logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/09/2016 lúc 06:17:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lại một mùa tụ trường nữa vừa bắt đầu. Học sinh, sinh viên khắp thế giới chuẩn bị cho một năm học mới. Mọi thứ vẫn diễn ra như chuyện thường

ngày. Tại Việt Nam, những chiếc áo trắng xuyên qua những dòng xe ngược xuôi giữa cái nắng chang chang rồi bất chợt cơn mưa rào ập đến, tất tả

đến lớp. Ngồi chồm hổm bên một quán cà phê cóc ven đường, lòng tôi nhẹ tênh. Ngày này những năm mãi về trước, đó là hình ảnh của tôi, một cậu

học sinh nhỏ hì hục đạp xe đến lớp. Lúc bấy giờ, cái “thân phận” là một học sinh, rồi là một sinh viên, đầu tôi chẳng nghĩ ngợi gì ngoài những con

chữ, các phép tính, nhảy múa tung tăng không lúc nào ngơi nghỉ. Cái lo toan của cậu bé ấy là những bài kiểm tra 5’ hay kiểm tra 15’ mà thầy cô bất

chợt cho làm trong ngày hôm đó. Lớp mười rồi lên lớp mười một, năm nhất rồi lại lên năm hai. Tất cả mọi thứ đều có sự sắp xếp sẵn của nó. Vậy

mà hay!

Cho đến khi trải qua những năm tháng đi làm kiếm tiền, rồi đi du học xa nhà, tôi mới “thấm” được cái tư duy phản biện, cái thói quen đặt câu hỏi cho

những việc hiển nhiên nhất xảy ra thường nhật. Để rồi những lúc thả hồn hồi tưởng về ký ức tuổi thơ như hôm nay, cái lý trí, cái thói quen đặt câu hỏi

ấy lại len lõi vào trong óc tôi. Để rồi tôi ngẩn ngơ tự hỏi mình “học để làm gì?”, “giáo dục để làm gì?”. Tôi liên tưởng đến chính sách phổ cập giáo

dục, xoá mù chữ của các quốc gia. Tôi nhớ lại thời học phổ thông ở Việt Nam của mình. Lý do cho việc đi học, cho việc phổ cập giáo dục thì đã nhiều

người nói rồi, nhà nghiên cứu có, các tiến sỹ giáo sư có, các nhà báo có… cho tới các… “anh hùng bàn phím” cũng tranh luận nhiều về chủ đề này.

Tôi sẽ không bàn lại khía cạnh này làm gì.

Trong phạm vi một bài viết, tôi chỉ muốn bàn đến khái niệm “Giáo dục khai phóng” (Liberal Arts Education), khái niệm được sử dụng một cách rất

rộng rãi, nếu không muốn nói là một “trào lưu” của các trường đại học (tại Việt Nam) trong thời gian gần đây. (Vậy nghĩa là nền giáo dục trước đây

của ta không “khai phóng” à?). Nhưng trước tiên, ta phải biết thế nào là “Giáo dục khai phóng” (Liberal Arts Education).

Cụm từ này xuất hiện lần đầu tiên vào thời kỳ cổ đại. Đó là khi nền văn minh đỉnh cao của phương Tây được hình thành và phát triển. Điển hình nhất

là Hy Lạp và La Mã. Giai đoạn ấy, các môn học khai phóng (Liberal Arts) bao gồm Ngữ pháp, Hùng biện và Logic. Sau đó dần mở rộng ra các môn

khoa học khác như Số học, Hình học, Thiên văn học, và Âm nhạc. Triết lý đằng sau nó rất đơn giản; giáo dục là rất cần thiết để tạo ra con người tự

do (“essential for a free person”). Chính vì thế mà từ “Liberty, liberal” xuất phát từ chữ Latin “liberalis”; nghĩa là “worthy of a free person” (những

phẩm chất của một con người tự do). Như vậy, triết lý đằng sau nó rất rõ ràng “tự do, dân chủ, phát triển”. Đó là trách nhiệm đào tạo của giáo dục

đối với người học. Đây là một triết lý xuyên suốt trong lịch sử phát triển của phương Tây, từ đại diện của nó là Hy Lạp, La Mã, và hậu duệ thời hiện

đại là các nước Châu Âu, Hoa Kỳ, hay là Úc. Triết lý “khai phóng” (Liberal) được thể hiện ở khắp mọi khía cạnh của đời sống xã hội các quốc gia ấy,

từ việc trị nước, lập pháp, hành pháp, giáo dục, cho đến quy tắc cư xử giữa người với người.

Vậy liệu một chuẩn mực về giáo dục và đào tạo như vậy có thể nào được áp dụng vào một nền văn hoá mang đậm chất Á Đông như Việt Nam? Đây

là câu hỏi chưa có lời đáp. Vì họ (Nhà nước, bộ Giáo dục Đào tạo, các lãnh đạo trường học…) chưa hề đưa ra lộ trình, phương thức thực hiện,

khảo sát đánh giá cho “giáo dục khai phóng”. Cũng có thể nói cách khác, rằng triết lý này tại Việt Nam chỉ vẫn nằm trên giấy tờ, khẩu hiệu, băng rôn,

biểu ngữ…

Lịch sử của một nền giáo dục hiện đại ở Việt Nam hình thành nên từ một hệ thống dạy và học sáo rỗng, đi vào lối mòn. Học sinh sinh viên Việt Nam

tiếp cận với kiến thức, sự kiện qua sách giáo khoa, qua những bài giảng được lặp đi lặp lại, “tái bản” đến lần thứ mười mấy. Bạn đến lớp, bạn ghi

chép lời của thầy cô, bạn về nhà học thuộc lòng các công thức, thậm chí là các tư tưởng, giá trị nhân văn một cách sáo rỗng, rập khuôn. Đó là lúc

mà mọi sự sáng tạo, mọi câu hỏi phản biện, mọi sự tranh luận đều không có chỗ cho bạn thực hành, nếu không muốn nói là bị cấm tuyệt đối. Thì để

chuyển đổi qua một tư duy giáo dục “khai phóng”, là một điều không hề dễ dàng. Cái vết bánh xe đổ này không chỉ là ngày một ngày hai có thể thay

đổi được. Nó phải là cả một cuộc cách mạng, hay cả một chiến dịch thay đổi từ trong ra ngoài giữa Nhà nước, người dân, công nhân viên, giảng

viên, và học sinh sinh viên. Và lẽ dĩ nhiên, nó phải mất hàng (mấy chục) năm trời mới có thể thay đổi được. Và tại Việt Nam, cuộc cách mạng này vẫn

chưa bắt đầu. Tất cả mọi thứ chỉ nằm ở tính hình thức; đó là những dòng hoa mỹ “Giáo dục khai phóng” nằm trên các website giới thiệu về các

trường đại học, hay là những bài phát biểu, bài phỏng vấn các vị hiệu trưởng ấy.

Dĩ nhiên mọi sự thay đổi đều đáng trân trọng, nhưng để từ ý tưởng chuyển thành hiện thực phải là một quá trình được tính toán và lên kế hoạch thận

trọng. Nói cách khác, “giáo dục khai phóng” phải là một chiến lược quốc gia. Nó phải là một chương trình nghị sự, tập hợp ý kiến của nhiều nhóm xã

hội chính trị. Nó phải là sự thống nhất về giá trị triết lý của các nhà làm giáo dục và tư duy giảng dạy của các giáo viên, giảng viên trong toàn hệ

thống giáo dục. Mọi khó khăn trong việc hiện thực hoá một cuộc cách mạng trong giáo dục giải quyết được khi và chỉ khi lãnh đạo quốc gia thực sự

mong muốn, và phát triển bằng chính sách. Đó là một câu hỏi lớn và một mục tiêu “to tát” mà nhà nước Việt Nam chưa có một động thái nào để

guồng quay thực sự lăn bánh. Hoặc “giáo dục khai phóng” sẽ chỉ là một cuộc cách mạng trên giấy.

Theo Blog của Cao Huy Huân (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.