logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 30/07/2016 lúc 09:05:36(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Nói về chuyện nợ nần sau ngày ra trường, một sinh viên Mỹ đã than thở, “Tôi cảm thấy đời mình đã bị tàn phá chỉ vì bước chân lên đại học. Tôi không thể hoạch định cho một tương lai khả dĩ.”

Đó là lời tâm sự của cô Jackie Krowen, một y tá đang làm việc với số lương $62,000 một năm, cộng thêm nhiều benefits. Lời than thở của cô không thể hiểu được, vì nó gần như trái ngược với những gì nhiều người chúng ta mong ước. Nhưng không phải một mình cô bẽ bàng về chuyện “thành công” của mình, mà nhiều sinh viên khác cũng mang cùng tâm trạng, đến nỗi tổ chức “Reveal from the Center for Investigative Reporting” đã có một bài tường thuật chi tiết về tình trạng dở khóc dở cười của khối người tiêu thụ có tên là “ những sinh viên vay tiền đi học.”

Khối người tiêu thụ này hiện nay chiếm tới 42 triệu, cõng trên lưng một tổng số nợ nần là $1,300 tỷ đô la (1.3 trillion dollars), lớn hơn cả tổng số tiền nợ mua xe (1.06 trillion). Cái mặt nổi mà ai cũng biết là, chính nhờ những con số nợ nần này mà nước Mỹ có được một tầng lớp trí thức, thúc đẩy xã hội tiến lên về nhiều mặt.
Một mặt khác, các tổ chức bảo vệ giới tiêu thụ lại hối hả lên tiếng báo động rằng, có một nền công nghệ cho vay đã làm giầu một cách không thương tiếc trên lưng khối sinh viên đông đảo đó. Theo nhận định của những tổ chức này thì chính phủ đã chẳng làm gì tích cực, mà lại còn từng bước ban hành những điều luật nhằm biến student loans trở thành một thứ nợ nần tệ hại nhất cho con nợ - và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho chủ nợ, kể cả chính phủ liên bang.

Gánh nặng càng nặng hơn

Cùng lúc với những biến chuyển xã hội, như lương tiền khựng lại, mà chi phí học hành mắc mỏ hơn, thì những người muốn tiếp tục việc học không còn đường nào khác, là phải vay tiền, vay tiền mỗi lúc một nhiều hơn. Trong khi sinh viên đang méo mặt, thì những đơn vị chủ nợ lại ăn mừng thắng lợi. Theo tổng kết của Bộ Giáo Dục Liên Bang Hoa Kỳ, ngân sách chính phủ dự trù thu vào 20% tiền lời từ số tiền cho vay năm 2013.

Tệ hơn nữa, chính quyền cấp tiểu bang càng ngày càng giảm bớt tiền đầu tư cho giáo dục công cộng. Nếu chính quyền các tiểu bang tiếp tục tài trợ cho nền giáo dục đại học giống như hồi thập niên 1980 thì mỗi năm hệ thống đại học sẽ được thêm $500 tỷ nữa để phát triển, mà không phải móc từ túi sinh viên. Cụ thể như tiểu bang Wisconsin, năm 2003, sinh viên phải trả chừng 30% chi phí đại học. Mười năm sau, vào năm 2013, do chính quyền Wisconsin liên tục cắt giảm tài trợ, sinh viên phải trả đến 47% chi phí học hành, và tiếp tục phải trả nhiều hơn do những cắt giảm ngân sách giáo dục sắp được thi hành.
Tình trạng sinh viên ra trường

Bài tường thuật của James B. Steele và Lance Williams thuộc trung tâm điều tra nói trên tiết lộ tình cảnh của một vài sinh viên bị kẹt trong gọng kìm này. Ở tuổi 19, lần đầu tiên Jakie Krowen nạp đơn xin Student Loan để lấy tiền vào Commnity College ở Portland, Oregon. Sau đó, , cô lại mượn thêm để vào đại học Portland State University, và thêm nữa để theo học ngành y tá tại University of Rochester ở New York. Tuổi trẻ bồng bột, thiếu hướng dẫn, trong lúc thủ tục vay mượn lại quá dễ dàng, càng lúc càng đẩy Jackie ngập sâu hơn vào hố sâu nợ nần. Cô nói, “Chẳng phải gặp ai, chỉ bấm một vài phím trên bàn máy là có ngay được một cái ngân phiếu khổng lồ.”

Ra trường vào năm 2011, Jackie mang nợ tổng cộng $128,000. Ngày nay, làm y tá trong bệnh viện với tiền lương $62,000 một năm (trên $5,000 một tháng), Jackie cho biết số nợ ngày đó vẫn chẳng bớt đi chút nào, trái lại, nó còn phình to hơn đôi phần. Sau mấy năm trả nợ, Jackie hiện còn nợ … $152,000, so với số nợ nguyên thủy $128,000.

Giờ đây nhìn lại, Jackie ân hận về những bồng bột ngày xưa, cứ thấy vay được là vay mà chẳng biết mình phải tận dụng thế nào, cũng không hề nghĩ đến tác động của phân lời tích lũy. Bên cạnh đó, cha mẹ cô cũng chẳng khuyên bảo gì, ngoài sự khuyến khích “cứ vay đi” vì phân lời nhẹ quá.

Lúc này, cô y tá lại nghĩ quẩn, phải chi đừng học lên, đừng vào đại học. Chắc chắn đó là nghỉ quẫn, dưới sức ép của nợ nần mà thôi. Nhưng đối với Jackie hiện nay, con đường trước mắt vẫn là ngõ cụt: không dám nghĩ tới mua nhà, cũng không dám … lập gia đình. Năm nay cô mới 32 tuổi, nhưng sợ rằng những tháng ngày còn lại cũng vẫn loanh quanh trong ngõ cụt này thôi.

Một sinh viên khác, Jessie Suren, 28 tuổi, hiện đang là nhân viên trong một công ty đòi nợ (collection agency). Nhiệm vụ của Jessie không gì khác hơn là gọi điện thọai cho các con nợ giục giã trả tiền, một công việc được cô mô tả như “làm việc cho kẻ thù”. Bởi vì, trớ trêu thay, bản thân Jessie cũng là con nợ, với số tiền $90,000 student loan.

Tâm sự với nhà báo, Jessie cho biết mẹ cô, single mom, nuôi cô ăn học bằng tiền lương của một người giúp việc trong nhà hàng. Jessie học giỏi, được mẹ khuyến khích vào đại học để thực hiện giấc mơ của mẹ và làm gương cho các em. Ở ngưỡng cửa đại học, cô tiêu tốn gần $2,000 cho một văn phòng dịch vụ làm đơn xin giúp đỡ tài chánh (financial aid). Nhưng với sự giúp đỡ của văn phòng dịch vụ, và những chỉ dẫn của tư vấn tài chánh nhà trường, cô cũng chẳng hiểu gì mấy về phí tổn đại học, về tiền lời tích lũy.

Nhận được một phần học bổng, nhưng vẫn không đủ để trang trải hết $36,000 học phí một năm. Vậy là Jessie phải vay thêm từ Student Loan, và lấy ra tối đa số nợ được phép, cùng với chữ ký của người dì bảo trợ (cosigned). Năm 2010, Jessica tốt nghiệp với $72,000 tiền nợ, bây giờ đã lên tới $90,000 vì tiền lời tích lũy.
Hiện làm việc như một người đòi nợ, với tiền lương $12 một giờ, Jessica cũng đã gặp bao nhiêu tình cảnh như mình, những sinh viên còn thiếu student loan, và phải nhiều lần lặp lại lời dọa nạt này: “Tiền vay để đi học là phải trả, không thể tránh được. Chủ nợ, American Education Services có quyền tịch thu tiền hồi thuế (tax refund) của bạn, hoặc xiết lương để trừ nợ nếu sau này bạn có công ăn việc làm.”

Thực là cười ra nước mắt. Jessica nói với họ mà có khác gì như nói với chính mình. Còn bao nhiêu trường hợp khóc dở như thế này nữa trong thực tế của nước Mỹ? Động lực nào đẩy khối tiêu thụ trẻ này đến ngõ cụt như vậy? Hẹn gặp các bạn kỳ sau.
ERIC TRẦN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.