logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/07/2016 lúc 08:54:52(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mới đây, ký giả Jeff Guo của tờ Washington Post kể rằng ông có một thói quen có thể làm cho nhiều người phải kinh ngạc là mỗi khi coi phim hay phim bộ truyền hình, ông có thể coi rất nhanh bằng cách nhảy đoạn, và nhờ vậy nó giúp ông bớt được rất nhiều thì giờ. Thay vì một bộ phim Game of Thrones dài 10 tập phải coi mất ít nhất 10 tiếng đồng hồ thì ông có thể rút ngắn lại trong vòng ba hoặc bốn tiếng, bằng khoảng thời gian của một chuyến xe buýt đi từ Washington D.C. đến New York.

Jeff Guo nhìn nhận rằng cách coi phim nhanh như trên đã làm mất đi một trong những thú vui trong đời. Mặc dù càng ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu khuyên không nên coi truyền hình quá nhiều vì rất có hại cho sức khỏe – lý do là vì người coi truyền hình nhiều thì sẽ ít vận động cơ thể – tuy nhiên, việc coi phim hay coi truyền hình vẫn là một trong những món giải trí thông dụng nhất của nhiều người.

Vậy, tại sao ký giả Jeff Guo (và có lẽ nhiều người khác nữa) lại có cái thói quen hay có thể nói là cái tật lạ đời như vừa kể ở trên? Xin thưa, trước hết, cuộc sống càng ngày càng bận rộn và thì giờ rảnh rỗi lại bất định, nên khi có được chút thì giờ rảnh, như lúc ngồi trên một chuyến xe điện để đến sở làm, hay giờ giải lao giữa công việc, người ta có thể tranh thủ để coi vội cho xong một cuốn phim còn đang dở dang. Kế đến, chúng ta đang sống trong thời đại kỹ thuật, và càng ngày càng có nhiều người không cần tới chiếc máy tivi nữa. Nay người ta có thể coi phim hay những chương trình truyền hình bằng những phương tiện truyền thông khác như điện thoại thông minh hay máy tính bảng. Nhờ những kỹ thuật hiện đại này và qua những trang mạng như Netflix chuyên về dịch vụ cho mướn phim hay các chương trình truyền hình, người xem có thể biết trước nội dung của từng đoạn của cuốn phim. Biết được nội dung của từng đoạn, người xem có thể nhảy ở những đoạn không quan trọng và chỉ cần coi những đoạn chính hấp dẫn là có thể hiểu hết câu chuyện của cuốn phim ra sao. Và đó là trường hợp của ký giả Jeff Guo.

Cuộc sống như thế thường được cho là lối sống vội vã, đốt giai đoạn, và là trào lưu của thời đại ngày nay. Dường như ai cũng thấy mình bận tíu tít, cho nên làm gì cũng vội vàng thật nhanh cho xong để còn làm việc khác. Cuộc sống vội vã đó đã làm mất đi tính nhân văn của con người, mà nguồn gốc của tính nhân văn đó là sự nhàn tản, thong thả, và là bài học mà nhiều người phải học hết cả đời mới nghiệm ra. Nhưng ngay vào lúc này đây, những người trẻ tuổi khó có thể theo được lối sống chậm đó bởi hầu như không ai có thể đi ngược chiều với nhịp sống của thời đại, người ta phải chấp nhận nhảy vào dòng chảy của xã hội và để nó cuốn đi, không cưỡng lại được.

Hiện nay, trong xã hội chúng ta sống có quá nhiều máy móc, đâu đâu cũng thấy máy móc. Nói là để hỗ trợ, mang tiện nghi đến cho đời sống của con người. Nhưng chính máy móc cũng làm mất đi tính nhân văn của con người.

Hãy thử nghĩ xem. Tại sao lại có quá nhiều những cánh cửa tự động? Người ta có thể biện minh rằng để giúp những người vì lý do này hay lý do khác không tự mở được cửa. Nhưng từ khi có cánh cửa tự động thì cảnh người này lịch sự mở cửa cho người kia không còn nữa. Hành động tử tế đó chính là sự tương tác giữa người với người và là một phần tính cách nhân văn của một con người văn minh. Nhiều siêu thị ở Mỹ nay không cần người thâu ngân nữa. Người mua hàng tự động tính tiền, rồi tự động trả tiền. Tất cả đều bằng máy móc. Nếu được chút lịch sự thì sau khi trả tiền xong, khách hàng nhận được tiếng cám ơn, cũng từ chiếc máy vô tri. Hết rồi những câu chào hỏi xã giao vu vơ chuyện nắng mưa bên ngoài. Hết rồi mối dây liên lạc giữa người bán người mua. Máy móc kỹ thuật đã lấy mất đi cơ hội để cho con người có dịp tương tác lẫn nhau.

Theo các số liệu cho biết ngay cả ở học đường cũng thế, những môn học về nhân văn như nghệ thuật, triết học và văn chương càng ngày càng có ít người theo học ở các đại học ở Mỹ, mà theo nhiều nhà nghiên cứu cho biết, những môn học này rất cần thiết và chúng chính là những bài học dạy cho chúng ta biết cách sống sao cho đúng tư cách một con người. Nhưng phần đông người ta chọn học những môn học thực dụng, có lợi hơn khi ra đời và đương nhiên là dễ tìm được việc làm hơn.

Thời gian ngay sau Thế chiến II, có khoảng 11% số sinh viên ở Mỹ chọn theo học các ngành về xã hội nhân văn. Đến thập niên 1960, con số đó tăng lên thành 17%, và nay thì chỉ còn khoảng 6%. Những số liệu trên phần nào đã vẽ nên bức chân dung khá ảm đạm về sự xuống dốc của những môn học thuộc lãnh vực nhân văn, và ta cũng có thể suy ra rằng xã hội ngày nay bớt coi trọng những gì thuộc về tính nhân văn trong cuộc sống. Sinh viên ngày nay càng ngày càng có khuynh hướng chọn học những ngành hứa hẹn sự thăng tiến trong nghề nghiệp như thương mại, y khoa, khoa học và giáo dục.

Một số nhà giáo dục hiện đang ra sức nỗ lực trong việc thay đổi chiều hướng tâm lý đó ở những người trẻ hiện nay. Những nhà giáo dục này muốn giải thích cho những người trẻ hiểu rằng mục đích của các ngành học nhân văn không hẳn là sẽ mang lại những lợi ích cấp thời, nó cũng không hẳn chú trọng tới mục đích giúp người ta tìm việc làm sau này. Mục đích của ngành học nhân văn là uốn nắn một cá nhân để sau này trở thành một công dân tốt, một công dân gương mẫu trong xã hội.

Một phần của vấn đề là cuộc sống ngày nay – được sự hỗ trợ của kỹ thuật – làm cho con người ta ưa lối sống nhanh, đơn giản, rõ ràng chứ không ai có nhiều thì giờ để sống thong thả và chịu ngồi suy nghĩ về những thắc mắc rắc rối, phức tạp. Một ví dụ là trang mạng Google với khả năng truy tìm dữ liệu rất tiện lợi, giúp người ta hiểu về một vấn đề nào đó rất nhanh lẹ, nhưng nó lại không giúp mang lại một kiến thức sâu rộng mà chỉ thu gọn vào một mớ thông tin, mà lại là mớ thông tin thượng vàng hạ cám. Kiến thức đòi hỏi phải có sự tra vấn, theo đúng phương pháp, và trên hết là cần có thời gian. Cố gắng đọc cho thật nhiều tin tức hay xem cho thật nhiều chương trình truyền hình trong một thời gian thật ngắn nếu có thể thì cũng chỉ mang lại một số những hiểu biết hay kiến thức hời hợt chứ không thể có chiều sâu, nhất là những kiến thức về văn hoá hay về chính cuộc sống của con người.

Một giáo sư Đại học Harvard kể lại rằng trong một lớp học về môn lịch sử nghệ thuật, có lần sinh viên phải làm một bài tập là mỗi người phải dành ra ba tiếng đồng hồ để chỉ nhìn vào một tác phẩm nghệ thuật duy nhất ở một bảo tàng viện. Lúc đầu ai cũng khiếp sợ vì nghĩ rằng công việc này không khác gì một cuộc tra tấn, nhưng đến giờ thứ ba thì các sinh viên nhận ra rằng họ khám phá ra được nhiều điều ẩn chứa trong tác phẩm nghệ thuật đó mà họ đã không nhìn thấy ở giờ thứ nhất.

Điều đáng tiếc là các môn học về nhân văn càng ngày càng ít người theo học mà đáng lẽ ra những môn học này cần được khuyến khích dạy nhiều hơn nữa ở học đường vào lúc mà đời sống văn hoá ở nhiều nơi trên thế giới nói chung, và ở Mỹ nói riêng, ngày càng bị phân cực. Cũng vị giáo sư Đại học Harvard trên nhận định: “Các môn học nhân văn chính là những dụng cụ truyền bá quan trọng để mở rộng thế giới… bằng cách dạy cho con người ta biết cảm thông với người khác. Ở vào thời đại người ta ngày càng sống co cụm thành từng nhóm riêng biệt thì dường như các môn học nhân văn càng nên giữ một vai trò then chốt.”

Môn lịch sử dạy học trò về ý nghĩa của những sự lựa chọn loài người đã làm trong quá khứ. Triết học bắt học trò suy tư về đạo lý, nhân cách. Môn sân khấu nghệ thuật, văn chương và phim ảnh chỉ dẫn cho học trò biết vận dụng cảm xúc cùng lối suy nghĩ ẩn chứa bên trong những nhân vật khác. Vào những thời kỳ khốn khó, người ta vẫn thường tìm tới những ngành hay lãnh vực nhân văn để truy tìm cho ra nguồn gốc của nghịch cảnh. Khi gặp khó khăn trong đời sống tinh thần, người ta không thể tìm đến những con số và những bảng phân tích. Tâm hồn con người cần có sự kiên định và sáng suốt mà chỉ có những tư tưởng mang tính nhân văn mới có thể mang đến.

Đời sống chúng ta càng ngày càng được tính bằng những con số – từ số lần tập thể dục cho đến số giờ số phút để coi một cuốn phim đến số tiền phải chi ra cho một cuộc triển lãm và thu hút được bao nhiêu khách – thì những người trẻ, nhất là những ai còn đang ngồi ở những giảng đường, cần được giải thích rằng không hẳn mọi thứ trên cõi đời này đều có thể quy vào thành số liệu. Như nhà văn và cũng là nhà phê bình văn hoá Leon Wieseltier nói rằng: “Cái mà những môn học nhân văn như văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, triết học và lịch sử dạy chúng ta rằng để diễn tả và phân tích cho đúng đắn đời sống của con người thì đó không phải là công việc của khoa học.” Và chắc chắn cũng không phải công việc của máy móc kỹ thuật.


Huy Lâm

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.085 giây.