logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/07/2016 lúc 09:23:41(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vụ tranh Thành Chương bị ký tên Tạ Tỵ: Tất cả 17 tranh triển lãm đều giả, "nét vẽ còn non nớt", công an "vào cuộc"

UserPostedImage
Họa sĩ Thành Chương cầm trong tay bằng chứng cho thấy ông là tác giả của bức tranh đang gây tranh cãi. (Một Thế Giới)

SÀI GÒN - Nếu không có một cuộc tranh cãi mới đây, Bảo Tàng Viện Mỹ Thuật chắc không có nhiều người ghé chân đến để thưởng lãm các tác phẩm của những họa sĩ nổi tiếng Việt Nam. Hôm thứ Ba có rất nhiều người đến, nhưng hầu hết là giới ký giả, kể cả các phóng viên của nhật báo ngoại quốc. Một số người khác là họa sĩ và quan chức có thẩm quyền của nhà nước cộng sản. Họ đến để nghe cuộc tranh luận về một (và nhiều) bức tranh bị xem là tranh giả mạo.
UserPostedImage
Nhà sưu tầm Vũ Thành Chung (giữa) đang dọa đánh ông Thành Chương (người quay lưng lại) trong cuộc đụng độ ngay trước bức tranh gây tranh cãi, ở bảo tàng viện mỹ thuật tại Sài Gòn sáng thứ Ba. (Dân Trí)

Và đây là một vấn đề quan trọng, cho thấy thói quen gian dối, lường gạt đã trở nên quá phổ biến ở Việt Nam, từ các sản phẩm giả cho người tiêu thụ cho đến những tác phẩm giả trong lãnh vực nghệ thuật. Đầu đuôi cũng vì xã hội bị cai trị bởi một chế độ luôn lường gạt người dân suốt mấy thập niên, xem lừa dối là chuyện bình thường.

Trong vụ tranh cãi tại bảo tàng viện kéo dài hơn một tuần qua, một bức tranh này được xem là của họa sĩ Thành Chương, từng được mua đấu giá ở nước ngoài, nay được triển lãm với tên họa sĩ Tạ Tỵ. Ông Tạ Tỵ đã qua đời từ lâu nên không thể lên tiếng, nhưng ông Thành Chương thì còn sống và có thể khẳng định ông là tác giả.

Ngoài tranh của họa sĩ Thành Chương bị mạo danh thành tranh của Tạ Tỵ, theo báo chí trong nước, còn có đến 15 bức tranh khác đã được Hội Đồng Thẩm Định kết luận là tranh giả trong chương trình triển lãm mang tựa đề "Những bức tranh trở về từ châu Âu."

Từ Hà Nội bay vào Sài Gòn, ông Vi Kiến Thành, “Cục” trưởng Cục Mỹ Thuật, Nhiếp Ảnh và Triển Lãm, thuộc Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch đã đến chủ trì một cuộc họp kín với Hội Đồng Thẩm Định sáng thứ Ba, về những bức tranh thuộc sở hữu của nhà sưu tập Vũ Xuân Chung đang triển lãm tại Bảo Tàng Mỹ Thuật.

Sau khi cuộc triễn lãm này khai mạc, có rất nhiều ý kiến về tính nguyên gốc và phẩm chất mỹ thuật của bộ sưu tập của ông Chung.

Thành phần hội đồng thẩm định gồm có các họa sĩ có chức lớn như Lương Xuân Đoàn, phó chủ tịch Hội Mỹ Thuật Việt Nam; nữ điêu khắc gia Phan Gia Hương, phó chủ tịch Hội Mỹ Thuật Việt Nam văn phòng tại Sài Gòn; họa sĩ Huỳnh Văn Mười, chủ tịch Hội Mỹ Thuật Sài Gòn.

Về phía bảo tàng viện có ông Trịnh Xuân Yên và ông Hứa Thanh Bình. Ngoài ra còn có đại diện của Sở Văn Hóa, các họa sĩ lão làng của Việt Nam như Quách Phong, Nguyễn Quân, và Nguyễn Trung Tín.
Nhà sưu tập Vũ Xuân Chung, chủ nhân của bộ sưu tập, đã không có mặt tại buổi đối chất và thẩm định. Nhưng sau đó thì ông có mặt trong phòng triển lãm và có một cuộc đụng độ nhỏ nhưng căng thẳng với họa sĩ Thành Chương.

Trước khi bước vào cuộc họp, các thành viên đến phòng tranh để xem thêm một lần nữa. Trả lời phỏng vấn báo chí, các họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Quách Phong, điêu khắc gia Phan Gia Hương đều tỏ ra khá bực bội về tình trạng tranh giả, tranh chép đang gây nhức nhối trong giới mỹ thuật Việt Nam hiện nay. Tuy chưa bước vào cuộc họp nhưng họ khẳng định tất cả tranh ở đây đều là tranh giả. Các họa sĩ cũng chỉ rõ cho phóng viên thấy những điểm được gọi là “nét vẽ còn non nớt mà tất cả những ai có tay nghề đều có thể nhận ra.”

Lương Xuân Đoàn khẳng định những bức tranh tại đây là giả bởi qua bút pháp và cách vẽ và cảm quan thì đã có thể khẳng định. Họa sĩ Quách Phong cũng nhận thấy những nét vẻ nguệch ngoạc chứng tỏ người chép tranh rất kém. Còn bà điêu khắc gia Phan Gia Hương nhìn nhận bức tranh gây tranh cãi là của họa sĩ Thành Chương .

Đến 9 giờ 30, Hội Đồng Thẩm Định bước vào cuộc họp kín. Một thành viên của hội đồng báo tin ra ngoài cho các phóng viên là tình hình cuộc họp diễn ra vô cùng căng thẳng. Thông tin phóng viên có được là họa sĩ Thành Chương đã trình bày với Hội Đồng Thẩm Định những bằng chứng về bức tranh “Trừu Tượng” là do chính mình vẽ.

Ngoài bằng chứng đã được công bố trước đó, ông Chương còn trình ra bức ảnh đã chụp bức tranh này từ năm 1975 do một nhà nhiếp ảnh thực hiện. Lần này họa sĩ Thành Chương khẳng định bức tranh được ông vẽ vào năm 1975 có kèm theo bức thư xác nhận của bà Kim Anh (người mẫu trong bức tranh).
Vào lúc 10 giờ 30, trong giờ giải lao giữa cuộc họp, vợ chồng họa sĩ Thành Chương bước đến phòng tranh để trả lời phỏng vấn với phóng viên báo The New York Times, thì bất ngờ nhà sưu tập Vũ Xuân Chung xuất hiện và có lớn tiếng với họa sĩ Thành Chương. Nhờ có mấy người đứng gần can ngăn, bằng không ông Chung đã đánh ông họa sĩ.

Ông Chung nói rằng tranh ông đã mua tại Paris với giá cao nên ông Chương không được phép đụng tay vào tranh này.

Trong cuộc họp được tiếp tục sau đó, hội đồng chuyên môn đã đi đến kết luận riêng cho bức tranh "Trừu Tượng" của nhà sưu tập Vũ Xuân Chung là tranh của họa sĩ Thành Chương bị mạo danh, tẩy xóa tên tác giả và đề tên Tạ Tỵ vẽ năm 1952 là tranh giả. Chữ Tạ Tỵ ký trên tranh là nét sơn mới, chưa bị thời gian làm nứt như các phần khác trên tranh.

Sau khi cuộc họp kết thúc lúc 12 giờ 30 trưa, đại điện phía Bảo Tàng Mỹ Thuật là ông Trịnh Xuân Yên đã có những kết luận với một số quan điểm như sau:

- 15 bức tranh thuộc bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung đang triển lãm tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Sài Gòn không phải bản vẽ do tác giả đứng tên thực hiện.

- Hai bức tranh trong bộ sưu tập này là mạo danh chữ ký tác giả (họa sĩ Tạ Tỵ và họa sĩ Sỹ Ngọc).
- Tạm giữ tất cả 17 bức tranh thuộc bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung để phục vụ công tác điều tra.
- Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương xử lý và sớm có kết luận cho vấn đề này.
Thông qua báo chí, Bảo Tàng Mỹ Thuật đã gửi lời xin lỗi đến công chúng vì đã chấp thuận để triển lãm tranh giả danh tại bảo tàng viện.

Trong khi đó các nhà chuyên môn tỏ ra rất quan tâm về vụ này. Nhiều họa sĩ đề nghị nhà chức trách phải sớm điều tra làm rõ hoặc truy cứu trách nhiệm những người có liên quan để loại bỏ tệ nạn làm tranh giả đang rất nghiêm trọng, gây nên nhiều tổn hại lâu dài cho sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam.
Theo báo Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.057 giây.