logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 09/09/2016 lúc 06:46:59(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thưa tổ chức the Economist Intelligence Unit vừa xếp hạng 140 thành phố lớn trên thế giới về mức độ đáng sống nhất (the most livable) dựa vào 30 yếu tố khác nhau như sự chăm sóc sức khỏe, hệ thống chuyên chở công cộng, khủng bố, bạo hành, v.v… để tính điểm chọn những nơi đáng sống.

Melbourne của Úc chiếm giải quán quân với điểm số 97.5, thành phố Toronto của Canada đứng hàng thứ tư với 97.2 điểm.

Vậy mà Melbourne, thủ phủ tiểu bang Victoria, Úc Châu, beggar (người ăn xin) ngồi đầy đường ngoài city; dù ông Thị trưởng Robert Doyle kêu gào tới mỏi miệng là bà con đừng có cho tiền hành khất.

Muốn cho thì cho mấy busker (nghệ sĩ trình diễn trên đường phố), giúp vui cho công chúng. Hoặc hiến tặng cho cơ quan từ thiện, chuyên cứu tế như Salvation Army hay the Smith Family đi!

Nếu bà con không cho mà sợ bị mấy tay hành khất đại hiệp nầy hung hăng chửi bới hay đe dọa gì thì cứ việc kêu lính bắt. Vì ‘beggar’ là bất hợp pháp ở tiểu bang nầy nhe!

Cầm bằng bà con phớt lờ lời khuyên của tui thì beggar trên toàn nước Úc sẽ đổ bộ về thủ phủ nầy để kiếm tiền hút chích, nhậu nhẹt thì Melbourne sẽ trở thành thành phố đáng sống nhứt trên thế giới không phải cho chúng ta mà cho giới Cái Bang!

Vậy mà ông Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull hỏng chịu nghe!

Chẳng qua ông bị phe Lao Động đối lập xỏ ngọt là ‘out of touch’ tức xa dân nên mấy thầy dùi, cố vấn ông nên đóng một đoạn phim ngắn để quảng cáo: ‘tui cũng gần dân nhe!’, bằng cách dừng lại, tay trái bỏ vào cái lon đặt trước mặt một người hành khất ngồi ở lề đường Melbourne một tờ 5 đô. Trong khi tay phải của ngài Thủ tướng cầm một xấp tiền dầy cộm!

Bà con Úc ‘Căng gu ru’ chê Thủ tướng giàu, có cả trăm triệu đô mà kẹo kéo quá!

Còn bên Canada, nước giàu đâu có thua gì nước Úc, thứ Ba, ngày 16, tháng Tám, đài truyền hình CBC có phỏng vấn một phụ nữ không nhà và đang có bầu ở thành phố Toronto.

Amanda Watson, 21 tuổi, chỉ có việc trương cái bụng bầu ra với cái bảng các tông viết nguệch ngoạc dòng chữ tiếng Anh là: “Pregnant and Hungry” (Có bầu và đói bụng!) vài tiếng đồng hồ trước nhà ga chính Union Station!

Thị dân thành phố Toronto là những người từ tâm, khi thấy cô này bụng mang dạ chửa, rất nhiều người dừng lại cho cho tiền, thức ăn và thức uống.

Sau vài giờ trưng bày cái bụng bầu đã đủ sở hụi thì nghỉ phẻ. Đêm về thì giăng võng ngủ với người bạn trai ở dưới những hàng cây trồng dọc theo bờ hồ trong khách sạn ‘ngàn sao’.

Như vậy cho dù là thành phố đáng số hạng nhứt trên thế giới như Melbourne hay hạng tư như Toronto thì cũng có người ăn xin. Đây là vấn nạn toàn cầu chớ đâu có chừa bất cứ một nước nào đâu!

Thưa “Hành khất” là từ Hán Việt. Hành là đi. Khất là xin. Như vậy hành khất là đi ăn xin.

Nhưng dân Úc Cái bang đây không cần đi chi cho nó mỏi chân như đồng nghiệp ở Việt Nam mình, mà cứ ngồi thừ lừ một đống, để cái lon trước mặt, để gom tiền bá tánh.

Còn tiếng Nôm đi ăn xin còn gọi là đi ăn mày. “Mày”, chính là lớp vỏ mỏng tang của hột bắp hay hột gạo, tróc ra khi được xay xát, nghiền nhỏ.

Từ chút vỏ của hột bắp, hột gạo, không đáng gì, đến nghĩa rộng ra là chút bạc lẻ, lỡ cho đi có vơi bớt chút đỉnh cũng không ảnh hưởng gì mấy đến cái túi tiền!

Thưa nghề ăn xin cũng xưa không kém mấy nghề bán phấn buôn hương!

Khi xã hội phân hóa, có kẻ giàu người nghèo; kẻ ăn không hết; người lần không ra vì thiên tai, dịch họa! Đói quá người ta phải lang bạt đến Thành đô hay Kẻ Chợ, nơi có đông người để lạy ông đi qua lạy bà đi lại… là nghề ăn xin xuất hiện!

Mới đầu tính làm ăn xin ‘bán thời’ để qua cơn túng ngặt mà thôi nhưng sau thấy cũng khá quá chớ mà không cực nhọc gì nên có một số đệ tử Cái Bang chuyển qua ăn xin ‘toàn thời’.

Xin người vài đô, năng nhặt chặt bị; kiến tha lâu đầy tổ, góp gió thành bão! Giàu! Nên nghề ăn xin hiện nay trở thành nghề rất ‘hot’!

Mới đây báo chí trong nước có đăng tin một cụ ông 86 tuổi, chuyên đi xin ‘toàn thời’ đã thưa lính bắt 5 đứa ăn cướp khi thấy cụ nằm ngủ trên sạp bán hàng trong Chợ Tam Nông Đồng Tháp, nhào đến lột quần ông cụ!

Trong cái quần đó có tới 25 lượng vàng và rất nhiều tiền mặt, là tài sản được tích cóp qua hàng chục năm cụ lặn lội ăn xin khắp chốn giang hồ.

Bọn cướp nầy bị bắt, cơ quan điều tra thu hồi được 4,5 lượng vàng 24 K, một sợi dây kim loại, 1 nhẫn và 1 lắc tay màu vàng với hơn 29 triệu đồng .

Phần sai biệt hỏng biết phải do kiểu ngao sò ốc hến: Vàng đến cửa quan là của quan mà biến mất tăm! Hu hu!

Thưa hành khất, ăn xin là tiếng Việt; còn tiếng Anh là ‘beggar’; do động từ ‘to beg’ là nài nỉ, van xin mà ra.

Tất nhiên ở các nước dân giàu thì cái nghề ‘beggar’ nầy cũng khấm khá hơn ở các nước nghèo rất là nhiều.

Bằng cớ một bà cụ ăn xin của nước Saudi Arabia, (rất giàu vì có nhiều dầu mỏ) vừa chết bất ngờ trong phòng tắm, thượng thọ 100 tuổi.

Hơn nửa thế kỷ, bà lão khiếm thị nầy đã đi ăn xin trên đường phố Jeddah, một thành phố cảng nằm trên bờ Hồng hải (Red Sea).

Những người láng giềng đã đau buồn khi thấy xe cứu thương đến mang xác bà đi trên một chiếc băng ca nhưng họ vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra là bà làm chủ tới 4 tòa nhà ở cùng quận, thêm khoảng 4 triệu đồng Riyal (tiền Saudi Arabia).

Một đô Mỹ bằng 3.75 đồng Riyal nghĩa là gia tài của bà ăn mày nầy để lại hơn một triệu đô Mỹ.

Mẹ và chị gái của bà, cũng làm nghề ăn xin trên đường phố Jeddah. Khi mẹ và chị gái qua đời, bà vẫn tiếp tục đi ăn mày.

Một người bạn thân biết bà đã trở nên giàu có nên từng thành thật khuyên bà lão mù lòa và cô độc nầy bỏ nghề, đừng đi ăn xin nữa. Nhưng bà luôn từ chối lời khuyên đó, chỉ nói là mình phải đi xin để dành dụm tiền cho những ngày khốn khó.

Bà cụ ăn xin ‘toàn thời’ nầy đã biếu tất cả những đồng tiền vàng cho ông bạn, bảo hãy giữ lấy cho đến khi nào bà thấy đúng thời điểm vàng lên tới đỉnh điểm rồi thì hãy bán ra!

Đó là cách đây 15 năm, một đồng tiền vàng có giá 250 đồng Riyal giờ thì đã lên tới 1000 Riyal rồi.

Rõ ràng bà cụ ăn xin nầy là một con người trí tuệ, có đầu óc kinh tế, kinh đến thế; chớ đâu phải tay mơ!

Rồi qua tới bên nước Anh, Simon Wright, người Fulham, đi ăn xin trên đường phố Tây London, nhưng sống trong một căn flat của chánh phủ ưu tiên dành cho kẻ không nhà, có giá tới 300 ngàn bảng.

Tay nầy xuất thân từ một gia đình có của ăn của để nhưng bỏ học, nhậu, chơi xì ke cho đã… rồi trở thành ăn xin chuyên nghiệp.

Báo chí thấy tin hấp dẫn bèn cho phóng viên đi làm phóng sự điều tra thì thấy rằng: Sáng 9 giờ, chú em bắt đầu đi ăn xin. Sau 8 tiếng đồng hồ, tan ca, chú em trở về. Cuối tuần, chú em vẫn ăn xin ‘overtime’ nhằm kiếm thêm thu nhập.

Mặc quần áo sờn cũ, dắt theo một con chó, chú em chọn địa điểm gần máy rút tiền và gần nhà ga xe lửa trên một đường phố có đông ông đi qua bà đi lại để hành nghề.

Một ngày chú em kiếm được từ 2 tới 3 trăm bảng. Tiền xu đem đổi thành tiền giấy, cất cho nó đỡ nặng túi.

Tổng thu nhập cả năm trước thuế của ông thần cái bang nầy khoảng 181.000 USD, chỉ kém lương thủ tướng Anh có 16.000 USD.

Những người đi làm tốt bụng thường cho tay ‘beggar’ nầy tiền… thì oái ăm thay lương trung bình của họ chỉ khoảng 28.000 USD/năm.

Làm ‘beggar’ kiếm khẳm địa xài sao cho hết! Nên mua rượu xịn nhậu chơi, phê xì ke ma túy rồi quậy phá xóm giềng. Bà con hàng xóm than phiền quá làm mấy thầy đội mới mở cuộc điều tra đưa chú em ra Tòa để cấm từ nay không được ăn xin nữa. Hỏng nghe, nhốt!

Bà con thủ đô London, nước Anh đọc phóng sự nầy đều ngã ngửa, nói: “Một năm tui cho thằng chả khoảng 10 bảng vì tui thực sự tin ổng là kẻ không nhà! Đói khổ! Tội nghiệp quá hà! Ngày nào đi qua mà không cho tui cảm thấy lương tâm mình cắn rứt!”

Ai dè gặp cái tay lừa đảo thì lại tội nghiệp những người ăn xin chân chính?!

Do đó dư luận quần chúng bây giờ chia hai. Kẻ thấy ‘beggar’ muốn cho; kẻ bảo đừng…

Nên có chuyện vầy: Hai sinh viên đại học đi trên xe điện ngầm ở thành phố New York thì có một người hành khất đến xin vài đô lẻ.

Frank bực bội gạt phắt; nhứt định không cho một xu. Matt, thì trái lại, móc ví ra lấy 5 đô, vui vẻ cho người hành khất.

Người hành khất đi rồi. Frank cự Matt: “Sao lại cho hắn tiền! Hắn ta sẽ đi mua xì ke để chơi và mua rượu để uống say bí tỉ bằng tiền của mình cho!” Matt từ tốn nói: “Thì tui với bồ cũng xin tiền Tía Má rồi uống rượu và chơi xì ke ma túy y hệt như thằng chả đó thôi!

Đến ngày nào đó sẽ tới phiên mình! Tui tin vào quả báo: Làm phước đặng phước mà!”

Thưa kết luận là chính vì cái nghề ăn xin toàn thời nầy nó rất lấy làm khấm khá nên mới cũng có chuyện vui như vầy:

Một sinh viên làm một cuộc khảo sát cho luận án tốt nghiệp Cử nhân ngành Xã hội học của mình bằng cách phỏng vấn một ông hành khất ngồi trên lề đường đại lộ Thứ Năm, thành phố New York, Hoa Kỳ:

“Xin lỗi vì tôi đường đột! Thưa ông đi ăn xin được bao lâu rồi?”

“Khoảng tám năm đó cậu!”

“Rồi mỗi ngày ông xin được bao nhiêu?”

“Khoảng 250 đô.”

“Khá quá chớ!”

“Ờ! 250 đô một ngày đủ nuôi cả một gia đình!”

“Ông cũng có gia đình nữa sao? Giờ họ ở đâu?”

“Vợ tôi thì mất lâu rồi! Tôi chỉ có 3 đứa con thôi!

Một ở Đại học Harvard. Một ở Đại học MIT. Còn thằng Út ở nước ngoài, Đại học Oxford bên Anh.”

“Thật là quá giỏi! Chừng nào ba đứa con ông tốt nghiệp?”

“Không! Chúng đâu có đi học! Chúng đến mấy nơi ấy cũng để đi ăn xin như tui vậy!”

Thiệt là: “Con ơi nghe lấy lời Cha! Cái bang một tháng bằng ba năm làm!”
Melbourne
Đoàn Xuân Thu
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.135 giây.