logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 03/09/2016 lúc 10:02:31(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Chuyện Tây lừa… ta.
1. Anh Tây nhờ mua nhà 7 tỷ để lừa 700 đô-la
Tôi quen một người đàn ông qua mạng xã hội. Anh ta giới thiệu mình mang quốc tịch Đức, là kỹ sư và đang quản lý một công ty dầu khí, hiện độc thân nên muốn kết bạn với tôi.
Anh ta xin số điện thoại nhưng tôi không cho vì hai người chưa biết gì nhiều về nhau. Qua những lần nói chuyện, anh ta kể sắp qua Mỹ một tháng vì có hợp đồng bên đó. Trước lúc đi, anh muốn mua cho mẹ con tôi vài thứ (tôi có hai con còn nhỏ). Anh nói xong việc sẽ sang Việt Nam cưới tôi.
Rồi anh hỏi muốn mua một căn nhà thật đẹp ở Việt Nam thì cần bao nhiêu tiền? Tôi trả lời cỡ 6 đến 7 tỷ đồng (tức khoảng 300.000 đô-la Mỹ- ĐD). Anh bảo anh không biết mệnh giá tiền Việt nên sẽ gửi cho tôi 550.000 đô-la. Tôi sợ anh đến Việt Nam lạ khí hậu sẽ không được khỏe, mà ở Việt Nam lại nhiều xe máy, rất bụi, nên đề nghị anh ngoài việc mua nhà cửa, nên mua thêm một chiếc ôtô để đi cho tiện.
Qua trao đổi, anh nói sẽ chuyển tiền vào ngày 23/7/2016, sau bốn ngày tôi sẽ nhận được.
Lúc nhân viên ngân hàng bên Mỹ đến nhận tiền của anh để chuyển, anh chụp cả hình hai người đang ngồi làm thủ tục và các hóa đơn chuyển tiền để gửi cho tôi.
Dù đọc nhiều bài báo về lừa đảo qua mạng xã hội, nhưng lần này tôi hoàn toàn tin tưởng vì anh rất khéo và làm việc rất thận trọng, ví dụ anh đã gửi hình các giấy tờ chuyển tiền cho tôi chẳng hạn, vì vậy tôi cho anh số điện thoại để tiện liên lạc.
Từ khi có số điện thoại của tôi, mỗi lần chat hay gọi điện thoại, anh đều nhắc nhở tôi phải chăm sóc bọn trẻ thật tốt. Đặc biệt, anh còn dặn tôi không được nói với ai chuyện chuyển tiền vì có thể khiến tôi gặp nguy hiểm.
Đến ngày 27/7, một nữ nhân viên của công ty chuyển phát nhanh ở Mỹ gọi cho tôi. Ban đầu người này nói tiếng Anh, sau chuyển sang nói tiếng Việt, bảo tôi nộp 700 đô-la để nhận các món đồ. Nhưng khi tôi hỏi đồ gì, hôm nào nhận và nhận ở đâu thì cô ta nói sẽ nhắn tin sau, rồi cô tắt máy
Trong khi đó, người đàn ông quốc tịch Đức vẫn liên lạc và bảo tôi làm theo hướng dẫn của nhân viên chuyển phát nhanh kia, vì nếu không, anh sẽ mất số hàng đã gửi.
Khi cô nhân viên chuyển phát nhanh gọi lại, tôi hỏi đồ gồm những thứ gì mà sao cước phí và tiền thuế mắc như vậy, cô ta nói vì hàng tôi sẽ nhận là máy vi tính, điện thoại cao cấp và đồ trang sức nên mắc.
Thấy tin tức không khớp, bởi vì anh nói sẽ gửi tiền chứ không phải gửi đồ, mà các đồ đó tôi cũng không biết sẽ tiêu thụ thế nào. Tôi nghi ngờ nên gọi lại cho anh thì anh bảo muốn gây bất ngờ cho tôi nên anh gửi các món đồ trước rồi gửi tiền sau. Tiếp theo, những lần liên lạc qua email, anh liên tục hối thúc tôi làm theo lời cô nhân viên chuyển phát nhanh dặn, nhưng tôi nói tôi không có số để gọi cho cô ta. Anh bảo anh sẽ báo với công ty chuyển phát, xin số tài khoản của cô nhân viên kia để tôi chuyển tiền (700 đô-la) vào tài khoản của cô ấy. Con số 700 đô-la tuy không có gì là lớn nhưng tôi thấy chuyển như thế rất kỳ cục nên dụ dự chưa muốn làm theo.
Đến ngày 2/8 vừa rồi, cô nhân viên chuyển phát nhanh lại gọi cho tôi, tôi hỏi hiện nay hàng đang ở đâu và nói muốn cô mail bản sao hóa đơn để tôi biết rõ mình phải nộp bao nhiêu tiền thì cô cúp máy. Tôi gọi lại chỉ nghe xí xố toàn tiếng Trung Quốc.
Anh chàng người Đức kia vẫn tiếp tục chat với tôi và trách tôi sao không tin tưởng. Anh nói nếu không tin nhau thì anh sẽ bảo công ty chuyển phát gửi lại toàn bộ số hàng đó cho anh ta. Tôi nói OK, có lẽ chúng ta cũng không nên liên lạc với nhau nữa thì tốt hơn. Vậy là việc chát chiếc chấm dứt và tôi cũng không mất 700 đô-la.
Có 700 đô mà sắp đặt âm mưu để lừa đảo, thật đúng là gà què ăn quẩn cối xay, nhưng chắc họ lừa nhiều người. Còn tôi, rút được “kinh nghiệm” như vậy kể cũng còn rẻ.
2. Ham lấy chồng Tây, nữ doanh nhân Việt bị lừa 4 tỷ đồng!
Ngày 10/6/2016, bà Nguyễn Kim Ngân, một doanh nhân giàu có, 41 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, với tâm trạng hoảng loạn đến trụ sở công an PC50 quận Hoàng Mai trình báo việc bà bị lừa hơn 4 tỷ đồng.
Theo nữ doanh nhân này cho biết, 3 tháng trước, qua mạng Facebook, bà có quen với một người tên là Yan, Mỹ kiều gốc Hoa. Yan rất giàu và độc thân nên bà nhanh chóng kết bạn đồng thời thường xuyên chát tiếng Anh trên mạng với người này .
Qua những dòng chát, nữ doanh nhân được Yan cho biết anh ta sinh tại Mỹ, quốc tịch Mỹ nên đã từng phải đi “military service” (quân dịch) và sang chiến đấu tại Trung Đông. Sau khi xuất ngũ trở về Mỹ và được hưởng một phần gia tài của cha mẹ, anh đem 1,5 triệu đô-la sang Singapore tìm cách kinh doanh, sinh sống.
Truy cập trang cá nhân của Yan, vị nữ doanh nhân thấy anh ta thường đi du lịch ở những nơi nổi tiếng thế giới, chụp hình bên cạnh các xe hơi đắt tiền, ở các khách sạn sang trọng. Không chút nghi ngờ, chỉ sau một thời gian liên lạc, bà Ngân đồng ý bay sang Singapore gặp người bạn trai thân thiết.
Những ngày ở Singapore họ sống với nhau rất thân mật. Trước khi bà Ngân trở về Việt Nam, Yan nói rằng anh sẽ chuyển toàn bộ số tiền 1,5 triệu đô-la cho người yêu để mua nhà, mua xe và phát triển việc kinh doanh rồi Yan sẽ bay sang làm đám cưới, sinh sống tại Việt Nam thay vì sống cu ky tại Singapore.
Đầu tháng 6-2016 vừa rồi, bà Ngân được thông báo là Yan đã chuyển 1,5 triệu đô-la tiền mặt theo chuyển phát nhanh và nhân viên chuyển phát đã tới sân bay Nội Bài, Hà Nội. Ngay sau đó, một người đàn ông nói tiếng Việt tự xưng là nhân viên công ty chuyển phát nhanh đã gọi cho bà Ngân. Theo người này, số ngoại tệ tương đương với hơn 30 tỷ đồng đang bị cơ quan chức năng Việt Nam ở sân bay Nội Bài làm khó dễ do chưa qua thủ tục khai báo. Muốn nhận được tiền, bà Ngân phải nộp khoản lệ phí hơn 4 tỷ đồng. Sau đó, người này đọc cho bà Ngân tên chủ tài khoản và số hiệu tài khoản tại một ngân hàng Việt Nam để bà chuyển tiền.
Tin lời người yêu đã từng gặp mặt và chung sống với mình hết sức thân thiết suốt một tuần lễ tại Singapore, bà Ngân bèn chuyển hơn 4 tỷ đồng vào số tài khoản nói trên để nhân viên chuyển phát nhanh “chạy chọt”, rút ra 1,5 triệu đô-la mà Yan đã chuyển cho mình.
Tuy nhiên, sau khi gửi tiền vào ngân hàng, bà Ngân không thấy nhân viên công ty chuyển phát nhanh hồi âm. Liên hệ với Yan, cả số điện thoại lẫn trang Facebook cá nhân đều khóa và số tiền 4 tỷ đồng của bà Ngân mất hút theo nhân viên công ty chuyển phát nhanh đó. Bà kinh hoàng đến trụ sở Công an quận Hoàng Mai trình báo, nhưng công an cũng chịu thua, không biết phải giải quyết cách nào.

Chuyện ta lừa… ta!
Bị lừa mất 26 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng
Hôm 24/8/2016, bà Trần Thị Thanh Xuân, giám đốc Công ty Quang Huân, có trụ sở ở Củ Chi, Sài Gòn, chuyên mua bán nông sản, cho biết bà có mở tài khoản tại Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng (Vietnam Prosperity Bank, VPB) từ cuối tháng 3/2015. Trong mùa mua bán nông sản, khách hàng thanh toán tiền vào tài khoản này bà ước tính khoảng hơn 26 tỷ đồng.
Cuối vụ nông sản (khoảng tháng 7/2015), bà Xuân đến rút tiền thì được thông báo 26 tỷ đồng trong tài khoản của bà chỉ còn lại vài trăm ngàn đồng. Khi bà kinh hoảng, yêu cầu kiểm tra tài khoản thì được ngân hàng cho biết chữ ký của bà không giống với các chữ ký đã giao dịch trước đây.
Xem giấy tờ kê khai các giao dịch “rút, chuyển tiền” trong tài khoản, bà thấy rất nhiều lần công ty của bà đã thanh toán tiền cho khách hàng bằng séc (cheque, or check) trong khi trên thực tế, bà không hề mua bất cứ tập cheque nào tại ngân hàng này để thanh toán cho khách hàng bao giờ cả.
Sau khi ngân hàng VPB kiểm tra lại thì thấy người mua các tập séc đứng tên công ty Quang Huân của bà Xuân là một nhân viên của ngân hàng VPB tên là Đoàn Thị Thúy Hằng, và những người thụ hưởng các tấm séc do cô Hằng ký tên thanh toán là các ông Nguyễn Huy Nhựt (chồng của cô Hằng), Đỗ Đình Bảo và Phạm Văn Trinh. Đặc biệt, Phạm Văn Trinh chính là kế toán trưởng công ty nông sản Quang Huân của bà Xuân.
Bà Xuân đã yêu cầu ngân hàng VPB làm rõ việc cô nhân viên ngân hàng Đoàn Thị Thúy Hằng đã mua séc và ký tên thanh toán những số tiền rất lớn cho 3 người nói trên cùng nhiều người khác quen thân với cô. Nhưng ngân hàng VPB từ chối, không chịu hợp tác với lý do rất đơn giản là … cô Hằng đã nghỉ việc, không còn làm trong ngân hàng này nữa (!). Do đó, bà Thanh Xuân đã nộp đơn tố giác đến Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế (PC46) thuộc công an Sài Gòn từ tháng 9/2015 nhờ can thiệp. Tuy nhiên, vụ việc đến nay vẫn chưa có kết quả.
Ngoài ra, bà Xuân cho biết phía ngân hàng đã cung cấp bộ hồ sơ đăng ký mở tài khoản (bản photo) có chữ ký ghi tên Trần Thị Thanh Xuân, giám đốc Công ty Quang Huân nhưng chữ ký lại là của Phạm Văn Trinh. Trong hồ sơ, tất cả chữ viết đều không phải của bà Xuân, nên theo bà Xuân, đó là hồ sơ giả do nhân viên ngân hàng Đoàn Thị Thúy Hằng cùng chồng là Nguyễn Huy Nhựt, Phạm Văn Trinh và Đỗ Đình Bảo đã cấu kết với nhau tạo ra. Theo bà Xuân, ngân hàng VPB phải chịu một phần trách nhiệm vì cô Đoàn Thị Thúy Hằng lúc ấy là nhân viên giữ giấy tờ, sổ sách của ngân hàng này.
Mới đây, ngày 26-8-2016, Chủ tịch UBND TP Sài Gòn đã ra lệnh cho công an và Ngân hàng Nhà nước tại Sài Gòn phải kết hợp, điều tra về việc mất 26 tỷ đồng của bà Trân Thị Thanh Xuân một cách nhanh chóng và chính xác, ai có tội người ấy phải bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Sư thầy cũng đi lừa
Chị Nguyễn Thị Sơn ngụ tại thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai cho biết, ngày 6/8/2016 gia đình chị đã nộp đơn lên TAND TP Pleiku kiện sư thầy Thích Trí Thạnh, trụ trì chùa Minh Quang TP Pleiku để đòi lại số tiền mà gia đình chị đã đưa cho sư thầy để nhờ chạy việc cho hai con.
Chị Sơn cho biết, sau khi được bà Lê Thị Màng, hàng xóm ở cạnh nhà giới thiệu sư thầy Thích Trí Thạnh có khả năng xin được việc làm cho hai con của mình, chị đã đến chùa trực tiếp gặp sư thầy. Chị nói: “Tại đây, sư thầy đã cho tôi xem rất nhiều hình ảnh sư thầy chụp chung với các lãnh đạo tỉnh. Chính vì vậy tôi tin sư thầy sẽ xin được việc cho hai con tôi, nên đã nhiều lần đưa tiền cho sư thầy và số tiền lên tới 513 triệu đồng”.
UserPostedImage
Chị Nguyễn Thị Sơn
Theo chị Sơn, con gái chị tên là Lê Thị Hà, tốt nghiệp Y tá trung cấp, sư Thạnh hứa xin cho cháu vào làm việc tại Quân y viện 15 và yêu cầu gia đình đưa tiền để làm “thủ tục đầu tiên”, nên chị đã đưa cho sư thầy 200 triệu đồng.
Cũng trong thời gian này, con trai của chị tên Le Kinh Nghĩa, đang đi lính nghĩa vụ quân sự thuộc lực lượng biên phòng tỉnh Gia Lai, đóng quân tại đồn biên phòng 725, chị muốn xin cho con về tỉnh nên nhiều lần đưa tiền cho sư thầy để sư thầy xin giúp. Từ tháng 8/2013 đến tháng 4/2015, số tiền chị Sơn đưa cho sư Thạnh lên đến 313 triệu đồng để lo cho con trai. Như vậy tổng số tiền gia đình chị Sơn đã đưa cho sư Thạnh là 513 triệu đồng. Nhưng sau thời gian dài chờ đợi, đến giữa năm 2015 hai con của chị vẫn không có việc làm. Chị đòi lại tiền thì sư thầy nói rằng đó là tiền chị nhờ sư thầy cúng giùm cho gia đình được bình an và cho hai con có việc làm, thầy đã cúng rồi nên không trả lại.
Ngày 5/7/2015, gia đình chị Sơn nộp đơn tố cáo lên công an TP Pleiku. Công an mời hai bên đến làm việc, sư thầy sợ bèn viết giấy nợ trước mặt công an, cam kết sẽ trả đủ số tiền 513 triệu đồng của gia đình chị Sơn thành nhiều lần. Nhưng trả được 109 triệu đồng, còn lại 404 triệu sư thầy lại ỳ ra, không trả. Chị Sơn đến chùa tiếp tục đòi nợ, sư thầy chỉ vào mặt chị và nói: “Nếu bà còn la ó om sòm nữa là tôi sẽ đập chết”. Chị Sơn tức, bèn kiện ra TAND TP Pleiku. Đến nay tòa chưa xét xử nên chưa biết sự việc sẽ ra sao. Chắc chắn chị Sơn thắng thế bởi vì sư Thạnh có viết giấy khất nợ chị Sơn 513 triệu đồng trước mặt công an và giấy này chị vẫn còn giữ.
Đoàn Dự
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.119 giây.