logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 25/08/2016 lúc 07:03:26(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Lớp Học Tình Thương Bà Mười. Cô Phượng (áo trắng), bà Mười (tóc bạc đứng giữa) cùng các em học sinh và các nhà bảo trợ.
Hình cô Phượng cung cấp

Những mảnh đời côi cút, khó khăn

Chỉ còn khoảng 10 ngày nữa thì các trường học trong nước tiến hành lễ tựu trường cho học sinh các cấp vào niên học 2016-2017.

Suốt những ngày hè, trong lúc trường phổ thông, hay trường công lập, tạm ngưng hoạt động thì những lớp học miễn phí dành cho trẻ nghèo, trẻ cơ

nhỡ hay trẻ nhập cư vẫn đều đặn mở cửa đón các em đến những lớp ban ngày hay buổi tối.

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi đã giới thiệu hai nơi tiêu biểu là Lớp Tình Thương Hòa Hảo ở phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, và Lớp Học

Tình Thương Bà Mười ở phường Tân Thuận Tây, quận 7, thành phố Sài Gòn. Thành quả học tập của các em ra sao?

Đầu tiên là những học sinh đủ mọi lứa tuổi của Lớp Học Tình Thương Hòa Hảo:

Con tên Bùi Thị Tuyết Nhi, 16 tuổi, con mới biết viết và đọc sơ sơ. Tại vì nhà con khó khăn, mẹ con đi làm xa còn bố con thì mất, con phụ bán cơm

với dì, con mới tới lớp thầy hùng được 3 tháng, giờ con đang học Lớp Một.

Học Lớp thầy Hùng con rất thích, con ráng học tiếng Việt với Toán. Lớp thầy Hùng cũng có mấy đưa giống con, cũng khó khăn tới giờ mới vô Lớp

Một, 8 tuổi, 9 tuổi, 10 tuổi có.

Đã cố gắng học tức là phải có một mơ ước nào đó, dù rằng rất nhỏ nhoi mà không kém phần thực tế, đó là tâm sự của Tuyết Nhi:

Con cũng nghĩ vậy, con có nghĩ con sẽ đi làm nghề tóc để có một cái nghề. Con mơ ước có tiền để chữa bệnh nhức lưng cho mẹ con.

Em Nguyễn Thị Như Ý, 11 tuổi: Em tên Nguyễn Thị Như Ý, học Lớp 2. Tại cha mẹ mất không có tiền đi học, cha bị nhồi máu cơ tim, mẹ bị ung thư

gan, em ở với mợ của em.

Em Nguyễn Thanh Thúy: Con tên Nguyễn Thanh Thúy, năm nay con 13 tuổi. Ba con đi lấy vợ, mẹ con đi lấy chồng bỏ con rồi, con ở với ông bà

ngoại.

Trước đó Thanh Thúy học tại trường Hiệp Tân là trường của nhà nước, khi cả ba lẫn mẹ bỏ rơi em thì em đến xin học ở Lớp Tình Thương của ông

Đoàn Minh Hùng:

Con nghỉ ở trường Hiệp Tân tại không có tiền đóng học phí, con đi bán vé số ở quận 7. Nếu còn học ở Hiệp Tân thì bây giờ con học tới Lớp 8, tại

con nghỉ ở trướng lâu quá nên học ở Lớp Tình Thương là con học Lớp 3 .

Ở chỗ ông là đang cho tụi con đi học nghề làm tóc, ông có dự định sẽ mở mộttiệm uốn tóc cho tụi con làm trên này.

Em Ông Thị Hoan: Con tên Ông Thị Hoan, 16 tuổi, ba mẹ không có tiền cho con đi học, nhà con nghèo lắm. Con đi làm keo, là làm mấy cái chai đó,

ở công ty Tân Văn Sanh. Con ước mơ lớn lên làm thấy cô giáo để dạy các em không có tiền đi học, giúp mấy đứa em không biết chữ.

Em Hồ Anh Thư, 16 tuổi:
Quê em ở Gò Công, ở dưới Gò Công em mới học xong Lớp 2 mà không có tiền đóng học phí rồi ba mẹ cho em nghỉ. Em theo bà nội lên đây học,

vừa học vừa làm, em làm đèn hào quang để đằng sau tượng Phật đó cô.

Mơ ước tương lai của Hồ Anh Thư thật gần gũi như chính hoàn cảnh khó khăn của em lúc này:

Học xong Lớp 4 rồi lên Lớp 5 thì em vẫn học ở chỗ này. Lớn lên em muốn học làm thầy giáo để giúp ông dạy học sinh.



Nói về Lớp Tình Thương của mình, ông Đoàn Minh Hùng, người sáng lập mà học sinh thường gọi là ông hay thầy, chia sẻ:

Ở đây mình chủ yếu là xóa mù chữ, cho tụi nó biết làm toán cộng trừ nhân chia cơ bản hoặc là mình củng cố chính tả cho nó. Nó vững về vấn đề

tiếng Việt để sau này các cháu tự tin bước vào đời.

Ban ngày thì nó đi làm công việc mưu sinh, tụi nó lớn thì tuyển ra một số để mình hướng nghiệp cho nó. Con gái thì học làm tóc hoặc nấu ăn, con trai

thì cho nó đi làm thợ máy. Hay là nó muốn học đại khái như thợ sửa xe Honda hoặc làm điện nhà, điện công nghiệp.

Tại ở đây tụi trẻ toàn bộ là dân nhập cư, sở dĩ nó học tại đây là do bản thân nó hoặc gia đình của nó có công ăn việc làm ở khu vực này. Còn một

thời gian sau, có thể là bất ngờ tụi nó chuyển đi nơi khác, qua quận khác hay bồng bế nhau về quê do gia đình bị thất nghiệp hoặc bản thân nó sống

không nỗi ở khu vực này thành ra phải chuyển đi. Trường hợp đó hầu như là đều hết trơn.

Vừa rồi là các học sinh của Lớp Học Tình Thương Hòa Hảo ở phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú.

Những giấc mơ nhỏ bé

Tại Lớp Học Tình Thương Bà Mười, phường Tân Thuận Tây, quận 7, nơi có một số em sau khi học xong Lớp 5 thì được chuyển vào Lớp 6 ở

trường ngoài tức là trường công lập. Đây là thành quả cao nhất là Lớp Tình Thương Bà Mười mang lại cho các em.

Năm nay Lớp Tình Thương Bà Mười có 3 học sinh đã xong Lớp 5 và được chuyển thẳng vào Lớp 6 trường công. Lê Ngọc Giàu là một trong 3 em

đó:

Từ Lớp 1 tới Lớp 5 em học tại trường Tình Thương Bà Mười. Năm nay em lên Lớp 6 trường Trần Quốc Tuấn, em thấy vui và sẽ cố gắng học giỏi,

mai mốt em lớn em sẽ làm thợ sửa điện tử, sửa máy vi tình.

Ông Lê Văn Lợi, cha của em Lê Ngọc Giàu, từ Đồng Tháp lên Sài Gòn làm nghề phụ hồ, nói rằng con được vào học trường công thì vừa mừng mà

vừa lo:

Cũng rất cám ơn trường Tình Thương Bà Mười chuyển cho bé vô trường Phù Đổng trước, rồi mới có danh sách chuyển qua trường Trần Quốc

Tuấn được.
Qua trường Trần Quốc Tuấn là trả tiền học phí thì cũng ráng dành dụm đóng chứ đâu cho bé nghĩ học được. Cũng ráng lo cho cháu ăn học lên lớp

lớn hơn, ước mơ như vậy thôi.

Không chỉ học hành xuất sắc từ Lớp 3, Nguyễn Thị Như Ý còn là một học sinh rất lễ phép của Lớp Học Tình Thương Bà Mườ. Ước muốn cho tương

lai của em là được làm hướng dẫn viên du lịch:

Dạ thưa em 12 tuổi, năm nay em lên Lớp 6 trường Nguyễn Hiền là trường của nhà nước. Em học Lớp Tình Thương Bà Mười từ năm 2013. Ở đó

mặc dù không được như mấy trường công nhưng mà vui lắm, thầy cô tận tình giúp đỡ em nhiều lắm. Học ở đó thì ba mẹ em không cần đóng cái gì

hết.

Khi lên Lớp 5 thì em được cô Phượng giúp em chuyển qua trường Phù Đổng là trường của nhà nước, sau đó em được chuyển qua trường Nguyễn

Hiền.

Em vui khi được chuyển lên Cấp 2 trường của nhà nước, ba mẹ em là công nhân, cũng thấy vui vì em được vô trường công lập mà cũng lo lắm tại

mỗi đầu năm vô học thì đóng nhiều tiền lắm. Bước vô một ngôi trường mới thì áp lực nhiều lắm, bài vở khó và nhiều hơn là năm Cấp 1.

Bà Vui, mẹ của Như Ý, cho biết nhà có 3 con gái nhưng hai em lớn phải nghỉ học vì gia đình túng thiếu, cho nên khi con gái thứ ba học được lên Cấp

2 trường nhà nước thì dù khổ cức cách mấy bà cũng có thể chịu đựng được:

Quê chị ở miệt thứ An Biên, Kiên Giang. Hồi đó ở dưới quê nó nghĩ học, theo chị lên trên này rồi nó nghĩ luôn. Bây giờ có phương tiện con mình vô

trường lớn học như bao đưa trẻ khác chị mừng quá. Thầy cô mấy trường lớn sao thì mình không biết tại chưa vô, chứ ở trường tình thương dạy chu

đáo lắm.

Nghe nói vô trường lớn đóng nhiều tiền mà có lẽ cũng ráng cố gắng làm tăng ca thêm để kiếm tiền cho bé nó được học như người ta, hay là bớt xài

nhịn xài đặng đóng tiền học cho con chứ sao giờ.
Em Nguyễn Thanh Cẩm Tú, mồ côi cả cha lẫn mẹ, đang học Lớp 4 từ Lớp Học Tình Thương Bà Mười, không biết rồi hết Lớp 5 ở đây thì có được

chuyển qua Lớp 6 trường công lập Cấp 2 nào đó hay không, là nỗi ưu tư của bà nội đang chạy xe ôm để nuôi em:

Cô tên Võ Ngọc Điệp, em nó đang học Lớp 4 của Lớp Tình Thương Bà Mười. Nói chung học lớp bà Mười không có đóng cái gì hết trơn. Nghèo là

một lẽ nhưng mà tại cháu chưa có hộ khẩu, chưa được nhập hộ khẩu vì vậy mà không vô được trường nhà nước học được.

Cô chạy xe ôm ngoài chợ Bến Thanh, trạm xe buýt Bến Thành, chạy 7 năm nay rồi. Coi như đủ ăn qua ngày , đâu có khá nổi nghề xe ôm, hơn nữa

nữ chạy đâu có đông khách được như nam, bến đó có một mình cô là nữ.

Ước nguyện của cô là muốn nó học hết lớp tình thương của bà Mười, vì ở đó chỉ có dạy tới Lớp 5, nhưng trường hợp em nó bây giờ chưa vô hộ

khẩu thành ra cũng đang lo không biết qua năm sau học hết Lớp 5 không biết làm sao học tiếp đây, cô đang rầu vì vấn đề đó.

Cô Phượng của Lớp Tình Thương Bà Mười có nói sẽ đưa nó vô trường nhà nước học, nhưng mà nó không có hộ khẩu, để coi cô Phượng sắp xếp

làm sao. Cô tính cho cháu học tiếp được thì học, còn đối đế mà không học tiếp được thì khoảng 14 hay 15 tuổi là cô chuyển cho cháu đi học nghề.

Đối với Nguyễn Thanh Cẩm Tú, niềm vui duy nhất của em là học và học thật giỏi để hy vọng được các thầy cô trong Lớp Học Tình Thương Bà Mười

giúp em được cứu xét cho chuyển vào trường công:

Bây giờ em đang học Lớp 4, tới khi em học Lớp 5 mà qua thì em mong ước là em được học trường nhà nước giống như mấy anh chị. Tại em khác

với mọi người, em thì mồ côi còn mọi người có cha mẹ. Nhiều năm nay em muốn vô học trường nhà nước nhưng mà không được. Em sợ em mồ côi

và không có hộ khẩu thì sợ bạn bè cười. Em muốn học giỏi để lớn lên làm cảnh sát. Em thấy nội em lớn tuổi mà còn chạy xe ôm để nuôi em, em sẽ

ráng học để cho nội vui.

Thanh Trúc mạn phép mượn câu nói của một nhà báo trong nước, rằng thầy cô trong những lớp học miễn phí tại những xóm nghèo là những người

đi gieo con chữ thầm lặng trên cánh đồng tuổi nhỏ cằn cỗi, để những hạt mầm tri thức nẫy nở lớn mạnh từ những tấm lòng ân cần thương khó như

thế.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.135 giây.