Một ca khúc ít được biết đến của cố nhạc sĩ Phạm Duy nhưng phản ánh rõ mong muốn và lập trường của tác giả giữa một thời kỳ lửa đạn ở Việt Nam, theo lời cây bút Jason Gibbs viết nhân 100 ngày mất của ông Phạm Duy.
Bài ca "Kể chuyện đi xa" của Phạm Duy theo nhịp slow rock (12/8) bắt đầu với tiếng trumpet như kèn lệnh. Có những đoạn của các con hát (viết chữ ngả) được ban Bốn Phương (các nữ ca sĩ Quỳnh Giao, Vân Quỳnh, Vân Khanh và Vân Hòa) biểu diễn.
Bài ca được thu thanh lần duy nhất cho băng cát xét Jo Marcel 25 năm 1972.
Đây là một trong những bài ca của Phạm Duy mà ít người biết đến, chắc vì chỉ có tác giả mới hát được. Bài ca này có tính thời sự kể về tình hình toàn cầu và Việt Nam cách đây hơn 40 năm. Phạm Duy soạn bài ca này ở Mỹ - hình như ở thành phố New York năm 1970. Phạm Duy năm ấy là du khách được nhà nước Mỹ ưu đãi. Trong chuyến đi ấy ông được biểu diễn nhiều chỗ kể cả trên đài truyền hình.
Lời ca của "Kể chuyện đi xa" có một tấm nhìn bao quát với chất tâm sự, tiêu sử, thời sự, và lịch sử. Phạm Duy nhắc đến kinh nghiệm ông trải qua được kể lại cho các con. Ông cũng ôn lại thông tin được biết đến qua sách báo. Và tất cả các sự kiện đi qua cái lọc của bộ não và trái tim của ông.
Dù biết mình được ưu đãi - đã có điều kiện thăm nhiều xứ đẹp và lạ - Phạm Duy coi nhẹ việc của mình. Nhạc sĩ kể chuyện chỉ "lê gót" và "la cà".
Tiếng kèn đầu bài ca chỉ làm mỉa mai chuyến đi này. Còn mặc dù được nhiều kinh nghiệm nhưng ông cũng nhận rằng tấm hiểu biết của mình còn hạn chế: "Cha đi nhiều mà chẳng bao nhiêu." Trí tuệ được phát triển đến lúc mình biết rằng trí tuệ của mình còn thiếu, không đủ.
Đọc lại Hồi ký của Phạm Duy thì dễ xem rằng thời kỳ vẻ vang, vui thích nhất trong đời ông từ khi ra khỏi nhà bắt đầu sự nghiệp lưu diễn và sáng tác của ông. Từ khi đi theo gánh hát cải lương Charlot Miều đến khi đi theo kháng chiến.
Nhưng trong bài ca này ông nhắc "Trong lúc xuân tình vừa bừng hơi men / Cha bỗng se mình..." Nghĩa là tình hình của dân và nước mình đang càng tồi tệ, là "như điên" - "Tiếng khóc la rền của Mẹ Gio Linh / Chen tiếng vô tình của bọn yêu tinh."
Đến nửa đời Phạm Duy như có khủng hoảng cá nhân và có lý tưởng cao muốn đóng góp cho một nước tự do, độc lập, hạnh phúc, an bình, bình đằng"Bọn yêu tinh là ai? Chính là những kẻ "buôn súng buôn tiền, làm giầu lên trên / Thân xác dân hiền." Các kẻ với thế lực vô hình này vô ý thức và vô nhân đạo tìm cách để làm cho cá nhân mình thêm giàu thêm mạnh mặc kệ ai thực sự phải trả giá. Vậy kẻ thù của cũng khó phát hiện ra và ngăn cản.
Khủng hoảng cá nhânĐến nửa đời Phạm Duy như có khủng hoảng cá nhân. Phạm Duy có lý tưởng cao muốn đóng góp cho một nước tự do, độc lập, hạnh phúc, an bình, bình đằng. Song kinh nghiệm đi nhiều nơi cho Phạm Duy biết rằng các chữ vinh quang ấy dễ bị trống rỗng hóa - các "lời cao sang" như "Nhân ái," "Nhân quần" được nhắc đến nhiều đến mức "ngập Đại Tây Dương." Nhưng dân thường dễ bị lừa bởi các ý đẹp này đã thành công cụ của "bọn yêu tinh" ở trên.
Về riêng tình hình ở Việt Nam lúc bấy giờ thì dân hiền phải "nghe súng bom liền, nổ từ hai bên".
Đôi chữ "hai bên" rất quan trọng. Hai bên đều có tội vì đều cầm và bắn súng. Song không chỉ hai bên mà các thế lực hữu hình và vô hình ở đằng sau. Đạn bom bắn vào mình xuất phát từ nguồn nào - từ "bọn lưu manh" nói chung.
Phạm Duy đi từ quê mình đang bị lâm vào chiến tranh liên miên đến "miền Tân Châu" là một xứ hiện đại và văn minh chứ? Xứ sở thịnh vượng này cũng sản xuất đầy đủ tiềm lực tài chính để cuộc chiến này được thi hành đều và lâu dài.
Ông làm công dân Việt Nam còn là công dân của thế giới nói chung"
Phạm Duy và Eric HenryPhạm Duy đến trung tâm tài chính của nước cung cấp vũ khí và lính tan phá nước mình mà không thấy dấu vết nào của cuộc chiến tranh. Dân thường, những "gia đình gọi là văn minh" sống không biết gì về chiến tranh.
Cảnh vui tươi của mùa Noel với "trẻ đùa xôn xao" làm cho Phạm Duy thêm đau đớn về tình hình ở quê mình. Ông bị ám ảnh chợt thấy "đôi bé ... quý gục trên mương" thành hình ảnh trên hoa đèn công viên.
Phạm Duy như mỗi người ước được "kiếp sống thanh bình, người người mưu sinh." Mỗi người đều có ước mơ như thế thì "sao nước non mình còn nhiều điêu linh".
Ông hỏi "ai đã cố tình đẩy cuộc đua tranh"? Tất nhiên có binh lực từ ngoài vào - từ Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Nam Hàn, Đông Á, Úc. Nhưng lực lượng quyết định là người cầm súng sẵn sàng bắn vào đồng bào mình. Kết quả là "cháu con mình làm vật hi sinh."
Một trong những lý do nhạc và lời của Phạm Duy xuất sắc là vì ông không bao giờ che mắt, bịt tai mình. Ông làm công dân Việt Nam còn là công dân của thế giới nói chung, vậy muốn biết về mọi sự xảy ra, mặc dù "chỉ buồn thêm thôi."
Bài ca "Kể chuyện đi xa" có kết luận "Thế giới âm thầm, thủ phạm lâu năm." Quả đất này bốn mươi năm sau vẫn thế. Hiện nay Việt Nam được hòa bình nhưng "dân hiền" ở Syria, Zaire, Iraq, Myanmar, Afghanistan còn bị lâm vào chiến tranh.
Vậy Phạm Duy đặt vấn đề cho mọi người chúng ta - làm sao mà "đi tìm một niềm vui riêng" lúc mà "cũng thấy thẹn thùng vì tội gom chung."
Nhân sinh được toàn cầu hóa bắt phải liên kết với nhau. Gần mỗi sinh hoạt của mình có ảnh hưởng cho người khác - người hàng xóm, hay người cách mình một nửa trái đất. Nhưng dù được như thế, mỗi người cũng như bó tay vì những yếu tố có thế lực to mạnh hơn mình biết bao.
Vậy làm người có ý thức như Phạm Duy rất khó và rất buồn. Song Phạm Duy không che mắt mà còn đòi chúng ta không che mắt nữa. Ông soạn một tác phẩm phản ánh một thời xa xôi khi còn chiến tranh ở quê ông, nhưng cũng phản ánh thân phận của mọi người với lương tâm muốn có một đời sống khai hóa và nhân đạo.
Nhạc sĩ Phạm Duy sinh năm 1921 và mất ngày 27/1/2013 tại Sài Gòn. Bài viết được nhà nghiên cứu người Mỹ Jason Gibbs viết bằng tiếng Việt.
Source: BBC