logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 29/07/2016 lúc 08:33:21(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tên riêng của một người là điều rất đỗi thiêng liêng. Không nói đến chuyện cha mẹ của họ đã suy nghĩ cẩn thận kỹ lưỡng nhiều tháng ngày mới chọn ra được một cái tên cho con. Bao nhiêu sự kiện gắn liền với tên tuổi của mỗi cá nhân. Đời người. Những chuyện xấu chuyện tốt đi theo tên tuổi của chúng ta. Bao nhiêu kỷ niệm gắn bó từ thuở học trò đến khi có mối tình đầu. Những đồng bạc đầu tiên kiếm được. Áo quần, kiểu tóc. Bạn bè. Cái chết…

Có những cái tên người ta sẽ nhớ mãi. Nhớ mãi không phải vì lý do gì khó hiểu. Đơn giản những cái tên đó đi vào huyền thoại, đi vào lịch sử vì gắn liền với những biến cố, sự kiện. Nhớ mãi vì những cái tên ấy gắn bó với chúng ta một cách thân mật, gần gũi, rất đỗi riêng tư. Chẳng hạn những kỷ niệm trong hoàn cảnh sống. Mối liên hệ có thể rất bình thường như bạn học hay đồng nghiệp. Hoặc qua một biến cố nhân duyên hiếm hoi nào đó. Cuối cùng là sự đọng lại của tình cảm và niềm kính trọng. Như một câu danh ngôn bạn từng nghe qua: Với thế giới, bạn chỉ là một người. Nhưng có thể với một người, bạn là cả thế giới của riêng họ.

Lần này cái tên Philando Castile bỗng trở thành quen thuộc với dân Mỹ. Báo chí nói nhiều về người đàn ông này. Anh là người da màu. Chưa một lần được làm bố nhưng hàng trăm đứa trẻ rất quý trọng anh. Làm việc tại nhà ăn của một trường tiểu học, cuộc sống của anh lẽ ra đã rất hiền hòa (?) Không hẳn. Bởi nếu cuộc sống hiền hòa anh đã không vướng vào một tai nạn chết người. Súng nổ. Cảnh sát bắn anh. Một tai nạn nóng vội hay do cố tình lỡ tay? Có thể vì hoảng sợ? Cuối cùng Philando Castile đã vĩnh viễn không còn trên cõi đời này. Dân Mỹ nhiều người chưa hề gặp mặt anh nhưng Philando Castile đã để lại trong họ nhiều suy nghĩ về thân phận người da màu.

Theo báo chí kể lại Philando Castile không ngạc nhiên gì mấy (mỗi khi) nhìn thấy đèn cảnh sát quay phía sau xe. Khá dễ hiểu, anh bị cảnh sát quay đèn như cơm bữa. It wasn’t unusual for him. Sống gần ngoại ô Twin Cities, tiểu bang Minnesota, hồ sơ tòa án nhiều năm qua cho thấy Philando Castile bị cảnh sát quay đèn tốp lại cả thảy 52 lần và nhận nhiều giấy phạt (citations). Lỗi ghi trên giấy phạt bao gồm những tội nhẹ (minor offenses) như chạy vượt tốc độ (speeding), xe không có ống xả khói (driving without a muffler), lái xe không thắt dây an toàn (not wearing a seat belt), không có bảo hiểm, đậu xe tại khu vực cấm, đèn xe bị vỡ…

Kết quả: Số tiền phạt từ những lần bị cảnh sát quay đèn lên đến $6.588. Quá nửa trong số 86 lỗi vi phạm ghi trong giấy phạt được tha bổng. Với người bình thường, một năm bị cảnh sát tốp lại vài lần sẽ là chuyện bất thường. Với Philando Castile hình như đây là chuyện bình thường. Vấn đề được đặt ra: Tại sao? Phải chăng cảnh sát chỉ cần nhìn qua biển số xe là có thể bấm máy biết rõ hồ sơ cá nhân của anh. Cuối cùng là… nổ – busted!

Anh xui xẻo? Hay đơn giản hay anh là một tài xế vụng về. Hay chiếc xe của anh cũ quá không bảo đảm an toàn lưu thông trên đường phố. Hay anh nằm trong danh sách những cá nhân được cảnh sát chiếu cố chỉ vì màu da của mình? Được biết trong gia đình anh, thỉnh thoảng người thân của anh cũng bị quay đèn khi lái xe của anh. Vậy, chuyện gì (thực ra) đã xảy ra?

Thứ tư. Ngày 06 tháng 07 năm 2016.

Theo lời kể của cô bạn gái Diamond Reynolds: Tối hôm đó Philando Castile chở cô và con gái riêng bốn tuổi của cô chạy vòng vòng lo vài thứ. Đèn cảnh sát nháy phía sau và còi hụ. Xe dừng lại. Cảnh sát trao đổi vài câu với anh. Sau đó Philando Castile nói mình có bằng được mang theo súng và có súng. Cảnh sát yêu cầu Philando Castile xuất trình giấy tờ. Khi anh thò tay vào túi quần lấy ví ra thì cảnh sát nổ súng. Diamond Reynolds đã ghi hình tất cả những chi tiết xảy ra một cách chóng vánh ấy. Khi thấy cảnh sát bước đến cô đã suy nghĩ thật nhanh. Phải làm gì bây giờ? Điện thoại sắp hết pin. Nhất định vụ cảnh sát quay đèn này sẽ không đơn giản. Viên cảnh sát lăm lăm khẩu súng trong tay. Lỡ anh ta siết cò thì sao? Ai tin lời của kẻ đã chết. Còn cô, vì có mặt tại hiện trường hiển nhiên sẽ trở thành nhân chứng? Lời khai của cô liệu có ai nghe?

Thế là Diamond Reynolds đã quyết định thật nhanh. Ghi hình lại. Sau đó cô livestreaming toàn bộ đoạn phim ngắn ấy lên mạng. Thật bất ngờ. Vụ việc xôn xao lan nhanh như cháy rừng. Kết hợp với vụ Alton Sterling bị bắn chết trước đó một ngày tại Baton Rouge. Nhắc thêm Alton Sterling còn được biết qua biệt danh “CD man” vì anh bán CD dạo tại những tiệm convenient store và cây xăng. Giờ đến lượt Philando Castile bị bắn chết, thế là hai vụ này nhanh chóng xuất hiện lan tràn tại hầu hết trên các cơ sở truyền thông lớn nhỏ tại Mỹ. Hôm sau biểu tình chống cảnh sát bạo lực xảy ra tại Dallas, kết quả là 5 cảnh sát bị bắn chết và 7 cảnh sát khác bị thương. Tay súng là một cựu quân nhân Mỹ (Army Reservist veteran) và cảnh sát phải sử dụng bom máy điều khiển từ xa (robot bomb) để hạ sát anh ta.

Cái chết của Philando Castile khiến bạn nghĩ gì? Một người (theo khá đông) lúc còn sống chẳng ai để ý đến. Chỉ có những em học sinh ngày ngày xuống nhà ăn (cafeteria) tại trường học nơi anh làm việc vẫn nhớ về một người đàn ông da màu rất sẵn lòng múc thêm thức ăn cho những em nhỏ vẫn chưa ăn no hoặc không được ăn uống đầy đủ ở nhà. Cỗ quan tài của anh sơn màu trắng, được xe ngựa kéo vào ngôi Vương cung Thánh đường St Paul; vẻ vang là thế, đầy kính trọng là thế, nhưng khi còn sống có mấy ai nghĩ đến một thân phận của kẻ da màu luôn đối diện với những lần bị cảnh sát quay đèn như anh.

Thomas Kelly, luật sư bào chữa của viên cảnh sát bắn Philando Castile cho biết người đàn ông da đen này bị quay đèn chặn xe lại vì anh trông rất giống với mô tả của một tội phạm cướp bóc. Giá như viên cảnh sát Jeronimo Yanez (28 tuổi) và người bạn đồng nghiệp là Joseph Kauser biết Philando Castile là một nhân viên dinh dưỡng (nutrition assistant), chức vụ mới nhất là giám sát viên một phòng ăn tại trường học (school cafeteria supervisor), hiền lành và chịu khó, rất có thể những viên đạn vô tình kia đã không cần sử dụng đến. Điều này khiến nhiều người cảm thấy bực bội. Họ cảm thấy bất công cho anh. Chẳng lẽ chỉ vì màu da của mình mà Philando Castile phải chết!

Theo nhận xét của Gavin Kearney (người từng soạn bản báo cáo gởi lên ngành lập pháp của Minnesota năm 2003 về nạn đối xử phân biệt người da màu), đoạn video do bạn gái của Philando Castile tung lên mạng trông thật kinh hoàng. Thật khó nói tường tận chuyện gì đã xảy ra trước những hiểu lầm hay các giả định (vốn rất mập mờ) về những phản ứng của cảnh sát đối với đàn ông da đen. Theo ông một nhận định chung (ai cũng hiểu rõ) đàn ông da trắng ít khi bị chặn xe so với đàn ông da đen. Trường hợp của Philando Castile, trung bình mỗi năm anh bị cảnh sát tốp xe hơn ba lần.

Hồ sơ bên tư pháp đưa ra cho thấy nhiều lỗi giao thông của Philando Castile đã được tha. Phần đông là lỗi lái xe khi bằng lái bị câu lưu, lái xe không có bảo hiểm, lái xe không thắt dây an toàn, xe bị hỏng đèn… Chỉ có thế. Vì tội nghèo. Hay do cẩu thả. Hay do lười biếng. Cố tình chống đối. Những cái lỗi ấy, người bình thường như chúng ta (hình như) lâu lâu vẫn có.

Trở lại chuyện cảnh sát quay đèn chặn xe, không ít người cho rằng đây là phương pháp cảnh sát đem về những khoản thu nhập cho thành phố. Một điều tra của Bộ Tư Pháp Mỹ (U.S. Department of Justice) sau cái chết của Michael Brown, một thanh niên da đen 18 tuổi tại Ferguson, Missouri bị bắn chết cho thấy cảnh sát Ferguson đã cố tình quay đèn tốp xe lại để viết nhiều giấy phạt với mục đích tạo thêm thu nhập cho thành phố này, kết quả là số giấy phạt được viết ra chủ yếu đánh vào người da màu. (Khổ. Với nhóm dân này, xe của họ, cùng với bản thân họ, không tội nọ cũng sẽ tội kia lòi ra). Tuy nhiên không có chứng cứ cho thấy cảnh sát tại vùng Minneapolis-St Paul đã sử dụng hình thức này.

Mẹ của Philando Castile là Valerie Castile nói con trai mình chết vì là người da đen xuất hiện lầm chỗ (was just black in the wrong place). Còn Thống đốc bang Minnesota Mark Dayton cho biết ông không tin người da trắng sẽ bị bắn chết một cách oan uổng khi bị cảnh sát quay đèn.

Jeronimo Yanez, viên cảnh sát bắn chết Philando Castile là người Mễ. Luật sư của anh cho biết nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nổ súng vì Philando Castile có súng, hoàn toàn không ăn nhập gì đến chuyện Philando Castile là người da đen. Luật sư Thomas Kelly bào chữa cho Jeronimo Yanez từ chối bình luận thêm tại sao Jeronimo Yanez quyết định quay đèn chặn Philando Castile lại ngoài lý do khả nghi.

Từ góc độ của người bị cảnh sát chặn lại, thống kê năm 2011 cho thấy 13% dân da đen bị quay đèn so với chỉ có 10% dân da trắng bị quay đèn ít nhất một lần trong năm. Liệu con số 3% ấy có đủ chênh lệch để người ta tin rằng người da đen bị kỳ thị nhiều hơn. Khi được hỏi, 68% dân da đen bị cảnh sát quay đèn chặn xe cho biết cảnh sát đúng trong khi đó 84% dân da trắng tin rằng cảnh sát đúng. Ở đây có đến 16% dân Mỹ đen thấy mình bị quay đèn oan ức. Vậy chúng ta phải hiểu về vấn đề này như thế nào đây?

Chuyện đã xảy ra. Mạng người cũng đã mất. Những cái tên gắn liền với câu chuyện đau lòng này: Jeronimo Yanez, Diamond Reynolds, Philando Castile tiếp nối với những cái tên trước đó. Trong thư viện quốc gia và tại kho lưu trữ văn khố, danh sách những cái tên (vướng vào những vụ án lẽ ra không đáng có) vẫn tiếp tục nối dài. Đời người ngắn ngủi. Tai nạn đến từ những hiểu lầm giữa cảnh sát và người da màu vẫn liên tục xảy ra? Lỗi do ai? Màu da của một cá nhân? Hay đơn giản những ký ức phân biệt chủng tộc đã ăn sâu trong tiềm thức cảnh sát (mỗi lần có dịp sẽ bùng phát)?

Cam trong vườn có quả ngọt quả chua. Không ai có thể vơ đũa cả nắm. Da đen có người tốt kẻ xấu. Da trắng cũng có người xấu, kẻ tốt. Chẳng lẽ…

Thôi thì, giữa những điều may mắn và những điều bất hạnh trong cuộc sống, lựa chọn bình an nhất vẫn là tin tưởng vào ngày mai. Tin tưởng vào giá trị của những bài học kinh nghiệm. Hoặc ít nhất, hãy hy vọng những ký ức phân biệt chủng tộc sẽ nhạt dần. Cái chết của Alton Sterling không nên lãng phí. Mạng sống của 5 viên cảnh sát tại Dallas cần là nhịp cầu nối, xóa bỏ những hiểu lầm.

Hy vọng cái tên Philando Castile sẽ đọng lại trong chúng ta (dẫu chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi) như một nhắc nhở rằng chỉ cần chậm lại một chút thôi trong cách ứng xử, chúng ta sẽ tránh được rất nhiều câu chuyện đáng tiếc hoàn toàn không đáng có.


Nguyễn Thơ Sinh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.102 giây.