logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 20/08/2016 lúc 06:45:45(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chuyện trao lầm con ở Bình Phước
Nỗi thắc mắc không yên tâm của người chồng
Chị Nguyễn Thị Thu Trang (28 tuổi, ở thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước) có vẻ buồn buồn: “Suốt ba năm qua tôi cũng rất băn khoăn về đứa con gái thứ hai nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ là bệnh viện lại có thể trao nhầm con cho mình”.
Chị Trang kể, năm 2010 chị kết hôn với anh Vũ Đình Khiên (37 tuổi). Một năm sau, chị sinh đứa con gái đầu lòng. Hai năm sau, sáng 10/1/2013, chị sinh đứa con gái thứ hai cũng tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Bình Long (tức “Bình Long anh dũng” ngày trước, thời VNCH), thuộc tỉnh Bình Phước (sau 1975, Bình Long và Phước Long hợp lại thành tỉnh Bình Phước, tỉnh lỵ là Thị xã Đồng Xoài).
Chị kể tiếp là phòng hộ sinh của bệnh viện có 6 giường, nhưng hôm ấy chỉ có hai sản phụ đến sinh là chị và một phụ nữ gốc người Stiêng sống ở Hớn Quản. Trong lúc chờ sinh, chị và người đó cũng có trò chuyện mặc dầu người này nói hơi lơ lớ.
Chị Trang đau bụng và sinh trước người phụ nữ Stiêng kia khoảng 15 phút. Sau đó, các cô hộ sinh bế cả hai bé đi tắm, lát sau họ đem hai bé đến giao lại cho chị và người mẹ kia.
Sản phụ Stiêng có lẽ vì nghèo, “tiết kiệm” tiền phòng và các chi phí khác nên xuất viện trước chị một ngày. Hôm sau chị cũng xuất viện. Chị không bao giờ dám nghĩ đến chuyện bệnh viện giao lầm con cho mình.
 
Hơn ba năm trời trôi qua (từ tháng 1-2013 đến tháng 5-2016), ngay chính chị cũng cảm thấy đứa con thứ hai không giống với bất cứ ai trong gia đình. Mọi người trong họ hàng lẫn hàng xóm láng giềng ai cũng ngờ ngợ về đứa bé này. Dù không hề ngoại tình song chị Trang vẫn cảm thấy nhột nhạt khi nghe người ta nói ra nói vào cùng sự nghi kỵ của mọi người. Riêng anh Khiên, anh không nghi ngờ về sự đoan chính của vợ song vẫn cảm thấy thắc mắc vì mọi người trong gia đình anh đều có nước da trắng trẻo, kể cả con bé lớn cũng vậy, rất xinh, còn con em nó thì nước da lại ngăm ngăm đen, tóc hơi xoăn xoăn theo kiểu tóc của người dân tộc thiểu số, trông có gì đó hơi khác. Anh là thợ cơ khí làm trong một công ty thiết bị và sửa chữa máy móc ở Sài Gòn, cứ hai tuần lễ mới về Bình Long thăm vợ con một lần, mặc dầu rất yêu quý vợ nhưng sự xa cách khiến anh càng nghĩ càng thấy băn khoăn mà không nói ra.
Sự bất ngờ lạ lùng của ông bố vợ
Bố vợ của anh Vũ Đình Khiên, tức cha ruột của chị Thu Trang là ông Nguyễn Duy Nguyên, 61 tuổi, cũng ở Bình Long, nhà có cửa tiệm bán đồ tạp hóa nho nhỏ, còn ông thì mỗi sáng chịu khó đạp xe đạp đi bán bánh mì dạo khắp thị xã Bình Long, kể cả ra ngoài ngoại ô, vào các thôn xóm cách xa tới 5 – 7 km.
Một hôm, đầu tháng 5/2016, sau khi đi bán bánh mì về, ông Nguyên chạy ngay sang kể với con gái là hồi sáng, lúc đi bán bánh mì trong xóm ở ấp Tổng Cui Lớn (thuộc huyện Hớn Quản, cách thị xã Bình Long nơi ông Nguyên sống khoảng 5 km), ông dừng lại bán trước cửa nhà cho một phụ nữ người Stiêng. Ông nhận ra đó chính là người phụ nữ Stiêng đã nằm cùng phòng hộ sinh với chị Trang cách đây hơn 3 năm tại Bệnh viện Đa khoa Bình Long. Đặc biệt, ngưới phụ nữ này tay dắt một đứa con gái nho nhỏ cũng chừng 3 tuổi, có nước da trắng trẻo khác hẳn với mẹ. Mặt mũi nó xinh xắn trông rất giống với con bé lớn, chị của con bé Lan Anh da ngăm ngăm đen nhà mình. “Hay hồi trước cô ta nằm cùng phòng nên lúc sinh, bệnh viện trao nhầm hai đứa trẻ với nhau chăng?” – ông Nguyên kết luận như vậy.
Chị Trang rất kinh hoảng. Chị chống chế rằng bệnh viện làm ăn đàng hoàng chứ chẳng lẽ lại trao lầm đứa bé này với đứa bé khác. Ông Nguyên nói biết đâu đấy, mấy cô hộ sinh hơi lơ đãng một chút, trao lầm trẻ mà mình không biết cũng là chuyện thường. Rồi bà vợ ông cũng chạy sang bàn góp, nói rằng mấy cô y tá còn trẻ, rất có thể họ trao lầm. Chị Trang bèn gọi điện thoại lên Sài Gòn kể lại câu chuyện với chồng. Anh Khiên suy nghĩ rất kỹ. Hôm sau anh xin phép nghỉ vài ngày, về xem tình hình thế nào rồi quyết định chở vợ và đứa con gái thứ hai “nước da ngăm ngăm đen” tên Lan Anh mà anh vẫn thắc mắc, lên Sài Gòn để xét nghiệm DNA.
Mặc dầu đã chuẩn bị tinh thần từ trước, nhưng khi cầm tờ kết quả xét nghiệm trên tay, vợ chồng anh Khiên không khỏi ngỡ ngàng: con bé Lan Anh “da ngăm ngăm đen” không cùng huyết thống với cả anh lẫn chị, tức nó không phải con ruột của anh chị. Tự nhiên chị Trang bật khóc, còn anh Khiên thì tuy cũng buồn nhưng khấp khởi mừng thầm vì đã hiểu rõ sự đoan chính của vợ.
Sau khi trở lại Bình Long, chị Trang cùng chồng và ông Nguyên đến nhà người phụ nữ Stiêng đã từng nằm cùng phòng sinh với mình hồi trước để trình bày sự việc. Người phụ nữ này tên là Thị Liên, vợ của anh Huỳnh Văn Tuấn (người Kinh). Họ sống với nhau không có hôn thú, anh Tuấn bê tha cờ bạc, bỏ đi biền biệt suốt năm này sang tháng khác không biết gì tới nhà cửa, sự sống của gia đình đều do mẹ của chị Liên là bà Thị Ché lo toan. (“Thị” là tên họ, không phải chữ lót như của người Kinh) và bà đặt tên đứa bé da trắng trẻo xinh xắn “con của anh Khiên chị Trang” là Thị Ngọc Yến. (Người Stiêng theo mẫu hệ nên đặt tên con theo họ mẹ).
UserPostedImage
“Bà ngoại” Thị Ché, chị Liên và cháu Ngọc Yến
 
Cả bà Ché lẫn chị Liên đều không tin, họ cho rằng mấy người Kinh khôn ngoan này có ý định lừa đảo gì đó, muốn bắt con của họ đem bán chẳng hạn nên tỏ ra khó chịu, dùng nhiều lời lẽ khó nghe.
Chị Trang nói: “Suốt mấy năm nay tôi vẫn thắc mắc về đứa con, nay được biết sự thật, tôi rất mong được đổi lại con sớm ngày nào hay ngày nấy để con đỡ tội nghiệp. Sự thực, nuôi bé Lan Anh từ lúc lọt lòng tôi cũng yêu quý nó lắm, hai nhà tuy một Kinh một “dân tộc” nhưng chỉ cách nhau có mấy cây số, tôi nghĩ sau này tôi vẫn coi cả hai bé là con của mình”.
Chuyện không đơn giản
Ngay cả các phóng viên báo chí khi muốn đến nhà chị Thị Liên để tìm hiểu cũng không phải dễ dàng. Hàng xóm láng giềng cho biết chị luôn luôn nghi ngờ, không muốn tiếp xúc với người lạ. Hơn nữa chị lại đang có bầu, hay bẳn gắt, sẵn sàng đuổi khách ra khỏi cửa, không muốn trò chuyện. (Mà trò chuyện cũng khó vì chị biết không nhiều tiếng Kinh).
Mọi người kể rằng khi ba người – ông Nguyên, anh Khiên, chị Trang – đến, hai mẹ con bà Ché đều ngạc nhiên, sợ hãi. Họ vốn ít giao thiệp, chỉ quanh quẩn có ba người là bà Ché, chị Thị Liên (26 tuổi) và cháu nhỏ Thị Ngọc Yến, chưa bao giờ tiếp xúc với người lạ như vậy. Khi thấy gia đình anh Khiên cứ hỏi đi hỏi lại quá kỹ về cháu Ngọc Yến, hai mẹ con bà Ché thấy có gì đó không ổn, chị Liên cứ khư khư ôm chặt đứa con, ánh mắt đầy vẻ cảnh giác
Riêng bà Ché, từ khi con gái bà mang thai cho đến khi sinh cháu Ngọc Yến, một tay bà chăm sóc cả hai mẹ con. Chồng bà năm nay đã ngoài 60 tuổi và cùng người con trai lớn phải đi làm mướn để lấy tiền nuôi gia đình. Con bé Ngọc Yến lớn lên do bà trông nom, ốm đau cũng bà lo lắng, vậy mà bây giờ mấy người lạ này lại đến nói nó không phải cháu bà, đứa con của họ mới là cháu bà thì bà chịu sao cho nổi.
Được một lúc, không chịu được cảnh ba người lạ cứ hỏi tới hỏi lui về bé Yến, chị Liên tức giận la lên là mấy người không ra khỏi nhà thì sơm-ốt (tôi, tao) sẽ gọi hàng xóm đến cứu. Rồi chị dắt bé Yến bỏ vào bên trong.
Thấy khá đông hàng xóm tò mò kéo đến lấp ló ngoài cửa, ba người trong gia đình anh Khiên rút lui nhưng cả ba đều tin chắc cháu Yến chính là đứa con của anh chị Khiên đã bị bệnh viện trao lầm hơn 3 năm về trước.
Chị Trang khóc: “Khổ, thấy con mà không được ôm lấy nó. Nhà người ta nghèo, nó trắng trẻo, xinh xắn nhưng ăn uống kém nên nhỏ và gầy hơn con bé Lan Anh rất nhiều”.
Anh Khiên trầm ngâm. Đầu óc anh đang nghĩ cách phải làm sao đổi lại được đứa con tội nghiệp.
Ban giám đốc BV và UBND thị xã Bình Long quyết định đưa mẫu vật đi thử DNA cho hai cháu bé
Anh Khiên làm đơn khiếu nại đưa lên UBND và Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa thị xã Bình Long về việc bệnh viện trao lầm đứa con của anh, kèm theo bản sao kết quả xét nghiệm DNA. Chuyện này ban lãnh đạo cả hai cơ quan đã biết vì báo chí đang thi nhau đăng tải um sùm. Ngoài ra, anh Khiên cũng được vợ gọi điện thoại báo một tin bất ngờ: hai cô nữ hộ sinh ngày xưa đỡ đẻ cho chị Trang đã tìm đến tận nhà xin lỗi. Anh bèn gặp hai cô đó, nhờ viết lời xin lỗi thành văn bản đàng hoàng để nộp bổ sung với đơn thưa gửi.
Nhận được đơn thưa, UBND quyết định kết hợp với Ban giám đốc bệnh viện cử nhân viên y tế đến lấy mẫu vật (tóc) từ hai cháu nhỏ và của chị Trang với chị Liên, đưa lên Sài Gòn xét nghiệm DNA. Kết quả cho thấy cháu Lan Anh không cùng huyết thống với chị Trang mà cùng huyết thống với chị Liên. Ngược lại cháu Ngọc Yến không cùng huyết thống với chị Liên mà cùng huyết thống với chị Trang. Điều này chứng tỏ cháu Lan Anh là con của chị Liên còn cháu Ngọc Yến là con chị Trang.
UserPostedImage
 Hai bà ngoại, cháu Lan Anh (Stiêng, quay ra) và cháu Ngọc Yến trước khi chia tay
 
Với kết quả nói trên, UBND đề nghị tổ chức buổi hòa giải để hai gia đình đổi lại con cho nhau. Ban giám đốc bệnh viện sẽ xin lỗi và chấp nhận bồi thường cho mỗi gia đình một số tiền là 20 triệu đồng. Phía bên anh Khiên đồng ý nhưng anh Tuấn chồng chị Liên không đồng ý. Anh ta nói bồi thường như vậy là quá ít, ngoài ra chị Liên đang có bầu đứa con thứ hai, nếu phải trao trả đứa con, chị sẽ bị sốc, có hại cho cái thai, vậy hãy đợi đến khi chị sinh xong sẽ nói chuyện. Sự việc đến đấy coi như bế tắc.
Sự thật, người đàn ông đam mê cờ bạc Huỳnh Văn Tuấn chồng chị Liên nói như thế chỉ là để mè nheo thêm tiền bồi thường mà thôi. Đến lượt “bà ngoại” Thị Ché ra tay. Bà nói Tuấn sống với con gái bà không có hôn thú gì hết nên không có quyền, con bé Ngọc Yến là do bà nuôi nấng từ lúc lọt lòng, bà đồng ý đổi lại nhưng 20 triệu đồng bồi thường đó phải trao cho bà hoặc cho chị Liên chứ không được trao cho Tuấn, “nó sẽ đem đi đánh bạc hết”. Ý kiến của bà Ché do hai cô gái người Stiêng thông dịch chứ bà không nói tiếng Kinh thông thạo được như vậy. Chị Liên đồng ý với mẹ, mắng cho anh Tuấn một chập bằng tiếng Kinh lẫn tiếng Stiêng, Tuấn im re, vậy là cuộc hòa giải được cả hai bên chấp nhận.
Ngày 25/6/2016, trong buổi hoà giải, khi lời xin lỗi của bác sĩ Hoàng Văn Thanh, giám đốc Bệnh viện Bình Long vừa chấm dứt, hai gia đình chuẩn bị việc trao đổi con trước sự chứng kiến của dân chúng, thì anh Huỳnh Văn Tuấn chồng chị Liên bất ngờ nói anh không chấp nhận việc trao trả con với lý do khoản bồi thường 20 triệu đồng của bệnh viện như vậy là không thoả đáng, đồng thời anh tuyên bố là sẽ khởi kiện. Sau lời tuyên bố, anh Tuấn đột ngột bế cháu Ngọc Yến đi thẳng ra cửa.
Công an lập tức giữ anh Tuấn lại, bắt anh phải bế cháu Yến trở về chỗ cũ.
Chị Liên ngồi ở đầu dãy ghế bên kia, nước mắt chảy ra không ngừng. Cuối cùng, chị làm được việc khó khăn là gạt nước mắt, bế bé Ngọc Yến trao cho chị Trang rồi nhận bé Lan Anh từ tay chị Trang. Mọi người vỗ tay, ai cũng cảm động.
 
UserPostedImage
 Anh Khiên và cháu Lan Anh (Stiêng) sau cuộc hòa giải
Thưa quý bạn, như chúng ta đã biết, thân phận của con người trong mỗi hoàn cảnh hết sức phức tạp. Cùng là cháu Ngọc Yến – cô bé trắng trẻo, xinh xắn mặc dâu thân hình nhỏ bé do ăn uống kém – nếu nó có người cha người mẹ như Huỳnh Văn Tuấn và chị Thị Liên thì nó sẽ khác, còn nếu nó có người cha người mẹ như anh Khiên và chị Trang thì nó sẽ khác. Bởi vậy trời sinh sao thì chịu như thế, con người không được thay đổi, và do đó những sự trao lầm con hoặc đổi ngầm trẻ sơ sinh trong bệnh viện là hết sức quan trọng, không chấp nhận được.
Vụ trao lầm con cách đây 29 năm ở Hà Nội
Trường hợp trên đây là của bà Phan Thị Tuyết Hoa, 53 tuổi, nhà ở phố Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội, và người con gái nay 29 tuổi tên là Lê Thanh Hiền.
Tại ngôi nhà của vợ chồng mình ở Thanh Trì, Hà Nội, cô Hiền cho biết, sự việc chỉ được phát hiện khi càng lớn cô càng có nhiều nét khác biệt với bố mẹ và các anh chị em trong gia đình. Đến khi đi xét nghiệm DNA, kết quả cho biết cô không cùng huyết thống với cha mẹ, bấy giờ ai cũng bị sốc.
UserPostedImage
Cô Lê Thanh Hiền, 29 tuổi, con “ bị trao lầm” của bà Tuyết Hoa
Câu chuyện bắt đầu từ cách đây 29 năm về trước tại nhà hộ sinh quận Đống Đa (ở ngõ Thổ Quan, phố Khâm Thiên) khi bà Phan Thị Tuyết Hoa đến sinh tại đây. Theo bà Hoa, bà sinh cô Hiền vào khoảng 4 giờ 30 sáng ngày 12/12/1987, nhưng mãi đến 8 giờ sáng bà mới được nhìn thấy mặt con gái. Cũng theo bà Hoa, khi được trao con, bà thấy chữ số viết trên đùi con rất mờ, bà có hỏi chồng nhưng ông nói có lẽ tại các cô nữ hộ sinh tắm cho con nên số mới mờ như vậy, do đó bà cũng không nghi ngờ gì nữa.
Cuộc sống cứ thế trôi đi, càng lớn cô Hiền càng khác xa so với các chị em ruột trong gia đình, và từ việc con số ghi trên đùi cô Hiền lúc sơ sinh do bà Hoa kể lại, mọi người đâm nghi có lẽ cô Hiền không phải con ruột của bố mẹ.
Sự nghi ngờ đó càng cao khi cô Hiền xem giấy tờ, vô tình thấy cả bố lẫn mẹ đều thuộc nhóm máu O trong khi cô lại mang nhóm máu B, điều này không thể xảy ra trong việc di truyền các nhóm huyết. Linh cảm có điều gì đó chẳng lành, Hiền bèn giấu gia đình, tự mình đi xét nghiệm DNA, và sau ba ngày chờ đợi, cô ngã ngửa khi kết quả xét nghiệm cho biết cô không cùng huyết thống với bố mẹ.
Sau khi phát hiện sự việc, cả gia đình rất bị sốc, bèn lo việc đi tìm sự thật. Đên nhà hộ sinh Đống Đa, hồ sơ lưu trữ còn đó, có ghi ngày 12/12/1987 có 6 sản phụ đến sinh tại nhà hộ sinh, trong đó có tên bà Phan Thị Tuyết Hoa, nhưng các địa chỉ ghi rất sơ sài. Nay các địa phương đã thay đổi, nhiều người không còn ở chỗ cũ nữa nên cả nhà đã hết sức tìm kiếm cũng không có được một chút manh nha.
Nỗi lòng người mẹ bị trao lầm con
Gặp bà Phan Thị Tuyết Hoa trong căn nhà ấm cúng thuộc Khu đô thị Văn Phú (Hà Đông), trái ngược với tiếng cười giòn giã của những đứa trẻ cháu nội cháu ngoại của bà Hoa là gương mặt đầy vẻ suy tư của người mẹ đang bị ray rứt trong lòng vì vừa thương đứa con đã sống với mình 29 năm qua, lại vừa nghĩ tới đứa con mình đã mang nặng đẻ đau, không biết bây giờ nó ở đâu, đang sống ra sao.
Kể lại câu chuyện về lý do khiến Hiền đi thử DNA, bà Hoa cho biết trong nước mắt: “Sự việc bắt đầu từ khi Hiền sinh con, xét nghiệm máu cho thấy Hiền có nhóm máu B trong khi cả hai vợ chồng tôi đều thuộc nhóm máu O. Theo tôi hiểu, về nhóm máu, con cái bắt buộc phải thuộc nhóm máu của cha hoặc mẹ. Bởi vậy một hôm tôi thấy con bé thứ hai nhà tôi thì thầm kể với tôi: “Hôm nọ chị Hiền nhờ con lấy giùm mấy sợi tóc của mẹ để chị ấy đi xét nghiệm DNA đấy mẹ ạ”. Tôi rất ngạc nhiên, hỏi thì nó nói về việc Hiền phát hiện ra mình thuộc nhóm máu B trong khi bố mẹ thuộc nhóm máu O nên quyết định đi thử DNA..
Thế rồi thời gian qua đi. Khoảng 3 tháng sau, một hôm Hiền gọi điện thoại cho tôi, nói có chuyện riêng muốn nói với tôi nên mời tôi đi ăn bún chả. Cả hai mẹ con tôi đều thích ăn bún chả nhưng tôi nhận thấy Hiền có điều gì đó hơi mất tự nhiên. Một lúc lâu sau, nó ngập ngừng hỏi tôi: “Mẹ, con hỏi thật điều này. Có phải ngày trước bố mẹ xin con làm con nuôi phải không?”. Tôi rất ngạc nhiên: “Sao con lại hỏi như thế? Rõ ràng là mẹ có thai con 9 tháng mấy ngày rồi sinh con trong bệnh viện Đống Đa lúc 4 giờ 30 sáng ngày 12-12-1987. Con cứ xem giấy khai sinh thì biết chứ việc gì phải xin con nuôi”. Hiền bèn kể cho tôi nghe chuyện nó đi xét nghiệm DNA và đưa cho tôi xem tờ giấy kết quả. Tôi lặng người.
Cuối cùng, trước khi ra về, tôi bảo Hiền: “Chuyện thật đáng buồn, nhưng dù sao chăng nữa con sống với bố mẹ 29 năm nay không khác gì con ruột. Bây giờ con đã có gia đình êm ấm, mọi việc coi như xong rồi. Vấn đề là đứa con mẹ sinh ra cùng ngày với con không biết họ trao lầm cho ai, suốt 29 năm nay sống ra sao, sướng khổ thế nào. Mẹ thấy xót xa lắm, càng nghĩ lại càng đau lòng. Có lẽ gia đình mình phải đi tìm bằng được và tìm cả bố mẹ ruột của con nữa”. “Lỗi là tại bệnh viện. Họ làm ăn theo kiểu công chức xã hội chủ nghĩa, đánh số vào chân đứa trẻ cũng không nên thân, cẩu thả đến mức tắm xong cho nó là mờ đặc không còn nhận ra được nữa rồi cứ thế mà trao, không cần biết lầm hay không lầm. Thân phận con người chứ đâu phải con gà con vịt, mớ rau mớ cỏ mà họ làm như vậy”.
Vụ trao nhầm con ở Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa
Cách đây 4 năm, chuyện Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa trao lầm con gây tranh cãi xôn xao thì ngày 24/6/2016 vừa qua, người đại diện của bệnh viện đã xác nhận sự thật nói trên.
Ông Võ Mạnh Hùng, giám đốc bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa cho biết bệnh viện đã báo cáo vụ việc trên lên Sở Y tế tỉnh. Còn về phía hai gia đình thì đã nhận lại con ruột của mình.
Theo bệnh viện cho biết, vào khoảng 17 giờ ngày 6/10/2012, tại phòng phẫu thuật của Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, hai nữ bác sĩ là Nguyễn Thị Thắm và Mai Ngọc Lan đã thực hiện hai ca sinh mổ. Sau khi hai ca mổ hoàn thành, hai nữ hộ sinh là Phạm Thị Nhung và Nguyễn Thị Dung đã đem hai bé đi tắm rửa rồi bế về phòng trao cho người nhà trông nom hai bà mẹ chứ không phải trao đích thân cho bà mẹ, vì lúc ấy hai bà mới mổ, còn đang đau. Chính việc lầm lẫn, cháu bé nọ trao lầm cho người nhà của bà mẹ kia đã gây nên cớ sự.
BS Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hai cô nữ hộ sinh cũng như các bác sĩ, các nhân viên trong bệnh viện đã gửi lời xin lỗi tới hai gia đình, đồng thời bệnh viện sẵn sàng giúp đỡ hai gia đình khi cần thiết để hai cháu bé cũng như người lớn ổn định tinh thần.
Không chỉ Thanh Hóa mà ở Đà Nẵng cũng xảy ra một việc tương tự. Trong khi chăm sóc con, một gia đình tại Đà Nẵng nhận thấy con càng lớn càng không có điểm nào giống với bố mẹ nên đã đưa đi xét nghiệm DNA và kết quả là đứa bé không cùng huyết thống với cha mẹ. Cuối cùng, việc “bệnh viện trao làm con” cũng được giải quyết nhưng không phải dễ dàng vì gia đình “nhận lầm” kia đã chuyển đi nơi khác không để lại địa chỉ, nhờ báo chí đăng tải bệnh viện mới tìm kiếm được.
Sự cẩu thả, thiếu trách nhiệm của một số nhân viên bệnh viện nhiều khi đã gây nên những chuyện như vậy.
Có thể còn có nhiều vụ trao lầm con khác
Những vụ trao lầm con khiến các bà mẹ lo lắng rằng con mình cũng sinh ra trong bệnh viện phụ sản XHCN, không biết nó có bị trao lầm như vậy hay không.
Theo Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức, Viện trưởng Viện Sức khỏe & Sinh sản và Gia đình, việc trao lầm con là do người quản lý y tế cũng như ban giám đốc bệnh viện không đưa ra được một quy trình rõ ràng, minh bạch trong việc giao nhận trẻ.
Giáo sư nói: “Trước đây, các nhà hộ sinh làm việc lộn xộn, mỗi nơi một kiểu không khoa học, ngoài ra còn thiếu thôn cả về nhân lực, chỉ một hai cô hộ sinh phải trông nom hàng chục em bé thì việc lầm lẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Theo tôi, không phải là đại trà nhưng với cách quản lý như vậy thì chắc chắn không phải chỉ có một vài vụ trao lầm con mà còn nhiều trường hợp khác nữa. Tôi nghĩ, có những trường hợp bố mẹ nghi ngờ nhưng không đủ can đảm nói ra miệng hoặc đem con đi xét nghiệm DNA vì họ sợ làm ảnh hưởng tới cuộc sống của gia đình họ”.
Sự thật, vụ Bình Phước chỉ mới xảy ra gần đây và gia đình anh Vũ Đình Khiên phát giác ra trong vòng một tháng nay chứ không phải “trước đây” rất lâu. Chẳng qua là do tính cẩu thả và vô trách nhiệm của con người mà thôi.

Đoàn Dự
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.150 giây.