logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 09/09/2016 lúc 09:14:32(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

“Nếu có ngày tôi trở thành một vị thánh, chắc chắn tôi sẽ là một vị thánh của “bóng tối”. Tôi sẽ luôn vắng mặt trên trời, để thắp lên ánh sáng của những người sống trong vùng tối của quả đất.”- Mẹ Teresa
Mười chín năm sau khi bà qua đời, vị nữ tu bé nhỏ, người đã chăm sóc cho những kẻ cùng khổ nhất trong số những người cùng khổ của thế giới, đã có điều kiện để thực hiện lời hứa của mình.
Một ngày trước ngày giỗ của bà, một bức chân dung lớn của Mẹ Teresa được treo trên tường của Vương cung thánh đường St. Peter’s ở Vatican City.
Mẹ Teresa trở thành vị thánh mới nhất của Giáo hội Thiên chúa giáo La mã sáng ngày 4 tháng 9.
Ở những hàng ghế đầu trên sân quảng trường trong buổi lễ phong thánh, bên cạnh 12 nguyên thủ quốc gia trên thế giới là hàng trăm nữ tu của dòng Thừa sai Bác ái, dòng tu mà Mẹ Teresa đã thành lập, và 1,500 người vô gia cư.
Trước hàng trăm ngàn người hành hương tụ họp trên quảng trường Thánh Phê-rô để tham dự buổi đại lễ, Đức Giáo hoàng Francis nói về vị thánh nữ mới:
“Bà đã cúi đầu trước những người đã kiệt sức, đã bị bỏ cho chết trên lề đường, nhìn thấy ở họ phẩm giá mà Thiên Chúa ban cho họ. Bà đã làm cho lời của mình được các cường quốc của thế giới này nghe thấy, để họ có thể nhận ra tội lỗi của họ vì sự đói nghèo mà họ đã gây nên.”
“…lòng thương xót là muối đã tạo ra hương vị cho công việc của bà, đó là ánh sáng tỏa sáng trong bóng tối của rất nhiều người đã không còn nước mắt để đổ ra cho sự đói nghèo và đau khổ của họ.”
Trong một đoạn mà người ta cho rằng đã không có trong diễn văn được soạn trước, Giáo hoàng Francis đã nói rằng có lẽ người ta sẽ thấy khó mà gọi vị thánh mới của Giáo hội là “Thánh Teresa” mà, “tôi nghĩ chúng sẽ sẽ tiếp tục gọi bà là Mẹ Teresa”.
UserPostedImage
Tấm ảnh lớn của Saint Teresa of Kolkata trên tường Nhà thờ Thánh Phêrô trong lễ phong thánh ngày 4 tháng 9, 2016. Photo: Vincenzo Pinto/AFP
Nụ hồng cho thế gian
Vị chủ chăn của Giáo hội La mã nói thật đúng. Tên gọi “Mẹ Têrêsa” đã quá quen thuộc so với thánh danh “Thánh Teresa thành Kolkata” (tiếng la tinh “Teresa di Calcutta”). Tìm hiểu về Mẹ Teresa là chuyện không khó. Người ta có thể tìm thấy ở bất cứ nguồn nào và bất cứ ngôn ngữ nào: báo chí, sách vở, phim ảnh, video, internet.
Anjezë Gonxhe Bojaxhiu ra đời năm 1910 ở Skopje, nay là thủ đô của Cộng hòa Macedonia. Cha mẹ của bà là người gốc Albania. Trong tiếng Albania, gonxhe có nghĩa là “nụ hồng” hay “đóa hoa nhỏ”. Năm được 19 tuổi, bà nhập Dòng Nữ tu Loreto ờ Rathfraham, Ái nhĩ lan với ước vọng được trở thành nhà truyền giáo. Một năm sau, bà được gửi sang tu viện của dòng ở Darjeeling, Ấn độ. Tại đây, bà dạy học ở trường Thánh Teresa, một ngôi trường gần tu viện. Tháng 5 năm 1937, bà khấn trọn đời khi đang dạy học tại trường trong tu viện Loreta ở Entally, phía bắc Calcutta.
Bà dạy học ở đây gần 20 năm (được phong hiệu trưởng năm 1944).
Cho tới khi đó, bà vẫn chỉ là một nữ tu, và làm việc như những nữ tu bình thường khác của các dòng tu Công giáo trên thế giới. Tuy vui thích với việc dạy học, hằng ngày, bà băn khoăn khi nhìn thấy sự tương phản giữa cuộc sống của các nữ sinh, con em các gia đình khá giả của trường và sự đói nghèo tật bệnh bên ngoài cổng trường, quanh Calcutta.
Ngày 10/9/1946, trên chuyến xe lửa từ Calcutta về tu viện Loreta ở Darjeeling để dự tuần cấm phòng hằng năm, bà nhận được điều mà bà giải thích sau này là một “ơn gọi trong ơn gọi.” Bà được “thôi thúc dâng mình cho Chúa – một cách “không giới hạn” – đang hiện diện nơi người đồng loại giờ đây mang rõ nét của những người nghèo, những người ăn xin, những người bệnh, người đang chết trong cô đơn trong những túp lều bẩn thỉu, những trẻ em đường phố, ở một nơi cụ thể là các khu nhà ổ chuột ở Ấn Độ “ – như được Linh mục Canada Brian Kolodiejchuk, người sau này trở thành người đề cử phong Thánh cho bà, kể lại trong quyển Mother Teresa – Come to be my light.
Mẹ Teresa và những Thừa sai Bác ái
Tháng 8 năm 1948, bà với tên mới Maria Teresa, được Tòa thánh cho phép ra ngoài dòng Loreto để thử “sống bên ngoài tu viện Loreto trong một năm hoặc ít hơn nếu thấy như thế là đủ và được giữ các lời khấn của một nữ tu Loreto dưới sự quản lý của Tổng giám mục Calcutta.”
Hôm 17 tháng 8, bà bước ra khỏi tu viện Loreto trong bộ sari màu trắng viền xanh dương, với vỏn vẹn 5 rupi trong túi để bước vào thế giới của người nghèo. Linh mục Joseph Langford, tác giả quyển Mother Teresa’s Secret Fire: The Encounter That Changed Her Life, and How It Can Transform Your Own, đã viết sau đó về hình ảnh này “Dầu lúc đó không ai biết, Dì Teresa đã trở thành Mẹ Teresa”.
Bộ sari đó sau này sẽ trở thành đồng phục của các nữ tu dòng Thừa sai Bác ái (Missionary of Charity) do bà sáng lập.
Mẹ Teresa lấy quốc tịch Ấn Độ, bà vào bệnh viện Holy Family Hospital ở Patna để học chăm sóc y tế căn bản trong vài tháng và sau đó lao vào những khu nhà ổ chuột. Thoạt đầu, bà mở một trường học ở Motijhil (Calcutta) nhưng ngay sau đó, chuyển hẳn sang công việc và đặt nền móng của một cộng đồng tôn giáo mới giúp “người nghèo nhất trong những người nghèo”.
Năm 1950, bà được Vatican cho phép thành lập một cộng đoàn giáo dân sau đó trở thành dòng Thừa sai bác ái. Sứ mệnh của dòng, theo chính bà đề ra, là để chăm sóc cho “người đói, người trần truồng, người vô gia cư, người tàn tật, người mù, người phong cùi, tất cả những người cảm thấy họ chẳng có ai đếm xỉa tới, không được yêu thương, không được chăm sóc trong toàn xã hội, những người mà đã trở thành một gánh nặng cho xã hội và bị mọi người xa lánh.”
Năm 1952, Mẹ Teresa với sự giúp đỡ của các giới chức Ấn Độ, cải tạo một ngôi đền Hindu bỏ hoang thành Kalighat Home for Dying, một nhà tế bần cho người ốm đau, đặc biệt là người bị bệnh sắp chết. Bà sau đó đổi tên nơi này thành Kalighat, the Home of the Pure Heart (Kalighat, Nhà của Trái tim tinh khiết). (Nirmal Hriday). Những người đến đây sẽ được chăm sóc y tế và chết trong phẩm cách, theo các nghi lễ tôn giáo của họ.
Kế tiếp, Mẹ Teresa mở một nhà nuôi dưỡng và chăm sóc người mắc bệnh Hansen, thường được gọi là bệnh phong cùi, đặt tên là Nhà tế bần Shanti Nagar (thành phố hòa bình). Dòng Thừa Sai Bác Ái cũng thành lập nhiều phòng khám bệnh phong cùi khắp Calcutta, cung cấp thuốc men, băng và thực phẩm.
Năm 1955, Mẹ Teresa mở Nirmala Shishu Bhavan (nhà trẻ của Trái Tim Vô Nhiễm), một nơi che chở các trẻ mồ côi và trẻ vô gia cư.
UserPostedImage
Một trong những bức ảnh xuất sắc nhất của nhà nhiếp ảnh Mary Ellen Mark chụp Mẹ Teresa. Photo: Mary Ellen Mark
Đến thập niên 1960, dòng đã thu hút thêm người gia nhập và các khoản đóng góp từ thiện, mở thêm được nhiều nhà tế bần, cô nhi viện và nhà nuôi người phong cùi khắp Ấn Độ.
Cộng đồng của Mẹ Teresa sau đó tỏa rộng khắp thế giới. Ngôi nhà đầu tiên của Dòng bên ngoài Ấn Độ được mở tại Venezuela vào năm 1965 với năm chị em. Tiếp đó là Rome, Tanzania, và Áo vào năm 1968; trong thập niên 1970, dòng có các nhà và cơ sở ở hàng chục quốc gia ở châu Á, châu Phi, châu Âu và Hoa Kỳ. Bắt đầu từ năm1980 và liên tục qua thập niên 1990, Mẹ Têrêsa đã mở những nhà ở hầu hết mọi quốc gia cộng sản, bao gồm cả ở Khối Sô Viết trước đây, Albania và Cuba.
UserPostedImage
Các nữ tu dòng Thừa sai Bác ái hoạt động ở Kolkata. Photo: Reuteurs
Dòng Anh em Thừa Sai Bác Ái được thành lập vào năm 1963, và một chi nhánh cho các nữ tu ra đời sau năm 1976. Người Công giáo không đi tu và người không Công giáo cũng có thể gia nhập các tổ chức như Co-Workers of Mother Teresa, the Sick and Suffering Co-Workers, và Lay Missionaries of Charity.
Theo yêu cầu của nhiều linh mục, năm 1981 Mẹ Teresa cũng bắt đầu phong trào Corpus Christi Movement for the Priest và năm 1984, cùng với cha Joseph Langford thành lập Dòng Các Cha Thừa Sai Bác Ái.
Đến năm 2007, có khoảng 450 anh em và 5.000 chị em Thừa Sai Bác Ái trên toàn thế giới, điều hành 600 cơ quan, trường học và nhà tạm trú tại 120 quốc gia.
Báo chí quốc tế biết đến Mẹ Teresa từ bao giờ
Mặc dù việc làm của Mẹ Teresa được biết đến ở khắp nước Ấn độ từ những năm 1960 mãi cho đến giữa thập niên đó, giới thông tấn quốc tế mới bắt đầu nói nhiều đến vị nữ tu nhỏ bé với lòng bác ái bao la này.
Cho mãi đến năm 1966.
Trong một bữa ăn tối với chủ bút của một tờ báo địa phương ở Calcutta để tìm các “đầu mối” cho những tin tức hôm ấy, nhà báo McGowan Jr., lúc bấy giờ là trưởng văn phòng của thông tấn Associated Press ở Ấn độ, hỏi ông này: “Có gì hay không?” Ông được mách nước, “À, có một bà sơ nhỏ bé khá buồn cười sáng nào cũng đẩy xe cút kít khắp thành phố để nhặt những người sắp chết.”
Khi được Thông tấn Catholic News Agency (CNA) phỏng vấn 42 năm sau đó, ông McGowan Jr, nói, “Tôi biết ngay là tôi có một bài hấp dẫn.”
Ngay hôm sau, ông lấy taxi đến nhà tế bần của Mẹ Teresa.
Ngày ấy, các nữ tu đi quanh Calcutta với một chiếc xe kéo hai bánh xe với sự giúp đỡ của hai người đàn ông.
McGowan Jr. kể, “Họ đi khắp nơi nhặt những người chết. Thời đó không có đủ giường (trong bệnh viện) ở những nơi như Calcutta. Vì vậy, nếu anh đã bị tuyên bố là bệnh không chữa được, gia đình anh phải đến để đưa anh về nhà lấy giường cho người khác. Nếu không có ai đến đón, người ta đặt anh trên vỉa hè để chết.”
Trong suốt hai ngày trời, dưới cái nắng cháy bỏng của Tháng 3, ông theo Mẹ Teresa qua các đường phố Calcutta.
Những người được nhặt từ vỉa hè được đưa về Home for the Dying, đặt trên các chiếu mỏng. Họ được các nữ tu chăm sóc, mời trà và làm tất cả để an ủi họ. Ông McGowan Jr. kể rằng ông thấy các người làm việc ở đây đọc Kinh Koran cho bệnh nhân Hồi giáo, rưới nước thiêng Sông Hằng cho người theo đạo Hindu, và ban các bí tích cuối cùng cho người Công giáo.
“Dưới sự chăm sóc bà và các chị em, một số đã khỏe, đứng dậy được và bước ra,” McGowan thú nhận, “Hầu hết không được như thế. Nhưng một số đã làm được. “
Ông đã viết gửi một bài phóng sự lớn cho các báo để đăng ở chỗ nổi bật nhất trên các ấn bản Chủ nhật có số lượng phát hành lớn nhất.
“Các ác lớn nhất là không có tình thương và lòng bác ái, là sự thờ ơ khủng khiếp đối với người hàng xóm đang sống ở bên đường, bị tấn công bởi sự bóc lột, tham nhũng, nghèo đói và bệnh tật.”
Mother Teresa
Công trình bác ái toàn thế giới
Mẹ Teresa từng nói, “Theo huyết thống, tôi là người Albania. Theo quốc tịch, người Ấn. Theo đức tin, một nữ tu Thiên chúa giáo La mã. Nhưng theo ơn kêu gọi của tôi, tôi là của thế giới. Và theo con tim của tôi, tôi hoàn toàn thuộc về Trái Tim Giê su”.
Và bà đã chứng tỏ mình là người của thế giới.
Năm 1982, khi thành phố Beirut bị bao vây, Mẹ Teresa đã đứng ra dàn xếp một lệnh ngừng bắn tạm thời giữa quân đội Israel và du kích Palestine và giải cứu 37 trẻ em bị mắc kẹt trong một bệnh viện ở tiền tuyến. Cùng với các nhân viên Hồng thập tự, bà băng qua mặt trận đến bệnh viện để tản cư các bệnh nhân nhỏ.
Khi Đông Âu bắt đầu mở cửa trong những năm cuối thập niên 1980, bà đã nỗ lực đưa các Thừa sai Bác ái vào các nước Cộng sản, nơi trước đó đã từ chối họ, để thực hiện hàng chục dự án.
Mẹ Teresa đã có mặt để giúp những người đói ở Ethiopia, các nạn nhân phóng xạ sau vụ nổ Chernobyl, và nạn nhân trận động đất tại Armenia.
Mẹ Teresa trở lại lần đầu tiên về quê hương và mở một nhà Thừa Sai Bác Ái ở Tirana, Albania năm 1991.
Đến năm 1996 Mẹ Teresa đã điều hành 517 cơ quan đại diện tại hơn 100 quốc gia. Qua năm tháng, các Thừa sai Bác ái của Mẹ Teresa đã tăng từ con số mười hai lên đến hàng ngàn, phục vụ “những người nghèo nhất trong số các người nghèo khó” ở 450 trung tâm trên toàn thế giới.
Ngay cả đến Mỹ cũng có các Thừa sai Bác ái. Năm 1984, Nhà Thừa sai Bác ái đầu tiên tại Hoa Kỳ được thành lập ở khu vực Nam Bronx, New York; rồi sau đó con số tăng lên đến 19 cơ sở trong cả nước.
Khi được tin mình được chọn trao giải Nobel Hòa bình năm 1976, Mẹ Teresa nói, “Tôi không xứng đáng.” Bà đã từ chối bữa đại yến dành cho các Khôi nguyên và yêu cầu dùng ngân khoản 192,000 Mỹ kim đó cho người nghèo ở Ấn độ, vì các phần thưởng của thế gian chỉ quan trọng nếu chúng giúp được những người nghèo khó trên thế gian.
Được hỏi, “Chúng ta có thể làm gì để thúc đẩy hòa bình thế giới?” Mẹ Teresa trả lời, “Hãy về nhà và yêu thương gia đình mình.” Trong diễn văn nhận giải, Mẹ Teresa nói bà thấy sự khó nghèo, “Trên khắp thế giới, không chỉ ở các nước nghèo, nhưng tôi thấy sự nghèo khó ở phương Tây thì khó loại bỏ hơn nhiều. Khi tôi gặp một người đói ở ngoài đường, tôi cho anh ta một đĩa cơm, một miếng bánh mì, tôi đã hài lòng. Tôi đã xóa được cái đói. Nhưng với một người bị bỏ ở bên ngoài, người cảm thấy mình không ai cần đến, không được yêu thương, sợ hãi, người đã bị ném ra khỏi xã hội – cái nghèo đó quá đau đớn và quá nhiều, và tôi thấy điều đó rất khó khăn.”
Danh dự
Ngoài không biết bao nhiêu danh dự mà bà được nhận ở Ấn độ từ năm 1962, Mẹ Teresa đã được nhiều giải thưởng, huy chương, huân chương và danh dự từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Có thể kể một số:
Giải Ramon Magsaysay Award for Peace and International Understanding (Phi Luật Tân, hòa bình và thông cảm quốc tế) năm 1962
Giải Hòa Bình của Đức Giáo hoàng Gioan 23
Giải Hòa Bình Thế giới Pacem in Terris Award (1976)
Albert Schweitzer International Prize (1975)
Huy chương La Storta Medal for Human Service và Bằng Tiến sĩ danh dự Đại học Stanton Hoa kỳ 1976
Giải Nobel Hòa bình năm 1976
Huân chương Úc Order of Australia năm 1982
Huân chương Anh quốc: Order of Merit năm 1983
UserPostedImage
Nếu anh không thể cho một trăm người ăn, hãy cho một người ăn.
Mother Teresa, 1910
Huy chương Vàng của Quốc gia (Golden Honour of the Nation) Albania năm 1994
Công dân Danh dự Hoa Kỳ năm 1996
Congressional Gold Medal năm 1997
Năm 2013, ngày Mẹ Teresa qua đời được Đại hội đồng Liên hiệp quốc chọn làm Ngày Bác ái Quốc tế (International Day of Charity)
Năm 1999, một cuộc thăm dò của Mỹ xếp Mẹ Teresa vào hạng đầu tiên trong Danh sách những Người được Quần chúng Ngưỡng mộ nhất thế kỷ 20. 
Cho đến tận cuối đời
Một cơn đau tim nặng đã quật ngã vị thánh sống có thân hình nhỏ bé, gầy gò ngày 5 tháng 9 năm 1997. Bà thọ 87 tuổi.
Trước đó, bà đã chiến đấu nhiều năm với bệnh tim, viêm phổi và nhiều bệnh khác. Khi vừa hồi phục từ cơn đau tim đầu tiên vào năm 1989, các bác sĩ khuyên Mẹ Teresa từ bỏ lịch trình làm việc bận rộn của mình. Bà từ chối. Người ta kể rằng một lần, hồi năm 1996, bà đã nói với Hoàng tử Michael của Hy Lạp, “Một hôm, tôi mơ thấy mình đứng ở cửa của thiên đường. Và Thánh Peter nói: “Quay trở lại trái đất, ở đây không có khu ổ chuột.”
Trong buổi lễ sáng ngày 4 tháng 9 tại Vatican City, những lời cầu nguyện được dâng bằng nhiều ngôn ngữ, trong đó có cả tiếng Albania, tiếng mẹ đẻ của Mẹ Teresa và tiếng Bengali, ngôn ngữ của Kolkata. Tại thành phố của vị nữ thánh, một buổi lễ đặc biệt được tổ chức tại trụ sở của Dòng Thừa Sai Bác Ái cùng ngày. Một lời cầu nguyện cho những người Ki tô hữu đang bị bách hại trên toàn thế giới cũng được dâng bằng tiếng Hoa.
Khoảng 1,500 người vô gia cư ở mọi nơi khắp nước Ý được xe bus đưa đến La mã để làm khách mời danh dự của Thánh lễ, sau đó, họ được các nữ tu dọn ăn.
UserPostedImage
Marcilio Haddad Andrino người Brazil được lành bệnh cách kỳ diệu nhờ lời cầu bầu của Mẹ Têrêsa cùng với vợ trong buổi họp báo
Dĩ nhiên, cả đến các vị thánh cũng không thể tránh được sự phê phán chê bai.
Mẹ Teresa từng bị chỉ trích vì không chịu dùng hàng triệu đô la tiền quyên góp được vào các việc trang bị tiện nghi chăm sóc y tế, hệ thống chẩn đoán, và dinh dưỡng cần thiết, và cả thuốc giảm đau cho những người trong các nhà của Dòng. Một số cho rằng tiền quyên góp có thể được sử dụng tốt hơn vào việc xây dựng các cơ sở chăm sóc giảm đau trong thành phố. Người thuộc phe “pro-choice” phản đối chủ trương “cấm ngừa thai và phá thai” của bà.
Bà bị chỉ trích vì nhận tiền hiến tặng của nhà độc tài Haiti Jean-Claude Duvalier và nhà tài chính Mỹ Charles Keating.
Nhà nữ quyền Úc Germaine Greer gọi bà là một “tay đế quốc tôn giáo”, người săn linh hồn những kẻ yếu đuối cho Giêsu.
Christopher Hitchens, nhà báo vô thần người Anh, kẻ chống đối Mẹ Teresa dữ dội nhất gọi bà là “một kẻ cuồng tín, một tay cực đoan và một kẻ gian lận”.
Họ cũng chỉ trích cả việc Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lô đệ nhị đã đặc cách giảm thời gian phong chân phước cho Mẹ Teresa xuống chỉ còn 2 năm thay vì 5 năm, và cả hai phép lạ đã được công nhận để làm cơ sở phong thánh cho bà.
Nhưng trong bài giảng trong lễ phong thánh cho Mẹ hôm Chủ Nhật, Đức Thánh Cha Francis gọi bà là một ngọn hải đăng cho thế giới.
Ngài nói, Thánh Teresa là “một nhân chứng hùng hồn cho sự gần gũi của Thiên Chúa với những người nghèo nhất trong những người nghèo.”
Ngày bà mất, tờ USA Today viết, “Người đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1979 bay vòng quanh thế giới với tần số của một người giải quyết các cuộc khủng hoảng ngoại giao. Những người hâm mộ vây quanh bà với kiểu si mê thường dành riêng cho các ngôi sao nhạc rock hoặc vua chúa.
“Nhưng ngay cả khi bà giao du với những người quyền thế nhất và giàu có nhất thế giới, ưu tiên của Mẹ Teresa vẫn ở cùng “những kẻ nghèo nhất trong những người nghèo khó.” Bà đã chọn để phục vụ Chúa bằng các đổ tràn sự quan tâm lên những thành viên khốn cùng nhất, bị ruồng bỏ nhất, bị bệnh nặng nhất của xã hội. Và với bà, phục vụ người nghèo có nghĩa là sống như người nghèo, không có tài sản và các tiện nghi hiện đại.”
Mẹ Teresa với Việt Nam
Vào tháng 6 năm 1973, Mẹ Têrêsa gửi 7 thầy Thừa Sai Bác Ái từ Ấn Ðộ đến Việt Nam. Ðức Tổng Giám mực Phaolô Nguyễn Văn Bình đã mua 2 căn nhà tại đường Cống Quỳnh cho các thầy ở và làm việc. Các thầy rước các người vô gia cư về chăm sóc, nhưng chỉ được vài năm thì biến cố 1975 các thầy đã phải tản cư sang Hongkong và Campuchia.
Từ năm 1991 tới ngày 20/12/1995, Mẹ đã đến Việt Nam 5 lần:
(1) Lần thứ nhất là đầu tháng 9 năm 1991, Mẹ Têrêsa đến Hà nội gặp Chính phủ Việt Nam.
(2) Lần thứ hai, ngày 05/11/1993 Mẹ đi từ Calcutta đến thành phố Sàigòn. Cùng đi với Mẹ là Soeur Nirmala và có cô bác sĩ tên Jannet, cô cũng là thành viên của Tu hội đời của Mẹ.
(3) Vào tháng 4 năm 1994, Mẹ sang Việt Nam lần thứ 3. Mẹ được Bộ Thương binh Xã hội mời 8 nữ tu của Mẹ qua Việt Nam làm việc: 4 nữ tu chăm sóc các em cô nhi tại 38 Tú Xương, Q.3, Sàigòn; và 4 nữ tu chăm sóc các em khuyết tật tại trung tâm Thụy An, Ba Vì, Hưng Hoá. Ðồng thời Mẹ Têrêsa làm đơn gửi Chính phủ Trung ương Hà Nội xin mở nhà dòng tại Việt Nam.
(4) Ðầu tháng 9 năm 1994, Mẹ lại qua thăm các chị em thuộc Hội Dòng của Mẹ ở Hà Nội và Thành phố Sàigòn.
(5) Ngày 20/12/1995, Mẹ và Soeur Nirmala lại sang Hà Nội. Lần này Mẹ sang để xin cho các soeurs được gia hạn tại Việt Nam nhưng nhà cầm quyền Việt Nam không cho phép các soeurs được gia hạn ở tiếp. Ngày 22/12/1995, nhà cầm quyền ra lệnh cho Dòng của Mẹ phải rời Việt Nam ngay tức khắc. Mẹ rất buồn về điều ấy và ước mơ của Mẹ Têrêsa là được mở nhà tại Việt Nam đã không thành sự thật. (GNsP)
(theo trang mạng tin mừng cho người nghèo)
“Mẹ Teresa đã đến những nơi người khác sợ đến. Bà chẳng ngần ngại hôn lên bàn tay của những người phong cùi Ấn Độ hoặc nhặt những con giòi từ vết thương của những người được tìm thấy trên các đường phố. Bà đã giúp thay đổi thái độ về AIDS bằng cách ôm lấy các người đang hấp hối vì căn bệnh này…”
Michael Mannion, một linh mục tại Đại học Công giáo, người đã biết Mẹ Teresa từ năm 1969, nói về bà:
“Bà không nhìn vào đám đông. Bà nhìn vào người trước mặt mình. Một khuôn mặt, một nụ cười, một trái tim, từng người một.”
Đỗ Quân
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.261 giây.