logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 11/05/2013 lúc 09:34:41(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Từ trái sang: Thanh Nga - Hữu Phước - Thành Được trong vở Con Gái Chị Hằng.
Nhờ có làn hơi ca vọng cổ trời cho mà từ một nông dân làm ruộng chăn trâu ở miền Lục Tỉnh, Út Trà Ôn đã cởi lớp áo nhà quê tay lấm chân bùn để trở thành nghệ sĩ đi xe hơi, được người đời tặng cho danh hiệu “đệ nhứt danh ca” tên tuổi vang lừng ca nước. Do được hàng triệu người ái mộ, tiền vô như nước đã đưa ông ta đến đỉnh vinh quang, một cuộc sống sung túc, và luôn có người vợ đẹp trẻ măng bên cạnh. Cô vở trẻ là đào Ngọc Bích sống chung với nhau ngót hơn 10 năm nhưng cả hai đều nói họ chỉ là “thầy trò”. Sau 1975 thì Út Trà Ôn mới xác nhận thì cũng là lúc họ chia tay với nhau.

Rồi đến khi “quá niên tuổi trạc tứ tuần” thì Út Trà Ôn “mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao” lên máy bay đi Tây, trước sự thèm thuồng của hằng bao nghệ sĩ cải lương cùng chung Tổ nghiệp nhưng kém may mắn.

Câu chuyện đi Tây của Út Trà Ôn là “chuyện bên lề” nhưng lại tác động mạnh vào trung tâm của nghệ thuật, không kém phần quan trọng, nếu giải quyết không xong sẽ trở thành chuyện lớn và hậu quả khôn lường.

Buổi nói chuyện hôm nay tôi nêu lên một số sự việc từng xảy ra trong nội tình của đoàn Thanh Minh Thanh Nga từ lúc chuẩn bị cho đến khi đoàn sang đến nước Pháp mà từ lâu ít ai biết đến.

Kẻ vui người buồn
Lúc bấy giờ tin tức đoàn Thanh Minh Thanh Nga được chọn đi Tây, ai nấy trong đoàn đều vui mừng, bởi lúc đầu tưởng đâu người nào cũng được đi giống như là những lần lưu diễn ở miền Tây hay miền Trung vậy. Nhưng sau đó biết chắc là số người đi bị hạn chế chỉ trên dưới 20 người được đi mà thôi, tức là dưới phân nửa số người của đoàn, thành ra có kẻ vui người buồn.

Chỉ thành phần nghệ sĩ gạo cội như Út Trà Ôn, Hữu Phước thì cầm chắc trong tay là có tên mình, số còn lại ai cũng trông chờ sự quyết định của bà Bầu Thơ, và nếu như chọn một cách trung thực thì người ta phải nói rằng có những người không thể có tên trong danh sách được, như trường hợp kép Hữu Thìn trong quá khứ chẳng có vai trò nào đáng kể, tên tuổi cũng chẳng mấy người biết, thế mà lại có tên vì Hữu Thìn là con của bà Bầu Thơ và là anh của Thanh Nga.
UserPostedImage
Cố nghệ sĩ Thanh Nga. Photo courtesy of Wikipedia
Còn như Ngọc Bích thì lúc ấy cũng chẳng có gì sáng chói, thỉnh thoảng mới lên sân khấu, nhưng nhờ là học trò của Út Trà Ôn, thầy đâu thì trò đó chớ! Vấn đề Ngọc Bích đã xảy ra tranh chấp về số người ai đi ai ở, bà Bầu Thơ đã loại Ngọc Bích, bởi lúc đó trong đoàn có những nữ nghệ sĩ nổi tiếng và ăn khách hơn Ngọc Bích nhiều. Sự việc đưa đến gây gỗ và Út Trà Ôn từ chối đi Tây, nếu như không có Ngọc Bích trong đoàn.

Thế là bà Bầu Thơ trước tiên phải chịu thua một keo, bởi trong tờ hợp đồng mà Thanh Nga ký với nhà tổ chức bên Pháp là phải có Út Trà Ôn, thiếu người nào thì còn thay thế được, chớ như thiếu đệ nhứt danh ca thì có thể bị hủy hợp đồng, mà một khi hợp đồng bị hủy bỏ thì sẽ có đoàn hát khác sẵn sàng thay thế ngay, trước nhu cầu tâm lý chiến ở Paris đòi hỏi.

Đó là rắc rối lúc đoàn sắp sửa chuẩn bị đi, và lúc vừa qua tới nước Pháp thì xảy ra liền một chuyện lẩm cẩm, nhưng nó sẽ nổ bùng thành chuyện lớn dễ dàng nếu như giải quyết không ổn thỏa. Vậy chuyện lẩm cẩm ấy là gì?

Số là khi đoàn vừa xuống chiếc phi cơ Air France tại phi trường Orly, tất cả lên xe buýt về khách sạn ở Paris (trừ Thanh Nga có xe riêng của Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Paris đón).
Ở Paris khách sạn giá đắt đỏ, bà Bầu Thơ vì tiết kiệm, tránh chi phí nhiều nên trong thời gian đoàn ở khách sạn, bà cho nam ở chung với nam, nữ ở với nữ, như vậy chỉ cần thuê vài phòng lớn là đủ rồi. Thế nhưng Út Trà Ôn nào đâu có chịu, mà đòi phải có một phòng riêng cho ông và Ngọc Bích, việc đó đã đưa đến cải vả ngay từ lúc ở phi trường vừa về tới khách sạn.

Trong đoàn ai cũng nể nang Út Trà Ôn và gọi ông bằng Cậu Mười, Anh Mười hoặc Cậu Út, Anh Út, chỉ riêng bà Bầu Thơ thì gọi bằng "Chú Út" mà trước đây Năm Nghĩa thường gọi, bà năn nỉ:

- Ở đây mướn phòng mắc quá đó Chú Út! Ăn nhiều chớ ở bao nhiêu, chú chịu khó ở chung với anh em đi.

Không do dự suy nghĩ gì hết, Út Trà Ôn phản kháng ngay:

- Đâu có được chị Năm, hồi nào tới giờ đi lưu diễn tới đâu tui cũng ở phòng riêng, mà bây giờ chị "phá lệ" coi sao cho được chớ!

- Ở bên Tây nầy giá phòng ngủ mắc gấp mười bên mình, tôi mướn

sao nổi chớ Chú Út?

- Tui biết chị lời quá trời rồi! Đâu chị đưa tờ hợp đồng ra tôi nhờ người đọc cho anh chị em nghe coi có phải như vậy không?

Đoán chừng mà nói thế, chớ Út Trà Ôn nào đâu biết được trong tờ hợp đồng ghi những gì. Từ ngày Thanh Nga mang tờ hợp đồng về đâu có ai thấy được, chỉ nghe nói mà thôi, bởi trong tờ giao kèo có ghi rõ thành phần nghệ sĩ phải có Út Trà Ôn. Do vậy mà bà Bầu Thơ đã giấu kỹ, ngoài bà và Thanh Nga chẳng một ai biết. Rất may mà Cậu Mười chưa thấy, chớ nếu như biết rõ như thế, chắc rằng cậu sẽ yêu sách, sẽ hoạnh hẹ khó dễ nhiều thứ khác nữa chớ không riêng gì chuyện mướn phòng khách sạn.

Thấy bà Bầu Thơ còn lưỡng lự chưa dứt khoát vấn đề mướn phòng riêng cho ông, Út Trà Ôn lớn tiếng tuyên bố thẳng thừng:

- Nếu không cho ở riêng một phòng tôi đi về Sài Gòn ngay!

Thế là bà Bầu Thơ thua thêm một keo nữa, phải móc hầu bao thuê riêng cho Út Trà Ôn một phòng, bởi đệ nhứt danh ca mà không có mặt thì coi như vi phạm hợp đồng, ăn nói làm sao đây với nhà tổ chức, bởi 12 đêm hát vé đã bán hết và vé nào cũng có ghi tên Út Trà Ôn đứng đầu.

Bà con mến mộ
Còn một vấn đề nữa liên quan đến Cậu Mười cũng gây thêm một rắc rối. Theo như quy định xưa nay của đoàn thì nghệ sĩ đêm hát, ngày tập tuồng, dù là tuồng cũ hay mới để nghệ thuật được nhuần nhuyễn. Do đó mà khi đoàn đi Pháp bà Bầu Thơ cũng áp dụng nội quy này, bà mướn một phòng rộng nhứt của khách sạn cho phái nam ở, đồng thời cũng dùng làm nơi tập tuồng.
Sau cuộc hành trình từ Á sang Âu, tất cả ai nấy cũng mỏi mệt, nên ngày hôm sau cả đoàn được nghỉ. Ngày thứ ba mọi người phải thức dậy sớm ăn điểm tâm xong, đúng 9 giờ sáng thì tập tuồng. Bữa nay được coi như quan trọng nhứt, bởi tối đến là buổi hát đầu tiên, mà nghe nói thì người tổ chức mua giàn đã bán hết vé từ mấy ngày trước.

Thế là tất cả đào kép đều có mặt để tập tuồng, kể cả kép chánh Hữu Phước, nhưng lại thiếu vắng thầy trò Út Trà Ôn, Ngọc Bích. Tưởng đâu hai người còn ngủ, ai ngờ cô Minh người hầu của Thanh Nga vào nói rằng sáng nay có xe du lịch đến rước 2 thầy trò Cậu Mười đi đâu đó chẳng biết, và Út Trà Ôn có nhắn lại bà bầu cứ cho anh chị em tập tuồng, tối nay ông sẽ đến rạp trước giờ hát. Cô Minh nói thêm không phải mới bữa nay, mà sáng hôm qua lúc mọi người còn ngủ thì chiếc xe du lịch ấy đã đến rước 2 thầy trò Út Trà Ôn đi ăn đến trưa mới về.

Bà Bầu Thơ không ngờ lại có sự kiện như vậy, hôm bữa mới tới cái vụ mướn phòng, Cậu Mười nói rằng bà “phá lệ”. Bà đành chịu thua, và giờ đây thì chính Cậu Mười phá lệ mà chắc chắn phía bị thua cũng là bà. Dù quá bực tức nhưng bà Bầu Thơ vẫn trầm tỉnh, chỉ huy anh chị em tập tuồng.

Có điều mà ai cũng thắc mắc là mới đến Paris chỉ một ngày, mà Út Trà Ôn quen với ai nhanh thế, mà lại còn đem xe du lịch đến rước đi?

Số là vài tuần trước ngày đoàn Thanh Minh Thanh Nga đến Paris thì tờ quảng cáo dán đầy ở các tiêm cơm Việt Nam, nên tin tức loan truyền bàn tán rần rộ trong cộng đồng người Việt ở Pháp. Không phải chỉ ở Thủ Đô Paris mà các thị trấn xa hằng trăm cây số người Việt mình cũng biết và chờ đi coi cải lương, món ăn tinh thần đặc thù độc đáo của miền Nam nước Việt, mà lâu lắm rồi đã không có.

Cái đêm hát đầu tiên ấy, khi xe chở nghệ sĩ đến rạp thì bà con khán giả đã đứng đầy ở đây chờ xem mặt đào kép cải lương từ bên nhà sang, mà đặc biệt là nhắm vào Thanh Nga và đệ nhứt danh ca Út Trà Ôn. Tiếng ôn ào vang rền là lúc Thanh Nga vừa mở cửa xe bước xuống. Cô nhanh nhẹn đi vào bên trong, sợ rằng sẽ bị bao vây khó thoát. Và vài phút sau thì đệ nhứt danh ca cũng xuất hiện. Danh bất hư truyền! Bà con ở Pháp vấy quanh Út Trà Ôn, ông phải khó khăn lắm mới vượt qua được rừng người mến mộ.

Về phần bà Bầu Thơ thì tuy rằng bực tức về thái độ của Út Trà Ôn, nhưng khi thấy cảm tình của khán giả dành cho ông, thì bà cũng tan biến đi cái giận, và đổi lại bằng cái tươi cười. Bởi nói cho cùng thì dầu gì đi nữa Út Trà Ôn cũng đem lại nguồn lợi cho bà, mà cụ thể là nếu như không có Út Trà Ôn thì chưa chắc gì đoàn Thanh Minh Thanh Nga có được điều kiện được đi Paris.

Thời gian ở Pháp ngoài việc chính thức hát cho đoàn, ngày nào Út Trà Ôn, Ngọc Bích cũng có xe đưa đi ca hát ở các tiệm ăn Việt Nam, ở các buổi họp mặt của người Việt tại Pháp, nghe nói thì số tiền kiếm thêm kiểu này còn nhiều hơn cả tiền lương phát cho ông sau mỗi buổi hát.

Tóm lại thời gian ở Pháp tuy là đi chung đoàn, nhưng nhiều ngày gần hát người ta mới thấy xe du lịch của người nào đó đưa Út Trà Ôn, Ngọc Bích tới, và lúc vãn hát hát thì xe chạy lại rước đi. Tuy vậy, dù không tập tuồng nhưng mỗi lần Út Trà Ôn vô vọng cổ thì tiếng vỗ tay vang dậy cả rạp, tiếng ca Cậu Mười thu hút người ta bỏ tiền mua vé từ trong nước đến hải ngoại.

Như đã nói, Thanh Nga ngay từ lúc xuống máy bay đã được xe "chiến" của Sứ Quán đón về, sau đó thì ngày nào cũng có xe rước đi, không một lần nào đi chung với đoàn. Số còn lại cũng chỉ đi chung có mấy ngày đầu, sau một tuần thì hơn phân nửa đoàn không còn đi ngoạn cảnh tập thể mà mạnh ai nấy có mục tiêu riêng.

Đệ nhứt danh ca cũng không quên vào thăm mấy Casino ở Paris, bởi kể từ ngày Đại Thế Giới bị dẹp tiệm không có nơi nào đánh bạc công khai như ở Pháp, do đó mà dù kiếm được nhiều tiền, thì đồng phật lăng của Pháp cũng trả về Tây. Ngày về của Út Trà Ôn cũng chẳng có dư được bao nhiêu tiền phật lăng mang về nước.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.091 giây.