, miếng thịt đến những đại dự án sặc mùi nhóm lợi ích.

Sự thiếu tử tế còn xuất phát từ một bộ phận lãnh đạo thiếu tử tế. Đó là câu chuyện hàng ngày mà người Việt nào có quan tâm đều nghe,

hoặc có khi không quan tâm đến thời cuộc cũng vô tình thấy nhắc ở đâu đó: trong quán chè lá vỉa hè, trong quán ăn hàng rong, hay thậm chí

trong nhà hàng sang trọng, trên báo chí truyền hình. Nhiều nhà nghiên cứu lẫn báo chí phản ánh, và dường như chưa ai đủ thuyết phục để

phủ nhận sự tồn tại của các nhóm lợi ích, những gã độc quyền đang thao túng phía sau những ông lớn của nhiều ngành kinh doanh mang tính

thiếu lành mạnh. Vụ việc cán bộ công an lại dám tự ý kinh doanh, chống lưng cho doanh nghiệp sân sau của mình là một điển hình như vậy.

Đó là chưa nói đến sự tắc trách, hoặc đôi khi trở thành nạn nhân và bất lực của ngành quản lý trước thời cuộc vốn tồn tại nhiều tiêu cực: từ

tuyên bố “thực phẩm đa phần là sạch nhưng người dân không biết”, đến việc “cá này được chứng nhân sạch, nhưng an toàn lại là chuyện

khác”. Những phát ngôn ấy cho thấy sự bế tắc về quản lý, sự nhút nhát trước việc đối diện với những nguy cơ bệnh tật, sống chết đang tràn

đến từng nhà, leo lên bàn ăn, chui vào nhà bếp.

Sự bế tắc là khi trên một tuyến đường thênh thang, dẫu có quanh co cũng không ngặt nghèo như những tuyến đường vượt rừng vượt biển tại

nhiều nơi ở Mỹ, châu Âu hay như Thái Lan, nhưng tai nạn thương tâm cứ ngày đêm âm ĩ. Mới hôm trước là tông nhau hàng chục người chết,

vài hôm sau lại một vụ tương tự xả ra. Ai cũng hoảng hồn, ai cũng mất niềm tin, dù không đi xe (vốn chỉ có vài ba hãng lớn) thì cũng chẳng

biết đi bằng gì. Ngành chức năng lúc thì lên tiếng, lúc chẳng thấy tăm hơi. Không lẽ việc quản lý đường bộ với vài ba tuyến xe khách khó khăn

đến mức như vậy hay sao?

Cuối cùng, cá nhân tôi cho rằng việc những kẻ thiếu tử tế tràn lan ngoài kia phần lớn cũng vì cơ chế xử lý vẫn còn nhẹ nhàng quá. Có một

nghịch lý về môi trường pháp lý ở Việt Nam, mà một vị đại biểu quốc hội Việt Nam từng thẳng thừng tuyên bố, đó là môi trường pháp lý thiếu

an toàn. Vài ba người tốt thì không được bảo vệ, trong khi lắm kẻ xấu vẫn cứ ung dung. Xây quán cà phê, mở cái chuồng gà có khi phải hầu

tòa hình sự, trong khi vi phạm kỷ luật ngành công an, tự ý kinh doanh khi còn làm quan chức, chống lưng cho doanh nghiệp sân sau,... thì

cũng chỉ bị điều đi nơi khác mà vẫn tiếp tục làm nghề. Doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng xã hội thì đền bồi cũng ở mức

thấp, xá gì với cái lợi chất ngất mà họ làm trong suốt chục năm. Nhiều doanh nghiệp ảnh hưởng môi trường vẫn cứ trốn chui giấy phép, chẳng

hiểu sao với cơ chế giám sát chặt chẽ đến tận gánh bún lề đường của quân nhà mình mà lại để sót những ông lớn doanh nghiệp không giấy

phép?

Than ôi, cái thời nhiều người sống chỉ biết để...hại nhau!
Theo Blog của Cao Huy Huân (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.078 giây.