logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/07/2016 lúc 08:44:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
“Em tan trường về

Đường mưa nho nhỏ

Chim non giấu mỏ

Dưới cội hoa vàng



Bước em thênh thang

Áo tà nguyệt bạch

Ôm nghiêng cặp sách

Vai nhỏ tóc dài”



Cội hoa vàng, hàng phượng nở, con đường Trần Quang Khải, Trần Khắc Chân, trường trung học Văn Lang ở khu Tân Định,… những bình dị của Ngày Xưa Hoàng Thị đầy ấp dấu yêu với hàng cây xưa vẫn gầy, còn phơi nghiêng dáng đỏ, như quê hương với từng nẻo đường, nhánh sông uốn khúc và những cơn mưa trong mùa hạ man mát, mênh mông kỷ niệm. Cho dù nàng Ngọ chỉ là hình ảnh “Thương ơi vạn thuở.Biết nói chi nguôi” và những chàng tuổi trẻ Phạm Thiên Thư, bây giờ bước chân càng nặng nề hơn, phong trần nhuộm trắng mái tóc thư sinh bồng bềnh của thuở nào, “Tay ngắt chùm hoa.Mà thương mà nhớ”.Nhớ thương quê hương Việt Nam. Quê hương của những ngày yên ấm trong tự do, thật nên thơ, đầy thơ mộng.



Tháng Bảy Vancouver cũng chan hòa nắng. Nắng nơi đây không sao bằng nắng ấm quê hương, nhưng cững đủ làm háo hức lòng người với ngày cuối tuần vui chơi với gia đình hay chung vui các lễ hội trong thành phố. Mùa hạ, ít khi có mưa.Có mưa rơi, hạt nhẹ và mau tạnh.Lắm ngày nắng chói chang chang.Cái nóng từ ánh mặt trời phủ trùm, len sâu xuống lòng đất, nóng trong hơi gió ập đến. Từ độ âm ở mùa đông chuyển sang hơn ba mươi độ dương, vạn vật biết nóng. Nóng bức trên làn da.Nắng cháy vàng màu cỏ xanh. Người ta trông chờ cơn mưa hạ thoảng đến xoa dịu muôn loài. Nhưng những cơn mưa tháng Bảy năm nay đã không xoa dịu được lòng người Việt lưu vong. Bầu trời nặng trĩu màu xám, rơi xuống những hạt mưa mù mịt che ánh mặt trời.Không gian u tối buồn thiu.Mưa mang lại thêm lắm ray rức, xót đau.

Surrey Fusion Festival!

Ngày lễ hội đa văn hoá ở Surrey, thành phố ngoại ô của tỉnh bang British Columbia của Canada, khai mạc vào ngày cuối tháng bảy hàng năm. Năm nay, đoàn diễn hành có cờ của cộng sản Việt Nam.Lá cờ như lưỡi dao sắc bén khứa sâu vào vết thương uất hận của người tỵ nạn cộng sản vẫn chưa bao giờ lành.

Tháng bảy năm nay không nóng gay gắt như những năm trước, nhưng cái nóng bức rứt nung đốt lòng người Việt lưu vong nơi đây, gợi nhắc những ngày trong toán sinh viên học sinh tình nguyện giúp tìm xác đồng bào bị thảm sát ở Huế, Tết Mậu Thân năm 1968.

Nhã Ca đã ghi lại trong hồi ký Giãi Khăn Sô Cho Huế với nước mắt xót đau:

“Trong thành nội, quân giải phóng hoàn toàn chiếm hết. Có những cán bộ nằm vùng, những thanh niên mất tích từ lâu, bỗng thấy xuất hiện. Họ đeo băng, họ cầm đầu, họ đi lùng từng nhà hỏi tội. Vài cuộc rượt bắt, vài người bị bắn gục ngã giữa đường, xác người để đó không ai dám đem đi chôn, có xác đã bắt đầu có mùi, máu khô đọng, sặc mùi tanh và ruồi nhặng bu đầy, trông hết sức kinh khủng.

Bắt đầu những ngày Huế mở cửa địa ngục.”…

“Chính trong thế hệ chúng ta đây, đã có Đoan, một cô bạn học cùng lớp với tôi ngày nào, đang ngồi trên ghế đại học ở Sàigòn, bỗng về Huế, đeo băng đỏ nơi tay, dát súng lục bên hong, hăng hái đi lùng người này, bắt người khác, để trở thành một nữ hung thần trên cơn hấp hối của Huế.

Chính trong thế hệ chúng ta đây, đã có Đắc một sinh viên trẻ trung, hăng hái. Thời trước Đắc làm thơ, Đắc tranh đấu, rồi bỏ ra khu. Để rồi trở lại Huế lập những phiên tòa nhân dân, kêu án tử hình hàng loạt người, rồi đích tay đào một cái hố, bắt một bạn học cũ có xích mích từ trước ra đứng bên hố, để xử tử. Cậu bạn của Đắc, tên Mậu tý, dơ cái băng đỏ dấu hiệu giải phóng quân lên cao, lạy van Đắc :

– Em lạy anh. Bây giờ em theo các anh rồi mà. Em có mang băng đỏ rồi mà. Cách mạng muôn năm… Hồ chủ tịch muôn năm.

Nhưng mặc Mậu Tý năn nỉ, hoan hô, Đắc vẫn nhất định nổ súng vào người bạn nhỏ.

Chính trong thế hệ chúng ta đây, đã có từng đoàn người, hàng trăm người, cha có, sư có, già có, con trẻ có, mỗi người cầm một lá cờ trắng để ra dấu đầu hàng bất cứ phe nào, đi thất thểu trong một thành phố đầy lửa cháy. Cứ như thế chạy ngược chạy xuôi, cho đến khi gục ngã gần hết.”…

“Tôi gặp thêm một số người các nơi chạy về nữa. Từ Gia Hội, từ Bến Ngự, từ Kim Long. Vậy là Huế đã rỗng…. Một đoàn người bị bắt, một sợi dây thừng dài cột người này liền với người khác.Ðoàn người được dẫn lên phía núi.Tới một khoảng đất trống, một anh giải phóng ra lệnh mở giây trói cho mọi người, bắt họ đào hầm hố.Những hầm hố mới nguyên bên cạnh những cây cối còn xanh tươi.Ðoàn người được đứng sắp hàng lại. Một loạt đạn thi ân: Giải phóng. Một số người được chừa lại: Xô họ xuống hố và lấp đất đi. Những giọt nước mắt không ứa ra được, nóng như lửa chảy ngược xuống nung đốt ruột gan. Số người còn lại về sau cũng bị số phận như thế…”



Hơn ngàn tử thi tìm thấy trong đợt đầu, sau cuộc chiến. Con số hàng trăm nạn nhân từ mỗi khu vực thảm sát tập thể như đã tìm thấy ở Gò Cát, trong khe Đá Mài, khu Phú Thứ,…. làm thế giới càng kinh tởm hơn với các kiểu cách giết người vô cùng man rợ của cộng sản.

Mới đến hai giờ trưa, thành phố Huế vào giờ giới nghiêm.Thành phố vắng lặng.Cái chết trong không gian hoà nhập cùng cái chết dưới những hố chôn người của cái quân đội tự xưng gọi là “giải phóng”.Nắng nhiệt đới nung mùi tử thi ươn sình nồng nặc trong không khí. Cơn mưa dầm dề nhớp nhúa trộn xương thịt với đất bùn đen đủi. Chiều về, chảo nước sôi lớn ngoài sân không thể tẩy sạch hết mùi xác chết đậm đặt ướp thấm vào sớ vải của áo và quần. Tuổi trẻ đầy mộng mơ, lý tưởng phải trực diện với các thi hài không chỉ đàn ông mà gồm cả đàn bà và trẻ thơ bị đập chết dã man hay bị xô ập xuống hố chôn sống. Mùi hôi thối không kinh hoàng bằng hình ành thi hài vô cùng thảm thương của đồng bào nạn nhân.Những người thiện nguyện đi tìm xác có ống dầu khuynh diệp được cấp phát, thấm vào các khăn tay bịt mũi để làm dễ chịu hơn. Tình thương, nỗi xót đau làm người ta không còn e dè ôm khóc xác người thân đã thối nát.



Nắng và mưa nơi đây khuấy động nỗi nhớ thương Việt Nam cùng những hãi hùng khi trốn chạy loài cộng sản, bỏ lại quê hương.

Những người cầm quyền nơi đây, cho rằng mươi phút cờ đỏ xuất hiện cùng diễn hành với quốc kỳ của các sắc dân sinh sống nơi đây không đáng kể so với lợi ích của hai ngày giới thiệu về văn hoá của một dân tộc.Thế nhưng không giản dị thuần văn hoá như suy nghĩ của những người tổ chức. Tuổi trẻ tham dự buổi họp đã khéo léo phản biện và chứng minh rằng: chế độ cộng sản gian manh đã lợi dụng ngày lễ Hội Văn Hoá Fusion ở Surrey để quảng bá tuyên truyền tô bóng cho chế độ, trên các hệ thống truyền thông phục vụ cho bộ máy cầm quyền của nhà nước cộng sản, hầu che đậy các thủ đoạn đê hèn man rợ của một bạo quyền đối với đồng bào trong nước.



Điều bi thảm là sau cái ngày 2 tháng 9 năm 1945, cộng sản dùng bạo lực cướp chính quyền độc lập còn non trẻ đến nay, Việt Nam đang trở thành một thuộc quốc của Trung Cộng. Từ đó, toàn dân Việt cứ phải nghe đi nghe lại những từ ngữ độc lập và tự do của đảng cộng sản trong các nguồn máy tuyên truyền láo khoét của cái gọi là “nhà nước”.

Thế đấy:Độc lập của cộng sản là phải cắt đất dâng biển, là rước giặc Tàu vào dày xéo mồ mả tổ tiên!

Thế đấy:Tự Do của cộng sản là được quyền bán nước, và tự do đàn áp đồng bào biểu tình chống giặc ngoại xâm Trung Cộng!



Hơn sáu mươi sáu năm qua, dân tộc Việt đã phải trả một cái giá quá đắt, bằng những núi xương và sông máu, cho hai chữ độc lập và tự do trên đầu môi chót lưỡi của người cộng sản. Hàng ngàn người khác vẫn đang bị tù đày chỉ vì muốn đòi lại nền độc lập và tự do mà đảng đã cướp đoạt của dân tộc.

Ngày nay, bóng mây đen của thời Bắc thuộc đang trùm phủ trên bầu trời nước Việt và những con dân yêu nước thì tiếp tục bị cướp đoạt nhân quyền, bị giam cầm ở khắp nơi!



Dưới chế độ cai trị của cộng sản, dân tộc Việt Nam đã phải trả cái giá quá đắt cho hai chữ độc lập và tự do. Và cũng vì Tự Do, người Việt phải liều mình vượt trốn, triệu thân xác đã vùi chôn trong rừng thẫm và ngoài biển Đông.

Ngày hôm nay, cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản cương quyết không chấp nhận chế độ bạo quyền bán nước hại dân cùng lá cờ máu của đảng cộng sản man rợ, đồng loạt biểu tình chống sự hiện diện của chế độ cộng sản Việt Nam.

Tháng bảy, trời mưa!

Màu cờ vàng của quốc kỳ Việt Nam Tự Do vẫn sáng rực tung bay dù trong mưa bảo.

Chính nghĩa tất thắng!

Ngày hôm nay, không riêng ở hải ngoại, tuổi trẻ Việt Nam ở trong nước cũng đã nhận chân được bộ mặt thật của chế độ cộng sản.Rồi sẽ có một ngày, tuổi trẻ Việt Nam sẽ quét sạch loài cộng sản cùng lá cờ máu trên quê hương.

Sau cơn mưa trời lại sáng. Cho tuổi mộng mơ êm đềm đầy thơ mộng…



“Bước em thênh thang

Áo tà nguyệt bạch

Ôm nghiêng cặp sách

Vai nhỏ tóc dài”


24/07/2016

Bùi Đức Tính
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.093 giây.