logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
coi  
#1 Đã gửi : 06/08/2016 lúc 08:59:51(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

Bảng huy chương Olympics 2016

Xem Bảng huy chương Olympics 2016

Sửa bởi người viết 09/08/2016 lúc 07:55:51(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

coi  
#2 Đã gửi : 06/08/2016 lúc 09:29:10(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

Thế vận hội Rio 2016 khai mạc với vũ điệu Samba và pháo hoa hành tráng

UserPostedImage
Những vũ công trình diễn trong lễ khai mạc Thế vận hội Rio 2016, ngày 5 tháng 8 năm 2016, Rio De Janeiro, Braxin. (P. Brewer/VOA)
Lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè Rio đã diễn ra trong tiếng hò reo của hàng chục ngàn người và bài ca thể hiện tình yêu với đất nước Braxin.

Nhà sản xuất của buổi lễ, Macro Balich, là một nhân vật đã quen mặt trong các sự kiện lớn. Ông đã tổ chức 17 buổi lễ lớn trên khắp các châu lục, kể cả Thế vận hội mùa đông Turin 2006 và Sochi 2014. Ông nói ông muốn mang đến một màn trình diễn giàu cảm xúc, nhưng cũng không quên những thách thức xã hội và kinh tế mà Braxin đang phải đối mặt. Nhà sản xuất này muốn chuyển đi một thông điệp về môi trường và tương lai của hành tinh chúng ta.

Hàng triệu người đã theo dõi buổi lễ khai mạc trên truyền hình vào ngày thứ 6, với sự hiện diện của 200 đội tuyển Olympic, và cả một đội tuyển đặc biệt nhất từ trước tới giờ, với thành phần là những người tỵ nạn.

Đội tuyển đặc biệt này gồm 10 vận động viên đến từ Nam Sudan, Ethiopia, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Công Gô và Syria, tất cả đều được tuyển bởi Ủy ban Olympic nơi họ đang sinh sống như Kenya, Luxembourg, Brazil, Bỉ, và Đức. 6 người đàn ông và 4 người phụ nữ trong đội sẽ tranh tài tại các bộ môn điền kinh, judo và bơi lội.

UserPostedImage
Lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè Rio 2016, Brazil, ngày 05/08/2016. REUTERS

Buổi lễ khai mạc Thế vận hội Rio kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ, hơn 45 phút so với chương trình đã ấn định, bao gồm những màn trình diễn pháo hoa, và sự góp mặt của hàng trăm vũ công trong các trang phục sặc sỡ, óng ánh sắc màu. Bầu không khí của buổi lễ hoành tráng, tràn đầy nhiệt huyết, vốn là đặc tính nổi bật của đất nước Braxin.

Hàng chục nguyên thủ quốc gia có mặt để tham dự lễ khai mạc, bất chấp những khó khăn mà Braxin đang gặp phải về kinh tế cũng như chính trị.

Hoa Kỳ, nước có thành phần hùng hậu nhất tham gia Thế vận hội lần này, được chào mừng với những tràng pháo tay nồng nhiệt. Trong khi đội tuyển Nga, với rất nhiều vận động viên bị cấm tham dự do dính líu đến vụ bê bối chất kích thích, chỉ được động viên lấy lệ.

Tuy nhiên, khi đoàn vận động viên nước chủ nhà xuất hiện, cũng là lúc cả sân vận động tràn ngập trong những âm thanh như sấm rền. Những tiếng hô vang “Braxin, Braxin, Braxin” liên tục được cất lên từ lúc đoàn xuất hiện cho tới khi về vị trí trên sân vận động Maracana.

Sớm hôm đó, cảnh sát chống bạo động đã đập tan một cuộc biểu tình bằng hơi cay và lựu đạn choáng. Vài trăm người biểu tình đã tụ tập bên ngoài sân vận động để lên án nạn tham những và chi tiêu quá ngân sách trong quá trình chuẩn bị cho Thế vận hội.
UserPostedImage

Những người biểu tình cho biết Thế vận hội 2016 chỉ mang lại lợi nhuận cho một thiểu số trong khi đó gạt đi số đông còn lại, thành phần thiếu thốn cần các việc làm có thu nhập, các dịch vụ giáo dục và y tế tốt hơn.

Tổng thống đương nhiệm của Braxin, bà Dilma Rousseff không có mặt tại buổi lễ do đang trải qua các thủ tục của tiến trình luận tội. Quyền Tổng thống Michel Temer đã có mặt thay cho bà tại buổi lễ.

Trong hàng chục ngàn khán giả dự lễ khai mạc tại sân vận động Maracana, có Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Ý Matteo Renzi, cả hai nước này đều đang chạy đua giành quyền đăng cai Thế vận hội 2024.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng có mặt cùng với hàng chục quan chức đại diện cho các quốc gia trên toàn thế giới.
Theo VOA
nga  
#3 Đã gửi : 06/08/2016 lúc 07:57:49(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Vận động viên Việt Nam phá kỷ lục Olympics

UserPostedImage
Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh trở thành vận động viên đầu tiên của Việt Nam giành huy chương vàng tại một kỳ Thế vận hội.

Một vận động viên của Việt Nam phá kỷ lục Olympics ngay trong ngày thi đấu đầu tiên của Thế vận hội 2016 ở Brazil.

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giành huy chương vàng ở chung kết nội dung 10m súng ngắn hơi nam, sau khi giành được tổng điểm là 202.5, đồng thời phá kỷ lục Olympics ở nội dung này.

Vận động viên này đánh bại các xạ thủ mạnh khác từ các nước như Brazil, Trung Quốc, Slovakia, Hàn Quốc, Nga và Ấn Độ.

Anh trở thành vận động viên đầu tiên của Việt Nam giành huy chương vàng tại một kỳ Thế vận hội.

Cho tới nay, qua các kỳ Olympics, Việt Nam mới chỉ đạt được hai huy chương bạc ở nội dung Taekwondo và cử tạ.

Trong ngày thi đấu đầu tiên ở Thế vận hội Rio, sau khi xạ thủ Vinh lên ngôi vô địch, Việt Nam tạm đứng ở top đầu cùng với Mỹ, Trung Quốc, Bỉ và Brazil (tính tới 5 giờ chiều giờ địa phương thứ Bảy, ngày 6/8).

Đoàn thể thao Việt Nam hôm 6/8 ra quân ở các bộ môn như đấu kiếm, judo và bơi lội nhưng đều thất bại.

Việt Nam tham dự Olympics Rio 2016 với 23 vận động viên và 27 lãnh đạo, huấn luyện viên, bác sĩ…

Theo The Hindu, VnExpress, VOA
coi  
#4 Đã gửi : 07/08/2016 lúc 08:08:52(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

Hoàng Xuân Vinh: 'Tôi chỉ nghĩ cố gắng'

UserPostedImage
Ông Hoàng Xuân Vinh giành huy chương vàng đầu tiên cho Việt Nam

Khán giả Việt Nam vui mừng trước tin Việt Nam có huy chương vàng đầu tiên tại Olympic Rio 2016.

Trong ngày thi đấu đầu tiên tại Thế Vận hội Olympic Rio 2016, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh trở thành người Việt Nam đầu tiên giành huy chương vàng Olympic trong bộ môn bắn súng.

Ông Vinh, 41 tuổi, chiến thắng ở nội dung 10m súng ngắn bắn hơi nam tại Rio hôm thứ Bảy 6/8.

Ông có cuộc thi kịch tính với vận động viên chủ nhà Felipe Almeida Wu, 24 tuổi, người dẫn đầu sau lượt bắn áp chót.

Nói với BBC Tiếng Việt, Nguyễn Quang Đạt, cây viết thể thao từ Sài Gòn nhận định: “Với Hoàng Xuân Vinh thì huy chương vàng có ý nghĩa rất lớn với cá nhân anh. Anh đã phải rất gập ghềnh để đạt được huy chương này. ”

“Trước loạt đạn thứ 19, Vinh luôn đứng đầu ở hầu hết các loạt đạn. Đến khi mọi đối thủ dần bị loại, chỉ còn hai người tranh huy chương vàng, là Hoàng Xuân Vinh và Felipe Almeida Wu của Brazil.

“Loạt thứ 19, Vinh đã bắn không đúng phong độ, trong khi Almeida gần như không mắc sai sót nào. Almeida đã bất ngờ vượt lên, đẩy Vinh xuống thứ hai, lúc này tâm lý đặt lên Vinh thật kinh khủng.

“Loạt 20, loạt đạn cuối cùng để xác định tấm huy chương, Almeida ra tay rất nhanh và lại rất chuẩn. Khán giả tại nhà thi đấu dường như đã nhảy lên ăn mừng. Vinh vẫn chưa bắn, anh giương súng lên cao hơn bình thường, ngắm rất lâu, và ra tay rất nhanh. Anh thậm chí còn không nhìn màn hình, cho đến khi đối thủ và khán giả vô tay chúc mừng Vinh mới vỡ oà chiến thắng.
UserPostedImage
Ông Vinh mừng chiến thắng tại Rio 2016

“Vinh đã đạt được hàng loạt huy chương vàng của SEA Games, có cả vô địch châu Á, vô địch Asiad, anh đều đạt được. Thậm chí cả cúp thế giới 2013 ở Hàn Quốc Vinh cũng đạt được. Chỉ duy nhất huy chương vàng Olympic thì Hoàng Xuân Vinh chưa đạt được. Và anh để vuột huy chương Olympic tại London cách đây bốn năm khi mà anh chỉ thiếu 0,1% điểm so với vận động viên đoạt huy chương đồng người Trung Quốc.”

Hãng tin AFP nói Hoàng Xuân Vinh đã kết thúc sáu thập niên chưa từng giành được huy chương vàng Olympic của Việt Nam, và ngả vào vòng tay của các huấn luyện viên sau phát đạn cuối cùng gần như hoàn hảo trong bộ môn bắn súng hơi 10m.
'Vượt qua tâm lý'

“Trước khi Olympic diễn ra thì giới chuyên môn đều đổ dồn chú ý vào vận động viên Thạch Kim Tuấn. Thậm chí nhiều chuyên gia còn bình luận là chỉ có thể kỳ vọng vào khả năng đoạt huy chương đồng của Thạch Kim Tuấn," ông Quang Đạt bình luận.

“Qua những lần Hoàng Xuân Vinh hụt cúp ở các cuộc thi, chuyên gia đánh giá tâm lý của Hoàng Xuân Vinh có vấn đề, như anh hay đánh rơi chiến thắng ở những thời điểm quyết định. Ví dụ như Olympic London 2012, ở loạt đạn cuối cùng anh vẫn đang có lợi thế, nhưng anh đã bắn loạt đạn cuối cùng khá sai lầm nên anh không thể có huy chương và phải chấp nhận vị trí thứ tư.

“Các dạng như vậy đã làm cho niềm tin của các chuyên gia vào Hoàng Xuân Vinh giảm sút khá nhiều, và chỉ dám kỳ vọng Hoàng Xuân Vinh đoạt huy chương đồng.

“Khi xem truyền hình trực tiếp, tôi quan sát thấy thì có thể thấy Hoàng Xuân Vinh có thể đã giải quyết được khúc mắc tâm lý mà ở tất cả các giải đấu trước mà anh gặp phải,” ông Quang Đạt nhận định.

Tại cuộc họp báo sau đó, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh nói:"Tôi rất may mắn, đây là huy chương vàng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tôi cảm thấy rất may mắn, cảm ơn tất cả mọi người," ông Vinh nói trong cuộc họp báo sau đó.

"Đạt được huy chương vàng là một kỷ niệm cả đời, không thể nào quên. Bởi vì lần đầu tiên đoạt huy chương vàng cho Việt Nam," hãng tin AFP dẫn lời ông Vinh.

"Xạ thủ Brazil rất nhanh và mạnh hơn, nhưng tôi chỉ nghĩ 'cố lên, cố lên, cố lên'. Ở phát đạn cuối cùng, tôi không còn nghĩ vàng hay bạc. Tôi chỉ nghĩ cố gắng," vận động viên môn bắn súng này nhớ lại.
UserPostedImage
Ông Hoàng Xuân Vinh bắt tay vận động viên người Trung Quốc sau cuộc thi đấu

Huỳnh Trí Thiện, nghiên cứu sinh ngành Quản lý Thể thao Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) nhận định với BBC: “Dù bắn súng luôn là môn thể thao quan trọng và nằm trong nhóm được ưu tiên đầu tư, nhưng đoạt được huy chương vàng vẫn là bất ngờ ngoài mong đợi trong tất cả các kỳ Olympic.

"Đầu năm 2016, vấn đề về trang bị đạn cho vận động viên luyện tập cũng đã ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị và huấn luyện của đội tuyển bắn súng Việt Nam. Nhưng có lẽ chính vì vậy mà Hoàng Xuân Vinh đã có thêm kiên trì và quyết tâm ở kỳ Olympic này, ” ông Huỳnh Trí Thiện cho biết.

Ông Hoàng Xuân Vinh giành huy chương vàng đầu tiên trong lịch sử Olympic cho Việt Nam.

Sáng 8/8, lúc 5:00 (giờ Việt Nam), ông Thạch Kim Tuấn sẽ thi đấu bộ môn cử tạ nam, hạng cân 56kg.
Theo BBC
coi  
#5 Đã gửi : 07/08/2016 lúc 08:16:27(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

Mỹ giành huy chương vàng đầu tiên ở Rio

UserPostedImage
Vận động viên Virginia Thrasher (giữa) của đoàn Mỹ giơ chiếc huy chương vàng trong cuộc thi bắn súng trường hơi 10m trong lễ khai mạc Thế vận hội Mùa hè 2016 ở Rio de Janeiro, Brazil, ngày 6 tháng 8 năm 2016.



Thế vận hội Rio thật sôi động trong ngày 6/8 với các cuộc đua xe đạp, thi đấu bóng chuyền bãi biển, đấm bốc và một số cuộc thi bơi và các cuộc thi đấu khác.

Xạ thủ Mỹ Ginny Thrasher, một nữ vận động viên 19 tuổi trong cuộc thi bắn súng trường hơi, đã giành huy chương vàng – chiếc đầu tiên của Thế vận hội Mùa hè năm 2016 – vượt lên trên hai đối thủ Trung Quốc, Du Li và Yi Siling.

Đội bơi Mỹ do Katie Ledecky dẫn đầu đã giành huy chương bạc trong cuộc thi bơi tự do 4 lượt 100 mét. Đội Australia đã lập kỷ lục thế giới với thành tích 3 phút 30,65 giây, ít hơn 1/3 giây so với kỷ lục cũng do người Australia lập hai năm trước .

Một kỷ lục thế giới khác trong môn bơi đã được Katinka Hosszu của Hungary lập ở nội dung 400 mét cá nhân hỗn hợp nữ, chị giành huy chương vàng với thời gian 4 phút 26,36 giây. Maya DiRado của Mỹ đoạt huy chương bạc, chậm hơn Hosszu 2,72 giây.

Ngôi sao quần vợt Venus Williams thua trong vòng đầu tiên trước Kristen Flipkens của Bỉ. Trong khi Williams đã có 4 huy chương vàng Olympic, Flipkens đã vui mừng với chiến thắng trong vòng đầu tiên như thể cô giành được chiếc huy chương cao nhất lần đầu tiên.

Flipkens nói: "Đây là một trong những trận đấu hoành tráng nhất trong đời tôi. Khán giả phần thi đấu của tôi, bởi vì tôi nghĩ rằng, tôi là một cô bé đang cố gắng để làm một điều đặc biệt để có được cơ hội để đánh bại một nhà vô địch như thế".

Trong môn bóng ném nữ, đội Brazil đã thắng đương kim vô địch Na Uy 31-28 trong trận mở màn. Mười hai bàn thắng của Brazil do Ana Paula Rodrigues ghi bàn, giúp đội giành chiến thắng trong một môn thể thao mà Brazil chưa bao giờ kiếm được huy chương vàng.

Trong trận bóng đá vòng bảng, đội nữ của Mỹ thắng 1-0 trong trận đấu với Pháp tại Sân vận động Mineirao ở Belo Horizonte.

Đội bóng rổ nam của Mỹ thắng Trung Quốc 119-62 trong trận mở màn.

Các cuộc thi đấu hôm 6/8 diễn ra sau buổi lễ khai mạc đầy màu sắc hôm 5/8. Buổi lễ thể hiện sự đa dạng văn hóa của Brazil cũng như những thách thức về xã hội và kinh tế của nước này.

Tổng thống lâm thời của Brazil Michel Temer chủ trì lễ khai mạc, với hàng chục nguyên thủ quốc gia cùng tham dự. Ông tiếp quản chức tổng thống Brazil từ vị tổng thống bị đình chỉ Dilma Rousseff, bà đang đối mặt với một phiên tòa luận tội và bà đã viết trên Twitter là bà "buồn khi không được có mặt tại buổi tiệc".

Mặc dù có sự không vui về chính trị, vẫn có rất nhiều khán giả tham dự buổi lễ tại sân vận động Maracana của Rio, trong số đó có Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Ý Matteo Renzi. Cả Pháp và Ý đều có những thành phố đang chạy đua để được đăng cai Thế vận hội 2024.

Cùng tham dự có Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, cùng với khoảng 20 đại diện chính phủ của các nước khác.

Trong lễ khai mạc, như nhiều người dự liệu, đã có những tràng pháo tay lớn dành cho các nước Nam Mỹ, đặc biệt là Argentina, Chile và Colombia.

Đã có tiếng hô như sấm dậy khi đoàn Brazil đã bắt đầu diễu hành. Và tiếng hô "Brazil, Brazil, Brazil" vẫn tiếp tục cho đến khi toàn bộ đội đứng vào vị trí sàn sân vận động Maracana.

Đoàn Mỹ, là đoàn lớn nhất tại Thế vận hội, cũng nhận được sự cổ vũ to lớn. Người đoạt nhiều huy chương vàng trong môn bơi Michael Phelps đã cầm cờ Mỹ, dẫn đầu đoàn đi vào sân.

Các nước khác được nhiều cổ động viên hò reo cổ vũ là Mexico, Jamaica, Bồ Đào Nha, Italia, Tây Ban Nha, Pháp và Nhật Bản. Cuba và Puerto Rico cũng được đám đông chào đón trìu mến. Đoàn Nga, với nhiều thành viên bị cấm vì vụ bê bối doping của nước này, nhận được tràng pháo tay lịch sự.
Theo VOa
coi  
#6 Đã gửi : 09/08/2016 lúc 08:04:51(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

VĐV Nam-Bắc Triều Tiên thể hiện tinh thần Olympic với ‘ảnh tự sướng’

UserPostedImage
Vận động viên Hàn Quốc Lee Eun-Ju (phải) chụp "ảnh tự sướng" với vận động viên Hong Un Jong của Bắc Triều Tiên.

SEOUL — Khoảnh khắc hiếm hoi của tình hữu nghị liên Triều đã được ghi lại tại Thế vận hội Rio de Janeiro khi các vận động viên Nam và Bắc Triều Tiên cùng nhau chụp ảnh 'tự sướng.'

Các nhiếp ảnh gia tại Thế vận hội đã bắt được nụ cười của hai vận động viên thể dục, Lee Eun-ju của Hàn Quốc và Hong Un Jong của Bắc Triều Tiên, đang dùng điện thoại để tự chụp ảnh trong một buổi tập luyện trước khi cuộc thi đấu bắt đầu.

Bức ảnh lan truyền nhanh chóng trên Internet và được mọi người tán dương như nói lên tinh thần Olympic là xây dựng hòa bình và sự hiểu biết.

Trên Twitter, ông Eugene Cho, một người Mỹ gốc Hàn Quốc có cha mẹ sinh ra ở miền Bắc nói “ảnh tự sướng của các vận động viên Olympic đã mang lại cho tôi niềm hy vọng về viễn cảnh thống nhất trong tương lai.”

Cả nhà khoa học chính trị Ian Bremmer thuộc Hiệp hội Eurasia và tờ báo nhà nước Trung Quốc China Daily cũng tải lên trang twitter nhận xét tương tự rằng “đây là lý do tại sao chúng ta có Olympic”.

Ngay cả tạp chí thời trang Glamour của Mỹ cũng chia sẻ bức ảnh và tweet rằng “Hai vận động viên này xứng đáng được trao huy chương vàng về ngoại giao”.

Sự chia rẽ Olympic

Ảnh tự sướng nói lên tình hữu nghị liên Triều ở Rio hoàn toàn trái ngược so với những ví dụ về những chia rẽ cay đắng giữa hai đối thủ khác ở vùng Balkan.

Tin cho hay các giới chức ở Serbia đã căn dặn các vận động viên của mình không được xuất hiện cùng với các đối thủ của họ đến từ Kosovo. Quan hệ giữa hai nước Balkan vẫn căng thẳng kể từ khi Kosovo giành được độc lập từ tay Serbia vào năm 1999.

Và đội tuyển Olympic của Libăng đã từ chối đi chung xe buýt với vận động viên của nước đối nghịch Israel trên đường đến dự lễ khai mạc.

Khoảnh khắc về tình hữu nghị liên Triều diễn ra vào thời điểm có sự chia rẽ sâu sắc và căng thẳng tăng cao giữa các chính quyền tại Seoul và Bình Nhưỡng.
Ngoại giao thể thao
Sau vụ thử hạt nhân lần thứ tư của Bắc Triều Tiên hồi tháng Giêng, Hàn Quốc đã cắt đứt hầu như tất cả các mối quan hệ kinh doanh, trao đổi và giao tiếp với miền Bắc.

Ông Yoon Kang-ro, Chủ tịch Viện Ngoại giao và Hợp tác Thể thao Quốc tế tại Hàn Quốc, nói Thế vận hội đã cho hai miền Triều Tiên một cơ hội để tìm thấy một số điểm chung.

Ông Yoon nói: “Một tấm ảnh không tạo ra bước tiến đáng kể, nhưng tôi nghĩ đó là một điểm khởi đầu tốt”.

Ông Yoon lưu ý rằng đã có những ví dụ khác trong quá khứ khi mà ngoại giao thể thao đã được mang ra thử nghiệm, và trong một số trường hợp đã giúp cải thiện quan hệ trong một thời gian, trong khi lại thất bại trong một số trường hợp khác.

Bắc Triều Tiên đã tẩy chay Thế vận hội năm 1988 tại Seoul sau khi Ủy ban Olympic Quốc tế từ chối yêu cầu của Bình Nhưỡng, đòi cùng chủ trì các cuộc tranh tài.

Nhưng trong Thế vận hội năm 2000 tại Sydney, Australia, hai miền Triều Tiên đã cùng diễu hành với nhau trong lễ khai mạc.

Sự hợp tác trong các cuộc thi đấu ở Sydney phản ánh điểm nhấn vào chính sách mời gọi sự tham gia của miền Bắc do cố Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đề xuất. Ông cũng là người khởi xướng các dự án hợp tác và hỗ trợ để xây dựng lòng tin với miền Bắc theo ‘chính sách Ánh Dương’.

Trong thập niên qua, quan hệ liên Triều lại xấu đi vì quyết định của miền Bắc một mực theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân và các hành động khiêu khích khác.

Nhưng ông Yoon nói thể thao có thể tạo ra một khởi đầu cho đối thoại vào lúc những con đường khác đã đóng lại.

Ông nói: “Thể thao vượt ra khỏi những khác biệt về chính trị, tôn giáo, văn hóa và mọi rào cản khác. Thể thao là một lĩnh vực trong đó không có rào cản”.

Vào năm 2014, một đoàn đại biểu cấp cao của Bắc Triều Tiên đến dự Đại hội Thể thao châu Á được tổ chức tại Hàn Quốc đã dẫn đến các cuộc đàm phán không chính thức giữa hai miền.

Và nếu miền Bắc tham gia tổ chức Thế vận hội Mùa đông với Hàn Quốc vào năm 2018, ông Yoon cho rằng cả hai bên sẽ phải hợp tác với nhau theo những cách có thể mở ra các kênh giao tiếp trong tương lai.
Theo VOA
phai  
#7 Đã gửi : 10/08/2016 lúc 06:48:23(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Xạ thủ Jin Jong-oh đoạt huy chương vàng chung kết Olympic

UserPostedImage
Xạ thủ Nam Hàn Jin Jong-oh.
AFP photo

Ước mong có được chiếc huy chương vàng thứ nhì mà mọi người Việt Nam đều chờ đợi đã không trở thành sự thật, sau khi xạ thủ Hoàng Xuân Vinh thua đối thủ Nam Hàn Jin Jong-oh ở vòng chung kết cuộc thi bắn súng ngắn 50 mét, đành phải lãnh chương bạc.

Năm nay 36 tuổi, xạ thủ Jin Jong-Oh của Nam Hàn được xem là xạ thủ tài ba nhất của thế giới, từng chiếm huy chương vàng bộ môn này ở Olympic Beijing 2008 và Olympic London 2012.

Nhận huy chương đồng là xạ thủ Kim Song Gul của Bắc Hàn.

Dù vậy, với một vàng và một bạc, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh vẫn xứng đáng để được ca ngợi là một trong những vận động viên tài ba nhất của cuộc tranh thài thể thao đang diễn ra tạo Rio, Brazil.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.149 giây.