logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 14/09/2016 lúc 06:34:01(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi viết ÐEN HƠN BÓNG TỐI ở Sài Gòn năm 1970, đăng từng ngày trên nhật báo – tôi không nhớ tên tờ báo — truyện được xuất bản năm 1972, hình bìa như quí vị thấy.

ÐEN HƠN BÓNG TỐI được phóng tác từ tiểu thuyết PIÈGE POUR CENDRILLON của tác giả Sébastien Japrisot. Tôi bắt đầu đọc truyện vào lúc 10 giờ một buổi tối. Những năm từ 1965 đến 1975 tôi có thói quen đọc sách từ lúc 10 giờ tôi đếm một, hai giờ sáng. Năm 1970 tôi đang hút thuốc lá dữ dội, mỗi ngày tôi hút khoảng 50 điếu Lucky hay Philip Morris, Pall Mall. Khi vào mùng nằm đọc sách buổi tối tôi hút khoảng năm, sáu điếu thuốc mới buông sách để ngủ. Vì vậy tôi và Alice nằm ngủ riêng mỗi người một chỗ, mỗi người một mùng. Nàng không thể nằm chung giường, chung mùng với chồng nàng để ngủ mà có cây đèn để ngay trong mùng, trên đầu và anh chồng nàng hút thuốc lá liên miên. Tôi cũng không đọc được sách thoải mái khi có nàng nằm bên cạnh. Vợ chồng tôi ngủ chung giường với nhau khoảng ba, bốn năm đầu. Khi chúng tôi có con, Alice ngủ riêng với con. Mười năm sau, con chúng tôi lớn, vì tôi đọc sách, hút thuốc lá trong màn ban đêm, chúng tôi làm một cuộc Tây Ðầm gọi là séparation de corps.

Tôi bắt đầu đọc Piège pour Cendrillon lúc 10 giờ đêm, khoảng 12 giờ đêm, tôi gọi sang chỗ Alice nằm:

– Em ngủ chưa? Anh đang đoc truyện này hấp dẫn quá. Anh kể em nghe…. Anh mới đọc đến đây..chuyện như vầy… như vầy.. Em bảo người thiếu nữ này là ai..? Là Minh Châu hay Bích Ngọc..?

Qua những sự kiện được kể, chúng tôi bàn tán rồi cùng cho người thiếu nữ sống sót trong truyện là Minh Châu – Hai nữ nhân vật là hai chị em qua một trận cháy nhà ban đêm, một cô chết cháy, một cô sống sót nhưng bị phỏng nặng và bị mất trí nhớ… — Thế rồi Alice lại ngủ, tôi đọc truyện tiếp. Khoảng một giờ sau tôi gọi nàng dậy:

– Em ơi.. Không phải Minh Châu.. Có những chuyện này mới xẩy ra.. Như thế này thì người sống phải là Bích Ngọc, không phải là Minh Châu..

Tôi đọc truyện tiếp, 30 phút sau có những sự kiện mới đến trong truyện lại cho tôi thấy người thiếu nữ sống trong truyện là Minh Châu, không phải là Bích Ngọc.

Năm 1990 các con tôi tìm được trong tiệm bán sách cũ quyển Ðen Hơn Bóng Tối. Tôi đem được truyện sang Kỳ Hoa. Năm 2000 tôi viết lại truyện, sửa, thêm, bớt một số chi tiết cho truyện hợp lý hơn, mới hơn, văn huê là hiện đại hơn, và hay hơn. Ðen Hơn Bóng Tối là một truyện tôi rất thích. Vì hai thiếu nữ trong truyện giống nhau như hai giọt nước nên tôi đặt lại tên truyện là NHƯ HAI GIỌT NƯỚC.

Có người bạn nói Ðen Hơn Bóng Tối gợi cảm hơn. Alice cũng nói Ðen Hơn Bóng Tốihay hơn, hợp với truyện hơn. Nên hôm nay, truyện Phơi-ơ-tông quí bạn đang đọc đây có tên là ÐEN HƠN BÓNG TỐI.

o O o

UserPostedImage
Quảng cáo phim Piège pour Cendrillon. Ðạo diễn André Cayatte thực hiện phim Piège pour Cendrillon năm 1965 theo tiểu thuyết cùng tên của tác giả Sebastien Japrisot, với các diễn viên Danny Carrel – diễn hai vai – Madeleine Robinson và Jean Gavin.

Quảng cáo phim Piège pour Cendrillon. Ðạo diễn André Cayatte thực hiện phim Piège pour Cendrillon năm 1965 theo tiểu thuyết cùng tên của tác giả Sebastien Japrisot, với các diễn viên Danny Carrel – diễn hai vai – Madeleine Robinson và Jean Gavin.

ÐEN HƠN BÓNG TỐI

Ngày xưa trong thành phố Hà Nội có ba cô con gái là ba chị em, người trong gia đình gọi ba cô là Tam Minh Công Chúa. Cô thứ nhất tên là Minh Châu, cô thứ hai tên Minh Ngọc, cô thứ ba tên Minh Ngà. Minh Châu, Minh Ngọc là hai vai chính trong truyện này. Minh Châu là con ông anh cả, Minh Ngọc là con ông thứ hai, Minh Ngà là con ông thứ ba. Ba cô cùng có một bà mẹ đỡ đầu, một bà Godmother theo ngôn từ hiện đại. Ba cô gọi bà bằng cái tên Má Tư, bà là người con thứ tư trong gia đình, hay Cô Út. Gia đình họ Vũ có ba ông con trai, chỉ có một mình cô Út Thanh là con gái, cô Vũ Minh Thanh; nhà họ Vũ có lệ đặït tên đệm là Minh cho con gái.

Cô Út Thanh, hoặc Cô Út thân thương, Má Tư, Má Châu , yêu thương ba cô cháu, cô cháu nào cũng xinh, cũng dễ thương. Cô yêu thương Minh Châu nhất, Minh Châu là cô bé xinh nhất, dễ thương nhất, thông minh nhất trong ba cô. Minh Ngà vắn số nhất; Ðệ Tam Công Chúa Vũ Minh Ngà từ bỏ cõi đời năm cô mười tuổi.

Ðám tang Minh Ngà là một sự kiện lớn xẩy ra trong những ngày thơ ấu của chị em Minh Châu, Minh Ngọc. Ðám tang ấy cũng mở đầu cho một chuỗi những đám tang khác trong gia đình họ Vũ. Minh Ngà mất vào một chiều cuối thu. Trời Hà Nội mầu xám, gió heo may lành lạnh, những cây nến trắng rỏ những giọt nước mắt trắng xuống nắp áo quan. Mặt đất nghĩa trang mềm và sốp. Ông Trưởng Ðội Ðạo Tì bận áo veste đen có hàng khuy đồng vàng chóe, đội mũ cát-két đen, cầâm cây gậy đen hai đầu bịt đồng, đứng chỉ huy đàn em hạ quan tài xuống huyệt. Những tảng đất mềm rơi lộp bộp trên nắp áo quan. Khi ấy cô Út đi lấy chồng xa, cô về đưa đám ma cháu. Ôm Minh Châu cô khóc, cô nghẹn ngào:

– Con đừng bỏ Má. Ðừng có làm như nó. Má yêu thương con. Sống đi, con sẽ sung sướng.

Cô cũng ôm, cũng hôn Minh Ngọc, cô nói:

– Khéo.. Ðừng làm bẩn áo cô.

Sau đó, trong nhiều năm, chỉ có hai chị em Minh Châu, Minh Ngọc sống ở Hà Nội. Má Châu, tức Cô Út, ở xa. Trong những năm ấy những người trong họ ít nói đến Cô Út, những khi bắt buộc phải nói đến cô họ hạ giọng nói nhỏ, như khi họ nói đến chuyện gì không hay, không tốt cho dòng họ. Cô Út ở mãi trong xứ Sài Gòn xa sôi, dường như cô đã bỏ chồng và dường như cô sống không được đàng hoàng lắm ở cái nước Nam Kỳ xa tít mù ấy. Có người loan tin cô lấy Tây, ông chồng cô là một ông Tây chủ đồn điền cà-phê-cao-su rất giầu; có người lại loan tin cô là gái giang hồ, cô sống bê bối, sa đọa không ra làm sao cả.

Minh Châu, Minh Ngọc không được biết gì về đời sống của cô Út, hai chị em chỉ biết cô ở xa. Trong mấy năm trời xa cách cô Út vẫn viết thư về cho Minh Châu. Chừng hai, ba tháng một lá thư. Những phong bì thư mang dấu bưu điện Sài Gòn, có thư mang dấu bưu điện Ðàlạt, Kontum, Pleiku..vv.

Minh Châu hỏi người lớn những tỉnh thành ấy ở đâu, không ai biết rõ, ai cũng chỉ biết lờ mờ những tỉnh lỵ, thành phố ấy ở Nam Kỳ. Có lần Minh Châu, Minh Ngọc mở bản đồ Việt Nam ra tìm những tỉnh có những cái tên Kontum, Pleiku, hai cô tưởng tượng về những thành phố lạ nơi bà mẹ đỡ đầu, bà cô ruột của hai cô đang sống.

Cô Út không viết một thư nào cho Minh Ngọc, trong những thư cô viết cho Minh Châu đôi khi cô có nhắc đến Minh Ngọc.

Minh Châu, Minh Ngọc ra đời cùng năm, gần như cùng tháng. Hai cô giống nhau, thật giống nhau, giống nhau như chị em sinh đôi. Người đầu tiên nói một câu thât đúng về hai cô là bà nội của hai cô, bà nói khi nhìn hai cô bé mới sinh được ba tháng nằm bên nhau:

– Hai chị em nó giống nhau như hai giọt nước.

Hai cô chỉ khác nhau đôi chút về tính nết, Minh Châu thông minh, sắc xảo, Minh Ngọc hiền hậu; Minh Châu kiêu hãnh, Minh Châu được nuông chiều nên hay đòi hỏi, dễ hờn giận. Trong gia đình Minh Châu là công chúa. Minh Ngọc khiêm tốn, an phận. Hai chị em khác nhau nhiều nhất ở việc Minh Châu được cô Út yêu thương, với Minh Ngọc cô Út không ghét cũng không yêu thương.

Năm Minh Châu, Minh Ngọc 12 tuổi, ông nội của hai cô qua đời. Cô Út từ Sài Gòn bay về Hà Nội đưa đám ông cụ. Người trong họ tiếp đón cô long trọng. Cô Út giầu lắm, ai nói cô nghèo, cô khổ là nói láo. Nhưng chuyện cô lấy chồng người Pháp là chuyện thật. Ông chồng cô là chủ đồn điền, người nói đồn điền cà-phê, người nói đồn điền cao-su, kiêm chủ nhân xưởng đóng giầy giép lớn nhất Ðông Dương: xưởng giầy Vina. Bà Vina đi máy bay bốn động cơ Constellation mới nhất của hãng Hàng Không Pháp Air France từ Sài Gòn về Hà Nội, bà ở Hotel Metropole, đi xe hơi Hoa Kỳ có tài xế lái, bà không đeo nữ trang bằng vàng, nữ trang của bà là bạc tráng, kim cương, bà đem nhiều quà về cho Minh Châu, nhiều bộ áo đầm thật đẹp.

Ðám tang ông nội vào mùa đông. Trờøi Hà Nội không xám mà như mầu chì lỏng. Những ánh nến lung linh trong Nhà Thờ Hàm Long, tiếng cầu kinh trầm trầm. Áo quan ông bằng gỗ mầu vàng sậm, đặt trên xe tứ mã đi chầm chậm trên đường phố buồn tênh ra nghĩa trang vắng tanh. Những rặng thông rì rào trong gió. Ông Trưởng Ban Ðạo Tì bận áo đen có những hàng khuy đồng vàng chóe, những chú đạo tì đàn em cũng bận áo đen nhưng khuy bằng nhựa đen. Mặt đất lạnh, những tảng đất khô rơi rào rào trên nắp áo quan.

Năm sau, một đám tang nữa, đám tang bà mẹ của Minh Châu. Mùa xuân, chiến tranh Việt-Pháp đang diễn ra dữ dội, đám tang buồn, vắng người. Cô Út chỉ gửi thư về chia buồn. Minh Châu bận áo sô, chít khăn sô. Minh Ngọc quấn khăn trắng. Hai cô giống nhau quá, nhiều người trong họ không nhận ra cô nào là Minh Châu, cô nào là Minh Ngọc.

Họ nói với nhau:

– Hai chị em giống nhau như hai giọt nước!

Buổi sáng cuối thu trời bắt đầu trở lạnh, gió may, mưa bụi dăng màn trắng trên phi trường Gia Lâm, ba của Minh Châu đưa cô sang phi trường Gia Lâm, cho cô lên phi cơ vào Sài Gòn.

– Cô Út đón con ở phi trường. Con xuống phi cơ là có cô.

Ông dặn dò con gái, mắt ông hoe đỏ, cô con ông nghẹn ngào nói không ra tiếng:

– Vào Sài Gòn với cô con phải ngoan nghe con. Vâng lời cô. Chịu khó học. Viết thư về cho ba luôn.

Minh Châu bay đi, Minh Ngọc ở lại Hà Nội. Những tháng đầu Minh Châu viết thư về thật nhiều, gần như mỗi tuần một thư. Sài Gòn rộng lớn, Sài Gòn đông người, Sài Gòn nắng nóng quanh năm, mùa mưa ngày nào Sài Gòn cũng mưa, mưa ào ào đổ xuống rồi lại tạnh, lại nắng ngay. Minh Châu nhớ Hà Nội, nhớ Minh Ngọc, rồi thời gian qua, những lá thư từ Sài Gòn về Hà Nội thưa dần. Sau cùng chỉ còn thư của Minh Ngọc viết cho Minh Châu và cô Út, những lá thư không có hồi âm.

Năm tháng lại qua, bây giờ chỉ có Minh Ngọc ở Hà Nội nhớ Minh Châu và nhớ cô Út ở Sàigòn. Có người ở Sài Gòn ra nói chuyện về bà Vina, tức cô Út, ông chồng bà đã qua đời, nay bà là chủ xưởng giày Vina, bà không còn là triệu phú nữa, nay bà là tỷ phú. Bà không có con, bà chỉ có Minh Châu, bà cưng Minh Châu lắm, Minh Châu học trường đầm, Minh Châu có xe ô tô riêng, Minh Châu sang Pháp học…

Năm 1954, chiến tranh Việt Pháp đi vào giai đoạn dữ dội nhất để rồi tàn lụi. Người Việt nghe nói đến cái tên Ðiện Biên Phủ lạ hoắc, như tên một nơi nào đó ở bên Tầu, rồi nghe nói đến thành phố Genève ở tận bên Thụy Sĩ.

Ba của Minh Ngọc, một ông công chức Phủ Thủ Hiến Bắc Việt, từ trần. Ông mất trong lúc người Hà Nội đang lo âu trước tình trạng đất nước bị chia đôi, Việt Minh chiếm một nửa nước, người Hà Nội bối rối trước việc ở lại hay di cư vào Nam. Tháng Bẩy cô hồn, đám ma lèo tèo chừng hai chục người, những chú đạo tì làm việc vội vàng cho xong để mọi người ra về, trời mưa, nghĩa trang lạnh ngắt.

Năm 1954 có chừng tám trăm ngàn người miền Bắc di cư vào miền Nam, trong số có khoảng hai trăm ngàn người Hà Nội. Trong số người Hà Nội ra đi có mẹ con Minh Ngọc. Hai mẹ con rời Hà Nội chẳng vương vấn gì vì họ chẳng có gì, họ chẳng còn gì ở Hà Nội để mà tiếc. Hai mẹ con cùng cả chục ngàn người xuống tầu Marine Serpent ở Hải Phòng. Lần thứ nhất và cũng là lần cuối cùng, lần duy nhất Minh Ngọc nhìn thấy cảnh Vịnh Hạ Long.

Ông bố của Minh Châu là công chức, theo sở vào làm việc ở Huế, ông có vợ kế, theo tiếng Hán Việt là ông tục huyền: dây đàn của ông đứt, ông thay sợi dây đàn khác. Và ông có nhiều con với bà vợ kế.

Bà mẹ của Minh Ngọc bất hòa với cô Út. Vụ này có từ ngày Minh Ngọc chưa ra đời, từ ngày ba Minh Ngọc mới thành hôn với mẹ Minh Ngọc. Mối bất hòa càng ngày càng nặng theo thời gian. Nói đúng hơn cô Út không ưa bà mẹ của Minh Ngọc. Bà mẹ Minh Ngọc cũng không ưa cô Út; vào Sài Gòn bà không bằng lòng cho Minh Ngọc đi tìm cô Út, bà cũng không cho con gái viết thư cho cô Út hay cho Minh Châu, báo tin hai mẹ con vào Nam. Tuy vậy Minh Ngọc vẫn mong có ngày cô Út đi xe hơi đến trại định cư đón mẹ con cô về ở trong một góc vi-la của cô, ở trong nhà bồi, nhà bếp của cô cũng được, cũng sướng hơn là ở trong trại định cư chung chạ như thế này.

Bây giờ Minh Ngọc mười chín tuổi, sáu năm rồi nàng không được gập Cô Út, không được gập Minh Châu. Từ ngày vào Sài Gòn bà mẹ nàng yếu đi nhiều, bà già yếu đi quá mau, dường như bà bắt đầu lẫn. Minh Ngọc được ông cậu đưa đi làm thư ký trong ngân hàng Ăng-lê The Chartered Bank. Hai mẹ con sống trong căn nhà vách ván, mái tôn ở khu Ngã Ba Ông Tạ. Ðủ ăn, đủ mặc, hai mẹ con không đòi hỏi gì hơn. Tiền lương nữ thư ký của Minh Ngọc cộng với khoản tiền tử tuất do ông bố của Minh Ngọc để lại, bà mẹ của Minh Ngọc được lãnh cho đến khi bà chết, tuy không nhiều cũng đủ cho hai mẹ con sống cuộc sống của những người không nghèo lắm ở Sài Gòn. Ngân hàng có máy lạnh mát mẻ. Minh Ngọc đi làm thật chăm, nàng giữ việc vào sổ những chi phiếu, ở nơi làm việc nàng dễ chịu, thoải mái hơn ở nhà nhiều. Mỗi sáng đi làm nàng mang phần cơm theo, trưa nàng ăn trưa trong sở, chiều tan sở nàng về nhà bằng xe buýt.

o O o

Biệt thự của cô Út ở đường Tú Xương, mỗi ngày đi về trên xe buýt Minh Ngọc nhìn thấy bảng tên đường Tú Xương nhưng nàng không đến đó tìm cô. Không cho bà mẹ biết, làm như không biết đường, nàng viết thư gửi về vi-la cho cô, cho Minh Châu, ghi rõ số nhà mẹ con nàng ở. Không ai đến tìm mà cũng chẳng có thư trả lời. Rồi nàng viết cho Minh Châu báo tin nàng làm ở Ngân hàng Chartered Bank.

Một hôm nàng đến nhà cô Út.

Với nàng, vi-la quá lớn, quá rộng, quá vắng người, nàng đứng trước cánh cổng sắt cả ba, bốn phút mới quyết định nhấn nút chuông điện. Cặp chó béc-giê lớn như hai con bê xổ ra, nàng tưởng như chúng dư sức nhẩy vọt qua cánh cổng sắt nếu chúng thấy cần. Chị đàn bà có vẻ là gia nhân đi ra. Chị nói tiếng Nam. Minh Ngọc không nghe rõ chị nói gì, chị người làm cũng không nghe rõ tiếng nói lí nhí của cô gái Bắc kỳ di cư mới dzô Sè Goòng. Sau mấy câu hỏi qua, hỏi lại, cuối cùng Minh Ngọc được biết bà Vina hiện ở bên Pháp, cô Châu đi học trên Ðàlạt.

Năm 1956 Minh Ngọc hai mươi tuổi, đã sống ở Sài Gòn được một năm nàng vẫn chưa được gặp cô Út và Minh Châu. Có một thay đổi trong đời nàng, bà mẹ nàng rời khu Ngã Ba Ông Tạ nóng bức, ồn ào, chật chội để về sống với gia đình ông em ở Hố Nai, Gia Kiệm, khu có nhiều người Bắc di cư đến định cư lập nghiệp. Nhà ông em rộng, có vườn đất, bà mẹ của Minh Ngọc sống thoải mái hơn, bà lại có việc làm vừa đỡ buồn vừa có tiền: nuôi gà vịt, nuôi heo. Minh Ngọc cũng rời căn nhà vách ván giống như cái chái hơn là cái nhà ở gần chợ 6ng Tạ để về sống chung với một cô bạn gái cùng sở làm trong căn phòng một toà nhà cho thuê ở đường Pham Ngũ Lão. Loại phòng bin-đinh này được làm cho một người ở, nhưng hai người ở cũng vẫn được, một cô ngủ trên đi-văng, một cô trải nệm ngủ dưới sàn. Những đêm cuối năm trời lạnh, hai cô có thể ngủ chung trên đi-văng. Chật một chút nhưng không sao. Sống được. Phòng bin-đinh có tiện nghi, bồn rửa mặt, cầu tiêu ở ngay trong phòng, phòng tắm ở cuối hành lang. Bà vợ ông quản gia nấu cơm tháng cho những người ngụ trong bin-đinh, toàn là khách độc thân, cơm nóng, canh ngọt được bưng lên tận phòng cho hai cô.

Minh Ngọc không biết qua một chuyện gì về cô Út và Minh Châu, nàng không biết Cô Út đau nặng – Bà Vina bị ung thư, bà sắp ra khỏi những bệnh viên hiện đại nhất, đắt tiền nhất ở Pháp để về chết ở quê hương – Minh Châu sắp trở thành nữ tỷ phú trẻ tuổi nhất, đẹp nhất của Việt Nam. Cho đến một chiều…

Cô bạn thư ký đồng nghiệp đến nói nhỏ bên tai nữ thư ký Minh Ngọc:

– Nè Ngọc.. Có cô nào trông giống Ngọc quá. Trong bi-rô ông Phó.

Nữ thư ký The Chartered Bank Minh Ngọc nhìn qua khung kính vào văn phòng ông Phó Giám Ðốc, nàng thấy Minh Châu. Minh Châu như những cô đầm người mẫu mà người Sài Gòn chỉ nhìn thấy trên những tạp chí thời trang của Pháp như Marie-Claire, Elle, hay trong những phim thời sự tường thuật về thời trang Paris: Minh Châu áo pull sợi trắng hở cánh tay, hở ngực, quần soóc nâu như làn da thứ hai ôm đôi mông tròn, cặp đùi nàng thon, dài, nàng đi giép săng-đan trắng, mái tóc nàng sõa trên vai, môi nàng hồng, đôi mắt nàng sáng như sao.

Dường như tất cả nhân viên ngân hàng đều ngừng làm việc để nhìn người thiếu nữ đẹp.

Minh Ngọc cũng nhìn ngây người thiếu nữ ấy như mọi người, chỉ khác là tim nàng đập mạnh hơn. Nàng muốn nói với cô bạn: – Chị tôi đấy..Tên chị ấy là Minh Châu.

Nhưng nàng không nói. Bên nàng, cô bạn trầm trồ:

– Sao đẹp quá, sang nữa. Mà sao lại giống Ngọc quá dzậy cà?

Cô nhìn ngây vào mặt Minh Ngọc:

– Giống nhau như hai giọt nước.

Nhiều nhân viên khác cũng nhìn Minh Ngọc rồi nhìn cô khách sang, đẹp trong buy-rô ông Phó.

Người thiếu nữ đẹp, sang ấy là Minh Châu. Nàng đến ngân hàng mở trương mục, ông Phó Giám Ðốc Ngân Hàng long trọng tiếp nữ thân chủ giầu tiền. Hai chị em gặp lại nhau khi họ không ngờ nhất. Năm nay họ hai mươi tuổi và họ vẫn giống nhau như hai chị em sinh đôi. Họ chỉ khác nhau ở điểm Minh Châu nổi bật như viên kim cương lấp lánh, Minh Ngọc tầm thường như một thứ đồ vật người ta vẫn thấy mỗi ngày. Có một cái gì đó làm Minh Châu nổi bật lên, làm cho Minh Ngọc mờ nhạt đi. Cái đó có thể là việc Minh Châu là con nhà tỷ phú, là người thừa hưởng một tài sản nhiều trăm triệu, Minh Ngọc là cô thư ký nhà băng lương chỉ vừa đủ sống.

Và bà tỷ phú Vina sắp qua đời…

Và câu chuyện kỳ ảo bi thảm này bắt đầu…

Ngưng trích

*Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Đất Trích. Ngày 8 Tháng 9. 2016.

ĐEN HƠN BÓNG TỐI là một truyện phóng tác thành công của tôi. Truyện hấp dẫn, có nhiều người đọc. Hôm nay – 50 năm sau ngày tôi phóng tác truyện ở Sài Gòn – khi viết lại truyện ở xứ người, tôi thấy thấp thóang ẩn hiện hình ảnh người đàn ông 40 tuổi là tôi năm xưa.

Cảm khái cách gì. CTHĐ

Hoàng Hải Thủy
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.186 giây.