logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 20/08/2016 lúc 06:40:36(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Đối với nhiều người Miền Nam, hai thành phố biểu tượng cho sự lãng mạn chính là Đà Lạt & Huế. Nếu Đà Lạt mộng mơ vì phong cảnh, thì người ta nhắc đến Huế với nét lãng mạn của con người. Đà Lạt với thông reo, lên núi xuống đồi, suối róc rách. Huế với những người con gái lãng mạn một cách kín đáo, với những con người trầm mặc của một cố đô trải qua nhiều thăng trầm.

Hẳn nhiên, đã có nhiều tác phẩm thi nhạc viết về nét lãng mạn của Huế, của Đà Lạt. Trong số đó, cố nhạc sĩ Hoàng Nguyên có hai ca khúc, đã mô tả được nét nên thơ của cả Huế lẫn Đà Lạt. Ông sinh ngày 03/01/1932 tại Quảng Trị, mất ngày 21/08/1973 ở Vũng Tàu. Trong dịp tưởng niệm ngày giỗ thứ 42 của nhạc sĩ Hoàng Nguyên, xin mời quí độc giả cùng ôn lại hai ca khúc để đời này của ông.

Nói đến Đà Lạt là phải nói đến hoa anh đào. Ở Miền Nam, chỉ lên đến Đà Lạt, du khách mới có dịp ngẩn ngơ thưởng thức nét đẹp quí phái, quyến rũ của hoa anh đào. Đà Lạt có tên gọi thứ hai là Xứ Hoa Đào. Và ca khúc Ai Lên Xứ Hoa Đào của nhạc sĩ Hoàng Nguyên được xem nhạc phẩm tiêu biểu nhất nói về Đà Lạt. Không hiểu cái tên “Xứ Hoa Đào” của Đà Lạt có phải bắt nguồn từ nhạc phẩm này không? Ca khúc bất tử này được tác giả sáng tác vào năm 18 tuổi, độ tuổi thanh xuân lãng mạn nhất của đời người. Trong điệu Rumba dìu dặt, giai điệu du dương, lời ca của Ai Lên Xứ Hoa Đào thực sự đưa người nghe vào không gian đầy tính thi ca của Đà Lạt:

Ai lên xứ hoa đào dừng chân bên hồ nghe chiều rơi,

Nghe hơi giá len vào hồn người chiều xuân mây êm trôi.

Thông reo bên suối vắng, lời dìu dặt như tiếng tơ,

Xuân đi trong mắt biếc lòng dạt dào nên ý thơ.

Nghe tâm tư mơ ước mộng đào nguyên đẹp như chuyện ngày xưa.

Ai lên xứ hoa đào đừng quên bước lần theo đường hoa

Hoa bay đến bên người ngại ngần rồi hoa theo chân ai.

Đường trần nhìn hoa bướm rồi lòng trần mơ bướm hoa,

Lâng lâng trong sương khói rồi bàng hoàng theo khói sương,

Lạc dần vào quên lãng rồi đường hoa lặng bước trong lãng quên…

Hình như khó có thể tìm được ở một ca khúc nào chỉ trong một đôi câu hát mà đã miêu tả Đà Lạt một cách đầy đủ hơn thế! Có hoa đào, có hồ Xuân Hương. Có thông reo, có suối vắng. Có những con đường phủ đầy hoa. Có một Đà Lạt sương mù mờ ảo… Đã có người đặt câu hỏi rằng, không biết Đà Lạt có thực sự đẹp đến thế, như Hoàng Nguyên đã mô tả hay không?

Hoa Đào thường nở rộ ở Đà Lạt vào mùa xuân. Cũng vì thế, Ai Lên Xứ Hoa Đào cũng được hay hát trong những dịp xuân về, và cũng trở thành ca khúc đem lại mùa xuân cho khán giả, qua hình những cánh hoa anh đào.

Đã có rất nhiều ca sĩ trình diễn Ai Lên Xứ Hoa Đào. Trong số đó, phiên bản của cặp song ca Trung Chỉnh- Hoàng Oanh là khá độc đáo. Có phần đầu ngâm thơ, một trong những sở trường của nữ ca sĩ Hoàng Oanh. Trong phần cuối còn kết hợp với một ca khúc khác, cũng viết về Đà Lạt của Hoàng Nguyên là Bài Thơ Hoa Đào. Một liên khúc Đà Lạt thật tuyệt diệu!

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên lớn lên ở Huế. Hình như mối tình đầu của ông là ở Huế, có thể với một cô nữ sinh áo tím của trường Đồng Khánh. Rồi một hôm trở về Huế tìm người yêu cũ, thì được tin nàng đã đi lấy chồng. Ca khúc “Tà Áo Tím” của Hoàng Nguyên ra đời, ghi lại những hình ảnh lãng mạn thuộc hàng kinh điển nhất của những mối tình học trò xứ cố đô:

Một chiều lang thang bên dòng Hương Giang

Tôi gặp một tà áo tím nhẹ thấp thoáng trong nắng vương

Màu áo tím sao luyến thương, màu áo tím sao vấn vương

Rồi lòng bâng khuâng theo màu áo ấy

Màu áo tím hôm nào tình quyến luyến ban đầu

Chập chờn tâm tư màu áo thoáng chiêm bao…

Những ca khúc của Hoàng Nguyên không được xếp trong dòng nhạc tiền chiến. Nhưng mà chất lãng mạn, đầy tính thơ trong ý nhạc của Hoàng Nguyên thì hoàn toàn không khác những ca khúc tiền chiến tiêu biểu. Ca khúc Tà Áo Tím không có chất giai điệu, cũng như đặc tính lời có âm hưởng của dân ca Huế, như nhiều ca khúc về Huế khác. Nhưng để lột tả được sự lãng mạn của Huế qua hình ảnh tà áo dài tím trên giòng Hương Giang, thì có lẽ Tà Áo Tím là nhất! Lãng mạn hơn cả là trong đoạn kết, khi tác giả dùng hình ảnh tà áo tím qua cầu để diễn tả người yêu đi lấy chồng:

…Để rồi chiều chiều tôi đi bên dòng Hương Giang

Mong tìm lại tà áo ấy, màu áo tím nay thấy đâu

Người áo tím nay thấy đâu, dòng nước vẫn trôi cuốn mau

Rồi chợt nghe tin qua lời gió nhắn

Người áo tím qua cầu và áo tím phai màu

Để dòng Hương Giang hờ hững cũng nao nao…

Với những hình ảnh tuyệt đẹp cho đoạn kết của một cuộc tình như vậy, Tà Áo Tím không còn là mối tình của riêng những cặp tình nhân Huế. Nó trở thành biểu tượng lãng mạn của tất cả những mối tình học trò, tương tự như ca khúc Ngày Xưa Hoàng Thị (thơ Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy).

Và với giọng hát của nữ ca sĩ Huế Hà Thanh, cái đẹp lãng mạn của Tà Áo Tím được diễn tả một cách trọn vẹn.

Cảm ơn nhạc sĩ Hoàng Nguyên, với hai bài hát đã đưa sự lãng mạn của Huế và Đà Lạt trở thành bất tử.
SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.