logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 22/07/2016 lúc 07:37:24(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage
Ảnh minh họa - Hoa đặt trước di ảnh của những nhân viên sân bay thiệt mạng trong ba vụ đánh bom tự sát và nổ súng tấn công tại sân bay

Ataturk ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuối tuần đọc báo tiếng Việt ở California thường thấy có đăng cáo phó, phân ưu. Đây là một nét đặc trưng của truyền thông Việt, đúng ra là

của truyền thông Việt Nam Cộng hòa, vì ở miền Bắc Việt Nam trước đây, và sau ngày thống nhất đất nước dưới chế độ cộng sản, chỉ có các

quan chức cao cấp của nhà nước khi qua đời mới được báo của đảng đăng cáo phó kèm chương trình tang lễ.

Đọc kỹ những cáo phó tôi thấy bây giờ nhiều người Việt qua đời được đem đi hỏa thiêu, và trong số những nhà quàn được nhiều người Việt

ở California biết đến có Peeks Funeral Home ở Quận Cam và nhà quàn Oak Hill trên San Jose. Tại hai nơi đó cũng có nghĩa trang với những

khu dành riêng cho người Việt để sống chết có nhau trong tình đồng hương.

Trong nếp sống Mỹ, sau khi chết, theo nguyện ước của người quá cố thì thân xác có thể được bảo quản như ướp xác, được chôn vào lòng

đất, được hỏa táng hay có khi được hiến cho các trung tâm y khoa để nghiên cứu.

Báo tiếng Anh cũng có đăng cáo phó về người chết, trong những cột báo nhỏ, nhưng ít khi nhắc đến việc người quá cố được chôn cất ra sao,

ở đâu.

Ngày mới qua Mỹ, nhà thơ Du Tử Lê viết bài thơ “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển” và bài thơ đã được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ thành

ca khúc mang cùng tên. Lúc đó nghe qua tưởng lạ, nhưng đối với người Mỹ khi qua đời được hỏa thiêu và tro than đem rải ra biển là chuyện

bình thường. Tro bụi lại trở về cùng bụi tro, như trong Thánh kinh Ki-tô giáo đã nói về con người xác phàm.

Lời thơ của Du Tử Lê mang mang nỗi đau cuộc sống lưu vong cùng niềm mơ ước được trở về quê cũ mà chưa được toại nguyện, vì đường

qui cố hương khi đó còn quá xa xăm mờ mịt.

Vì muốn được trở lại quê nhà nên chỉ còn một cách như thế. Sau khi chết đem tro cốt thả trôi ra biển, cho sóng đẩy đưa rồi cũng cập bến cũ,

nhập lại với hồn xưa, còn hơn nằm lại nơi đất khách quê người cô quạnh.

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển

Đời lưu vong không cả một nấm mồ

Vùi đất lạ thịt xương không tan biến

Hồn không đi sao trở lại quê nhà …

Nỗi lòng của nhà thơ, sự chết và biển cả, lại như điều tiên liệu cho sinh mệnh hàng trăm nghìn người Việt sau ngày 30 tháng Tư 1975 đã phải

gửi thân xác vào lòng biển cả, không phải để được trở về mà chạy trốn.

Suốt hai thập niên kể từ tháng Tư oan nghiệt đó, biết bao xác người Việt đã nổi trôi trên biển, còn hồn vật vờ không đến được bến bờ. Chết

trên đường tị nạn vào tháng Tư trên biển ở Đà Nẵng, ở Nha Trang, trên sông Sài Gòn vào cuối tháng Tư nghiệt ngã ấy.

Cho đến nhiều năm sau, xác người Việt vẫn nổi trôi trên biển. Năm 1988 một con tàu nhỏ rời bỏ Việt Nam ra đi với 110 người. Khi cập bến chỉ

còn một nửa vì bị lạc phương hướng, thuyền nhân lần lượt chết khát, chết đói. Nhiều người được thủy táng, có thuyền nhân đã phải ăn thịt

người để sống sót. Câu chuyện đau thương đó được đạo diễn Nguyễn Đức ghi lại trong phim Bolinao 52.

Đoạn đường thương đau giờ đã qua. Ra đi rồi cũng có ngày về cội vì giờ đây đường về đã thênh thang mở lối.

Nhưng được về cội có phải là sẽ chết, được chôn dưới gốc đa đầu làng, được an nghỉ bên cạnh mộ phần tổ tiên?

Nhiều người Việt cao tuổi ở Mỹ rồi cũng sẽ dần bước qua bến bờ tử sinh. Nhưng không biết có bao nhiêu người muốn được đem thân xác về

chôn cất ở quê xưa? Đọc những trang cáo phó trên báo, tôi nghĩ là không nhiều.

Hồi đầu thập niên 1990, một người tôi quen có mẹ qua đời, và ước nguyện của cụ bà là được chôn cất ở Việt Nam. Khi đó chưa có bang

giao hai nước nên thủ tục giấy tờ còn nhiều rắc rối, nhưng cuối cùng gia đình cũng thực hiện được điều trăng trối của người quá cố. Khi quan

tài đưa cụ bà về đến Sài Gòn, báo chí đều đưa tin vì đó là một sự kiện lạ. Nếu chôn cất ở Mỹ, tổn phí ma chay cũng bằng với giá đem quan

tài về nước.

Quan niệm “về cội” có trong văn hóa Việt từ nhiều đời qua, như trong câu nói “lá rụng về cội”. Như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện từng mơ ước:

“về với miếu đường / mồ mả gia tiên”, nhưng rồi ông đã mất ở Mỹ, được hỏa thiêu và tro than gửi trong một nghĩa trang ở Quận Cam.

Nhiều lãnh đạo của Việt Nam Cộng hòa qua đời ở nước ngoài cũng gửi nắm xương tàn nơi đất khách, từ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Đại

tướng Dương Văn Minh, Đại tướng Cao Văn Viên, Đại tướng Nguyễn Khánh, Trung tướng Đặng Văn Quang, Trung tướng Nguyễn Chánh Thi,

Thiếu tướng Bùi Đình Đạm đến Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, Bộ trưởng Giáo dục Ngô Khắc Tỉnh.

Chỉ có Trung tướng Ngô Quang Trưởng sau khi qua đời ở Mỹ, xác được hỏa thiêu và gia đình đã mang tro than về rải trên quê hương Việt

Nam.

Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã có khoảng thời gian về với cội nguồn, tưởng sẽ được mồ yên mả đẹp nơi quê nhà nhưng ông qua đời ở Malaysia,

được hỏa thiêu và tro cốt được đem về Mỹ gửi trong một ngôi chùa ở nam California.

Tôi biết một vài gia đình ở Mỹ đã đem tro than của người thân về gửi trong các chùa, nhà thờ trong nước.

Trong hơn 40 năm qua, người Việt ra nước ngoài sinh sống đã lên đến vài triệu, trong số đó có bao nhiêu người bây giờ muốn thực sự về cội

để được yên nghỉ nơi quê cha đất tổ?

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi

Để một mai tôi về làm cát bụi…

Đó là ca từ nhạc Trịnh mà nhiều người thường nghĩ đến khi dự đám tang. Cát bụi ở đâu cũng chỉ là cát bụi. Chết đi, thân xác con người dù ở

đâu thì cũng trở về cùng cát bụi. Còn hồn về đâu nào ai biết được.
Bùi Văn Phú (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.077 giây.