logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/07/2016 lúc 08:53:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khi viết chuyện tình nghệ sĩ tài danh thời hoàng kim của sân khấu cải lương trong các thập niên 30 đến 80 của thế kỷ trước, tôi nhớ soạn giả Năm Nở (1909 – 25/5/2000), tác giả các tuồng hài hước Khi Người điên biết yêu, Hội Yêu Chồng, ông Huyện Hàm…Hàm, Vó Ngựa Truy Phong… Soạn giả Năm Nở là soạn giả nổi danh đồng thời với các soạn giả Năm Châu, Tư Chơi, Tư Trang, Mộng Vân, Bảy Cao, Năm Nghĩa, Bảy Nhiêu, Duy Lân, Giáo Út, Tư Thới,…

Các nghệ sĩ nổi danh qua các vai tuồng để đời của sg Năm Nở có : Cô Sáu Nết, Sáu Ngọc Sương (vai Ngự Bình vở Hội Yêu Chồng), các cô Phùng Há, Sáu Ngọc Sương, Ba Thanh Loan, Ngọc Hải, Ngọc Ánh và các nam diễn viên Năm Châu, Tám Danh, Từ Anh(trong tuồng Vó Ngựa Truy Phong), các nghệ sĩ Phùng Há, Kim Cúc, Kim Lan, Năm Châu, Ba Vân, Từ Anh(trong tuồng Khi Người Điên Biết Yêu…

Soạn giả Năm Nở (Lê Hoài Nở) sinh năm 1909, làng Tân Hưng, huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc. Thân phụ anh là Cai tổng Hoài, địa chủ, có mấy chục mẫu ruộng, vườn cam, quít và trại nuôi vịt bầy, vịt hãng, nên khi anh thi đậu bằng Tiểu Học (CEPCI) ở Sa Đéc, anh được cha anh cho lên Saigòn học. Anh thi rớt bằng Thành Chung, về quê nhà, làm thầy giáo trong làng (1930)

Là công tử vườn, thầy giáo Năm Nở ngoài giờ dạy học, chơi đá banh, đá gà, đá cá và đờn ca tài tử. Anh sử dụng thông thạo đờn kìm, đờn cò. Tiếng đàn và giọng ca của anh mượt mà, sâu lắng, làm rung động biết bao con tim của các cô thôn nữ ở những nơi mà Ban đờn ca tài tử của anh đến diễn.

Cha anh, ông Cai Tổng Hoài thất cử Hội đồng nhiều lần, thất chí, sanh bịnh rồi mất. Lúc đó anh mới biết cha anh vay nợ Chà Chetty, vung tiền mua phiếu tranh cử. Thất cử, tự ái, vay nợ tiếp để khóa sau tái tranh cử. Nợ Chà nặng lãi, tiền lới trả không nổi, chồng lên thành nợ mới, cứ vậy, nhiều năm sau, không trả nổi nên Chà Chetty kiện ra Tòa, tịch thu ruộng vườn và trại vịt.

Năm 1938. Lê Hoài Nở rời quê, lên Saigòn, gia nhập gánh hát Nam Hưng của ông bầu kiêm vua cờ bạc Sáu Ngọ. Nhờ biết đờn ca và có học thức, anh Năm Nở nhanh chóng trở thành kép chánh.

Năm 1940, Năm Nở hợp tác với anh Năm Châu và anh Tám Bang (chủ nhà hàng Bồng Lai – Saigon) lập gánh hát cải lương Năm Châu. Dịp này, anh dựng trên sân khấu Năm Châu nhiều tuồng của anh sáng tác: “Những Kẻ Vứt đi!”, “Thử yêu chồng”, “Hội Yêu Chồng”, “Vó Ngựa Truy Phong”, “Khi Người Điên Biết Yêu“. Soạn giả Năm Nở nổi danh là người chuyên sáng tác tuồng cải lương xã hội trào phúng.

Năm 1948, Năm Nở và các nghệ sĩ tiền phong thành lập Hội Nghệ Sĩ Ái hữu Tương Tế, anh được bầu vô Ban Chấp Hành. Cũng trong năm 1948, anh lập gánh hát cải lương “Sống Mới”, có các diễn viên Sáu Nết, Sáu Ngọc Sương, Duy Lân, Duy Chức, Ba Thâu. Anh viết 6 kịch bản cho đoàn “Sống Mới”: Anh Chị Ăn Mày, Nỗi Lòng Chị bếp, Hăm Ba Đưa Ông Táo Về Trời, Ông Huyện Hàm… Hàm, Thử Làm Vợ Bé, Sở Chữa Lửa Đụng Hãng Xăng Dầu.

Đoàn hát Sống Mới lưu diễn, nhà chức trách tỉnh cấm hát vì cho là tuồng hát Ông Huyện Hàm …Hàm, Cưới Vợ Bé Ăn Tết… châm biếm các quan chức. Vì cứ bị cấm hát, đoàn hát thất thu, rã gánh.

Năm 1954, soạn giả Năm Nở về ở xóm Bàn Cờ, rồi đình Phú Thanh, mở quán nhậu với bảng hiệu “Năm Nở Nhậu Chơi“.

Năm 1962, các nghệ sĩ Năm Nở, Năm Châu, Duy Lân, Hoàng Trọng Miên, Phùng Há, Ngọc Ánh, nhạc sĩ Hai Khuê, Nguyễn Hữu Ba được mời làm Giáo sư Trường Quốc Gia Âm Nhạc & Kịch Nghệ Saigon do ông Nguyễn Phụng làm Giám Đốc. Học trò tốt nghiệp khóa đầu tiên (soạn giả Năm Nở góp phần đào tạo) có: Tuyết Sĩ (hiện ở Santa Ana, Mai Thành (diễn viên kiêm giáo viên kịch nghệ trường Đại Học Sân Khấu Điện Ảnh Sàigòn), cô Phương Ánh, Hương Xuân, Đỗ Quyên, đào chánh các Đoàn Thanh Minh Thanh Nga, Dạ Lý Hương, Thủ Đô (Ba Bản).

Nhắc tới anh Năm Nở, tôi có nhiều kỷ niệm khó quên. Tôi thường đến đình Phú Thạnh, nơi đó tập trung nhiều nghệ sĩ: Nam Sơn (biệt danh Năm Thịt), Chín Viễn, Hề Bảy Xê, Xuân Phát, Thanh Lựu, Tám Lắm, hề Phúc Lai và anh Năm Nở. Tôi mời nghệ sĩ tham gia chương trình cải lương trên Ban Phương Nam đài Phát Thanh Sàigòn mà tôi là trưởng ban. Lần nào đến đình Phú Thạnh, tôi cũng ghé quán “Năm Nở Nhậu Chơi”để nhậu lai rai và nói chuyện chơi với các bạn nghệ sĩ và ông chủ quán Năm Nở. Có lần tôi ngỏ ý xin bái anh làm sư phụ để học viết tuồng trào phúng. Anh từ chối và nói là anh có học trường lớp nào đâu, làm sao biết cách để truyền nghề. Tôi hỏi anh có đọc hài kịch của Molière không và anh viết tuồng trào phúng như thế nào? Tại sao chọn trào phúng, châm biếm mà không viết tuồng Tàu hay tuồng xã hội như các bạn soạn giả đồng thời với anh? Bữa nhậu đó có Kiên Giang, anh Năm Nở cầm ly rượu đế, nhấp môi, trầm ngâm, gắp tôm khô cû kiệu… lại uống rượu, mắt nhìn xa xôi như hồi tưởng lại chuyện ngày xưa. Chúng tôi cũng uống rượu, im lặng chờ đợi. Bỗng anh Năm buông thỏng mấy tiếng: “Tôi viết tuồng diễu… Tại cái hột vịt.”

Tôi và Kiên Giang vừa mới hớp rượu, bật cười tới té sặc.“Cái gì? Tại cái hột vịt mà anh viết tuồng diễu à?”

Kiên Giang vói tay lấy một cái hột vịt bắc thảo, mồi nhậu của quán “Năm Nở Nhậu Chơi”, ngắm nghía, lật qua lật lại.

Anh Năm Nở nói: “Mày lột cái hột vịt bắc thảo đó rồi ngậm trong miệng, tao dọng một cái mạnh cho nó tọt vô họng. Khi nào mày mắc cổ, trợn tṛòng trợn trắng thì mới biết được cái lý lẽ để viết tuồng diễu “. Kiên Giang đập vỏ, lột hột vịt … cái trứng vịt bắc thảo đen xanh, mềm nhũn. Kiên Giang làm nư muốn nuốt trọng. Anh Năm vội ngăn: “Cái thằng ông nội, tao nói chơi, mày tưởng thiệt, nuốt cho mắc cổ, tao ở tù sao?”.

Kiên Giang cười, nói: “Tôi nhìn cái hột vịt đen xì, tính làm vài câu thơ chơi, nhưng không rặn ra được câu nào. Còn anh, nhìn hột vịt, làm sao mà anh viết diễu được?”.

Anh Năm giải thích, nhắc lại lúc anh còn nhỏ, ba anh có trại vịt. Anh muốn ăn chè hột vịt, ba anh bảo: “Mày lựa hột nào có trống thì để qua một bên để ấp, còn hột vịt thường thì lấy mà nấu chè.”

Anh xuống trại vịt, đứng bên thúng đựng trứng vịt, nhìn hoài, không biết trứng nào có trống, trứng nào không, bèn hỏi chị hai Mánh, người làm công trong trại. Chị hai Mánh lảng tai, nghe hỏi hột vịt có trống, chị nghe được mấy tiếng “vịt trống“, nên trả lời: “Trống thì nó kêu cạp cạp, còn mái thì nó kêu cáp cáp.”Anh bèn cầm hột vịt, kê sát lỗ tai, ráng nghe coi nó kêu cáp cáp hay cạp cạp… Hột vịt chưa kêu cáp cáp hay cạp cạp mà anh đã bị cú vô đầu nghe cóc cóc đau điếng. Đổ quạu, tưởng chị Mánh cú, anh tính loi lại trả đũa, không ngờ người cú đầu là ba anh. Ông nói: “Sao mày ngu quá cỡ thợ mộc vậy, hột vịt nào mà kêu cho mày nghe? Muốn kiếm hột vịt có trống thì đốt đèn, nhìn ngược ánh sáng, thấy tròng đỏ có tim là hột vịt trống. Không đốt đèn thì đứng trong tối, dùng bàn tay che quanh trứng, nhìn ngược ra ánh sáng, thì biết, thì thấy “… Đêm đó ăn chè hột vịt, ba anh nói thêm: “Ở đời nhìn bề ngoài thì thấy không hết đâu, muốn nhìn bề trong thì phải nhìn ngược lại cái thông thường của nó, nhìn trái sáng thì mới thấy được cái chân tướng.”

Do thiên tư, anh Năm Nở nghiệm ra rằng: “Nhìn Cái Nghịch Lý”, thì mới tìm ra khía cạnh khác của sự việc, giống như bề trái của chiếc mề đai, có khi không danh dự, không thơm tho như chiếc mề đai nhận thưởng. Anh nghĩ cái gì đối lập nhau, dễ tìm ra sự thật, dễ gây ấn tượng và theo quan điểm của người nhìn, có thể tìm ra được sự đáng tức cười của sự đối lập đó như “mập”với “ốm”(Laurel và Hardy), như chuyện cảnh sát rượt Charlot, cảnh sát oai quyền, mạnh bạo vậy mà rượt theo một kẻ ốm đói như Charlot mà bắt không được, lại té lên té xuống, dở khóc dở cười… Nghịch lý như Dốt Hay Nói Chữ, Điên Mà Biết Yêu, Thử Làm Vợ Bé, Ông Huyện hàm… hàm! Anh Năm Nở có biệt tài sử dụng ngôn ngữ hài, chọc cười khán giả một cách tỉnh bơ.

Một lần khác, cô Phương Ánh, Chí Hiếu và tôi, sau khi thu dĩa hãng Continental về, trời sụp tối, chúng tôi ghé quán “Năm Nở Nhậu Chơi”. Gần đó có bán cháo trắng, hột vịt muối. Anh Năm Nở thấy chúng tôi, vẻ mặt quạu đeo. Chị Ngọc Trai, vợ anh, mặt ngơ ngác, tỏ ra không hiểu tại sao bỗng nhiên anh Năm nổi giận. Tôi hỏi: “Anh Năm, hôm trước anh hẹn nói tiếp chuyện viết tuồng diễu, bữa nay anh có hứng không?”. Anh Năm nói xụi lơ: “Hứng gì nổi, mất mẹ nó cái cà rá hột xoàn 5 ly, mới rớt xuống đất đó, kiếm hoài hông thấy.” Phương Ánh vội hỏi: “Rớt ở đâu? Sao thầy làm rớt vậy“. Năm Nở: “Thì lấy ra chùi, đánh bóng, túng quá, tính đi cầm.” Phương Ánh sốt sắng: “Để tụi con kiếm dùm cho“. Cô ta lom khom, nhìn kỹ từng viên gạch. Chí Hiếu chạy qua nhà Bảy Xê, mượn đèn pile qua rọi, thế là tiếng đồn tới Bảy Xê. Bảy Xê đi rủ Chín Viễn, Xuân Phát, Năm Thịt cùng kéo tới. Kẻ rọi đèn, người bò, mò theo kẹt vách. Anh Năm Nở bó gối, thở dài: “Thôi, kệ mẹ nó đi! Cái số mình ăn mày thì có của gì cũng mất”. Chín Viễn ráng kiếm, miệng lầm bầm: “Có cà rá hột xoàn mà mình túng quá, mượn tiền ảnh, ảnh nói ảnh nghèo kiết xác! Hiểm hén… Hiểm hén. Chợt Xuân Phát đứng lên, nói lớn: “Kệ đi, anh Năm mất chiếc cà rá xoàn này, còn chiếc khác, còn dây chuyền vàng, còn cẩm thạch…” Năm Nở vội la lên: “Đừng nói giỡn mày! Tao thề nếu tao có nhiều vàng, hột xoàn vậy cho… Chị Năm vội ngăn: “Anh Năm đừng có thề… đừng có thề! ”

Tôi ra về, nửa tin, nửa ngờ. Sáng hôm sau, tôi tới đình Phú Thạnh, hỏi anh Nam Sơn: “Sao? anh Năm Nở kiếm thấy chiếc cà rá xoàn không? Anh Nam Sơn cằn nhằn: “Báo hại cả xóm, đêm rồi không ngủ được, ăn trộm rình nhà Năm Nở rồi quanh quẩn suốt đêm. Tụi tui cũng sợ lây, đi rõn, canh chừng hoài. Cái mừng này, ăn trộm ăn cắp sẽ không bỏ qua đâu… Cái thằng Xuân Phát ác miệng nói anh Năm Nở có nhiều xuyến vàng, ngọc thạch, tụi trộm không chộp được cái này, nó sẽ quơ thứ khác”. Tôi bước vô quán nhậu của anh Năm Nở, thấy tôi, anh cười hề hề: “Sao? Nguyễn Phương thấy sao? Nguyễn Phương muốn viết tuồng diễu thì cái tình huống “Năm Nở mất cà rá xoàn “đã làm động cả xóm, đánh thức lòng tham cûa mấy tên trộm và làm khổ cả vợ chồng Năm Nở này vì Hội Nghệ sĩ vừa định giúp vợ chồng tôi một ngàn đồng để trị bịnh, nay nghe tôi có hột xoàn 5 ly và Xuân Phát nói tôi còn nhiều vòng vàng nên Ban Chấp Hành rút lui ý định trợ cấp cho tôi. Cười ra nước mắt đó à nghen! “. Chưa hết đâu, chủ nợ nghe nói anh có hột xoàn, vòng vàng, họ kéo nhau tới đòi nợ. Năm Nở cười trừ, chị Năm kêu trời như bọng.

Thì ra anh Năm muốn dạy tôi cách tạo ra tình huống kịch để từ đó phát triển thành một chuỗi hành động kịch, tạo cười bằng chuyện “Nghịch Lý”. Nghèo kiết xác mà có hột xoàn, vậy mà người ta cũng tin. Từ chuyện này có thể viết thành bi kịch, mà cũng có thể viết thành hài kịch. Báo hại hôm đó chúng tôi phải chia nhau đến từng nhà trong xóm để đính chánh là Năm Nở không có cà rá xoàn để các anh ăn trộm đừng mất công rình mò nữa. Nhưng càng đính chánh, người ta càng tin là Năm Nở có hột xoàn thiệt. Có bà nhiều chuyện, thừa lúc anh Năm đi dạy ở trường Quốc Gia Âm Nhạc, tới nhỏ to với chị Năm, hỏng chừng ổng có mèo, cô nào đó giàu lắm, mê tuồng của ổng nên tặng cho cà rá xoàn, họ rủ chị Năm đi bắt ghen. Tất nhiên là chị Năm không tin, thuật lại cho chúng tôi nghe, lại thêm một số sự kiện có thể tạo cười .

Trên đây là một trong vô vàn kỷ niệm thân thương mà anh Năm Nở gieo vào lòng đàn em nghệ sĩ. Điều mà chúng tôi học được ở anh Năm Nở là trước bất cứ tình huống nào, trước bất cứ áp lực nào, anh cũng không bẻ cong ng̣òi bút, viết a dua, nịnh bợ. Thấy trái tai, gai mắt là viết móc lò, trêu cợt để mọi người cùng cười cái rởm đời, cười cái xấu, chê cái ác.

Năm 1967, con trai của anh Lê Hoài Nở du học ở Pháp, xin cho anh chị sang Pháp trị bịnh. Chiến cuộc Việt Nam ngày càng lan rộng, anh chị Năm Nở kéo dài thời gian trị bịnh ở Pháp. Để giải quyết vấn đề sinh sống, anh Năm Nở mở nhà hàng ở khu Montmartre (Restaurant Sào Nam. Sào Nam lấy ý từ “Chim Việt Cành Nam).

Năm 1976, anh chị Năm Nở về Việt Nam thăm nhà rồi ở lại luôn. Anh Lê Hoài Nở không ngờ gặp rắc rối với chánh quyền C.S. Họ bảo anh là Việt Kiều, là dân của nước Pháp nên khi quá thời hạn lưu trú ở Việt Nam thì họ trục xuất về Pháp. Anh Năm Nở làm đơn khiếu nại, nói lúc anh rời Việt Nam là với lý do đi trị bịnh, anh không hềŠxin “Di Dân”, không phải “Vượt Biên”, không vô Quốc Tịch Pháp, chưa từ bỏ Quốc Tịch Việt Nam và cũng không có án tiết gì để bị truất quốc tịch Việt Nam, vậy tại sao anh không được ở Việt Nam? Ở Pháp, anh chưa hềŠđược công nhận là công dân của nước Pháp. Giấy thông hành do chánh phû Cộng Hòa cấp năm 1974 vẫn còn hiệu lực, v.v… Anh Năm Nở quên cái “thủ tục đầu tiên ” (Tiền đâu ?), nên đơn khiếu nại của anh không được cứu xét.

Trước nhứt, anh không có hộ khẩu ở Sàigòn (hay bất cứ ở tỉnh nào, huyện nào của Việt Nam), thứ hai là anh không có quyền làm chủ căn nhà cũ của anh, anh không có thẻ căn cước do chánh quyền mới cấp, vậy nên anh không có quyền công dân. Dân Việt Nam “chánh cống” mà sống trên đất nước Việt Nam lại phải sống như một người ở “lậu “, đó là một chuyện nghịch lý khó tin! Anh Lê Hoài Nở chuyên viết tuồng cải lương trào phúng, đưa ra những chuyện nghịch lý ở đời để cười chơi, vậy mà khi chính cuộc đời của anh gặp chuyện nghịch lý, anh “cười “không nổi ! Anh định chấm dứt câu chuyện “Thủ Tục Giấy Tờ “nghịch lý đó bằng cách tự vận chết đi cho rồi, nhưng các bạn Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu hay được, vận động cho anh chị được ở lại Sàigòn, nhưng không có hộ khẩu.

Ở lại Việt Nam, từ năm 1976 đến ngày anh mất, 25 tháng 5 năm 2000, qua 24 năm dài đăng đẳng, soạn giả tài danh Lê Hoài Nở không sáng tác được một tác phẩm nào (nhà cầm quyền Sở VHTT cũng không cho anh quyền sáng tác), không thấy anh xuất hiện ở những nơi như rạp hát, Hội Sân Khấu, Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu Tương Tế. Chúng tôi có đến thăm vợ chồng anh, hỏi qua về đời sống và việc sáng tác cûa anh thì anh cười: “Không hộ khẩu, lo chạy mua gạo, mua nhu yếu phẩm, hầu hạ, chầu chực ở các hợp tác xă, mất không biết bao nhiêu là thời giờ, lại còn bị đuổi nhà, nhà bị giải tỏa, ở không yên, sống chật vật, làm sao mà có tâm trí nào để sáng tác tuồng tích? Viết gì đây? Dám phê phán ai, dám cười cợt ai? Viết rồi tuồng cũng không kiểm duyệt được, không có đoàn nào dám hát, vậy thì viết sao được mà viết? Bẻ cong ng̣òi bút, tôi không làm được. Viết theo mệnh lệnh, tôi cũng không làm được. Có một chuyện tôi làm được, “đó là làm thinh !”Anh quyết tâm trở về quê hương sau khi chiến tranh chấm dứt, lúc mới vềŠthì mang nhiều hoài bão, nhưng càng ở lâu thì càng thắm thía, ngậm đắng nuốt cay, im hơi lặng tiếng cho tới ngày chết. Đó là cái kết quả mà anh phải nhận lấy khi quyết định trở về Việt Nam sau năm 1975.

Anh Lê Hoài Nở mất ngày 25 tháng 5 năm 2000, tức 24 tháng 4 âm lịch Canh Thìn, tại nhà ở bờ sông Nhiêu Lộc (tên cũ sông Thị Nghè Saigon), thượng hưởng 92 tuổi.

Lúc anh mất, tôi không về Việt Nam được để tiễn đưa anh và cũng không đến chùa nghệ sĩ thắp nén nhang cầu nguyện cho anh sớm được siêu thoát, tôi xin có vài dòng thơ tưởng niệm người thầy quá cố:

Hơn chín phần mười, gần thế kỷ

Một thời sân khấu đẹp nguồn cơn

Cùng Năm Châu, Tư Trang, Phùng Há

Rực rỡ màn nhung nét phấn son

Dù khép màn nhung, đèn đã tắt

“ANH CHỊ ĂN MÀY “không thở than

“VÓ NGỰA TRUY PHONG “ai đuổi kịp

Lấy con tim xóa kiếp phong trần.

Mái đình Phú Thạnh, những tâm hồn lớn

Tìm gặp nhau tiếng hát tiếng đờn.

Người tứ xứ bỗng thành thân thuộc

Đứng quán nghèo anh Chín Viễn, Nam Sơn


Đổi mới cuộc đời, tình đổi khác

Bóng xế hoàng hôn nắng đã tan

Bạn bè chung diễn đều xa khuất

Chỉ còn trong ký ức xa xăm…



Cẩn bút để nhớ ơn và tưởng niệm người thầy quá cố
7/2016
Soạn giả Nguyễn Phương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.188 giây.