logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/09/2016 lúc 08:42:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
THƯA QUÝ BẠN, theo Đoàn Dự tôi nghĩ, ở các nước bên ấy, có lẽ do lúc về già được hưởng trợ cấp xã hội nên khi còn trẻ người ta ít bị áp lực của việc phải sinh con như ở Việt Nam. Ngoài ra, mỗi gia đình chỉ có 2 con (bây giờ thì khá hơn, 3 con cũng được) và nuôi được một đứa trẻ cho nó ăn học đàng hoàng rất khó khăn, cực nhọc, nên người ta mong có con trai sau đó mới mong con gái. Đấy không phải vấn đề trọng nam khinh nữ như người Tàu ngày xưa vẫn thường quan niệm: “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” – có một con trai được kể là có, có mười con gái cũng kể là không. Còn ở VN hiện nay, họ quan niệm nếu có con trai, khi mình về già thì theo phong tục, nó sẽ phải có trách nhiệm hơn đối với con gái. Ở ngoài Bắc, có những gia đình nếu đẻ một dọc toàn con gái họ còn gọi đó là đàn “vịt giời”, lớn lên nó sẽ bay đi mất. Ở trong Nam tương đối đỡ hơn, nếu sinh toàn con gái họ chỉ “hơi buồn” mà thôi chứ không quan niệm như vậy.

Nói chung, con nào cũng là con, trời cho thế nào mình nhận như thế chứ không oán thán và không coi con trai hơn con gái. Còn trong trường hợp vì nguyên nhân nọ hay nguyên nhân kia, không thể sinh con thì cũng có nhiều cách giải quyết, ví dụ như xin con nuôi hoặc nhờ các bệnh viện phụ sản làm thụ tinh trong ống nghiệm chẳng hạn.

Về vấn đề thụ tinh trong ống nghiệm, đầu năm ngoái, nhà nước CSVN đã ra nghị định cho phép việc mang thai hộ. Tuy nhiên, đã cho phép nhưng lại kèm theo những điều kiện khá khắt khe. Nhiều người nói đó là nhà nước “cho tay mặt, nhặt tay trái”. Bây giờ xin mời quý bạn xem xét một vài câu chuyện phụ nữ về vấn đề con cái và mang thai hộ…

Đỏ mắt tìm người mang thai hộ

Nghị định số 10 cho phép mang thai hộ nhưng phải là người thân

Từ ngày 15/3/2015, Nghị định số 10 của chính phủ CSVN ban hành ngày 01/01/2015, quy định việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và những điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, bắt đầu có hiệu lực.

Nội dung các điều kiện trong việc mang thai hộ như sau:

Người nhờ mang thai hộ phải có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; vợ chồng đang không có con và đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Người được nhờ mang thai hộ phải thỏa mãn các điều kiện: “Là thân thích ngang hàng với bên vợ hoặc bên chồng người nhờ mang thai hộ; đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng. Ngoài ra, việc mang thai hộ phải là tự nguyện, không có việc thuê mướn bằng tiền bạc trong đó”.

Việc pháp luật cho phép mang thai hộ khiến nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn mừng rỡ. Tuy nhiên, không ít người trong cuộc cho biết, con đường tìm được người mang thai hộ theo quy định của pháp luật hết sức khó khăn. Sau đây là vài ví dụ:

Trường hợp chị Huệ ở Từ Sơn, Bắc Ninh

Năm nay chị Huệ 36 tuổi, vợ chồng lấy nhau 10 năm vẫn chưa có con. Chị cho biết, vợ chồng chị đã hai lần đi làm thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm nhưng cả hai lần chị đều bị chửa ngoài dạ con và phải cắt bỏ một phần tử cung. Bác sĩ nói chị không nên mang thai nữa vì sẽ rất nguy hiểm do phần dạ con còn lại rất nhỏ. Vợ chồng chị chuyển sang hướng tìm người mang thai hộ.

Chị Huệ kể: “Từ hồi pháp luật chưa cho phép, vợ chồng tôi đã mò mẫm tìm người mang thai hộ. Có vài người tới nhưng chúng tôi không chọn được ai, người thì đòi hỏi quá cao, người khác lại có vẻ gian xảo, một bước lên trời khiến chúng tôi không yên tâm”.

Đầu năm 2015, khi pháp luật cho phép mang thai hộ, chị Huệ rất mừng và tâm sự với người chị ruột về việc tha thiết muốn tìm người mang thai giùm nhưng thấy khó quá, không biết nhờ ai. Bất ngờ người chị gái nói nếu không tìm được người thì chị sẽ giúp. Chị Huê hơi e ngại vì người chị gái nay đã 38 tuổi, con cái đã lớn. Tuy vậy, được lời như cởi tấc lòng, chị Huệ cũng mừng va hy vọng mọi việc sẽ được thuận lợi. Thế nhưng sau khi người anh rể tức chồng người chị gái biết chuyện, anh nhất định ngăn cản rồi mọi người trong gia đình nhà chồng người chị gái cũng nói ra nói vào, cho rằng mang thai hộ như vậy là thiếu đạo đức.

Chị Huệ tâm sự: “Đa số những người trong gia đình nhà chồng chị gái tôi đều không hiểu mang thai hộ là thế nào. Có người còn hỏi đứa trẻ do chị tôi sinh ra thì làm sao mà là con tôi được, bộ… bộ chồng tôi ăn nằm với chị gái tôi hay sao? Tôi cảm thấy đã quá mệt mỏi, chán không muốn giải thích gì nữa. Vấn đề là người anh rể và mọi người trong gia đình nhà chồng chị gái tôi không cho chị gái tôi mang thai giùm”.

Chồng của chị Huệ là con một. Biết bố mẹ chồng rất sốt ruột, mong có cháu “nối dõi tông đường” nên chị Huệ đã nhiều lần muốn kiếm vợ hai cho chồng nhưng anh không chịu. Anh nói nhà mình đâu có giàu có gì, lấy vợ hai chỉ thêm phiền ra. Chị nói: “Vợ chồng tôi vẫn tiếp tục tìm người mang thai hộ. Nhưng giả thử nếu tìm được thì làm sao chứng minh được rằng họ là người nhà ngang hàng hoặc bạn bè thân thiết để có giấy tờ nộp cho bệnh viện? Phải có giấy tờ xác nhận thì bệnh viện mới dám làm vì họ cũng sợ trách nhiệm trước pháp luật”. Tiếp theo, chị Huệ thở dài: “Tôi cũng chưa biết phải làm thế nào. Nhưng thôi, kệ, cứ từ từ xem người ta làm sao thì mình bắt chước làm theo như thế”.

Trường hợp chị Trúc ở Thái Nguyên

Chị Trúc bị bẩm sinh chứng tử cung bị “nhi hóa”, nghĩa là người lớn mà dạ con không phát triển, vẫn ở trạng thái nhỏ bé như của đứa trẻ. (Ở phái nam cũng có trường hợp cơ quan sinh dục “nhi hóa”, không phát triển, ngày trước người ta gọi là bệnh “thiên yêm” tức bị “trời hoạn”. – ĐD). Chị đã chạy chữa nhiều năm, tại nhiều bệnh viện và đã từng có lần trứng thụ tinh được nhưng khi xuống tới tử cung thì lại hỏng. Vợ chồng chị đã hai lần làm thụ tinh trong ống nghiệm và hiện vẫn còn nhờ BV lưu trữ phôi, hễ tìm được người đồng ý mang thai hộ là sẽ chuyển phôi đó sang tử cung người mang thai hộ. Năm ngoái, khi pháp luật cho phép người thân mang thai hộ, chị Trúc nghĩ ngay đến cô em gái. Hai chị em rất thương yêu nhau nên cô em gái không ngần ngại việc mang bầu giùm chị. Cái khó là cô em này đã từng phải sinh mổ khi sinh đứa con gái đầu lòng, gia đình nhà chồng đang mong lần sau cô sẽ sanh con trai.

Chị nói: “Em tôi đã sinh mổ một lần, lần sau chắc chắn sẽ phải sinh mổ nữa. Nếu sinh lần thứ hai mà lại ra con gái thì cô ấy sẽ phải sinh thêm nữa để có con trai. Khi đó, cơ hội cô ấy mang thai giùm tôi chắc chắn không còn bởi vì bây giờ chồng tôi đã 40 tuổi, không thể chờ đợi lâu được nữa”.

Chị Trức cho biết từ lúc tính tới việc nhờ người mang thai hộ, vợ chồng chị muốn tìm người ngoài để không vướng mắc các quan hệ phức tạp về sau này. Nhưng việc đó không dễ. Chị nói: “Trên mạng cũng có nhiều người nhận mang thai hộ song khó tin tưởng được. Tiền công họ đòi quá cao, thường là từ 150 đến 200 triệu đồng (cỡ 10.000 đô-la – ĐD), ấy là chưa kể tiền trả cho bệnh viện cũng khoảng từ 30 đến 50 triệu đồng nữa. Mà việc thụ tinh trong ống nghiệm thành phôi rồi chuyển phôi vào tử cung người mang thai hộ để phát triển thành bào thai cũng tùy may rủi. Nếu không thành công, bệnh viện chỉ làm “miễn phí” cho mình thêm một lần nữa, không được thì mình lại phải đóng tiền làm lại giống như lần đầu. Tiền bạc đối với chúng tôi rất lớn, chúng tôi không giàu có gì”.

Theo các chuyên gia hỗ trợ sinh sản tại một bệnh viện phụ sản tại Hà Nội, cơ hội có con do mang thai hộ thực sự không lớn, bởi vì các cặp vợ chồng phải nhờ tới cách này gặp quá nhiều khó khăn. Thử thách thứ nhất họ phải vượt qua là tìm được người đồng ý mang thai giùm. Trên thực tế, mang thai và sinh nở là công việc nặng nề, ảnh hưởng tới sức khỏe và ngay cả tính mạng người mẹ nên không mấy ai muốn giúp. Hơn nữa, theo quy định của pháp luật hiện nay, người mang thai hộ bắt buộc phải là người thân thích ngang hàng hoặc bạn bè thân thiết nên càng khó kiếm. Ngoài ra, khi đã tìm được rồi thì lại gặp các trở ngại khác là vấn đề giấy tờ. Có quá nhiều giấy tờ phải lo để có thể đến được bước cuối cùng là thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi vào tử cung người mang thai giùm. Như vậy, tìm được người hội đủ các điều kiện như về độ tuổi, về sức khỏe, đã có con… theo pháp luật quy định là vô cùng khó khăn.

Tuy nhiên, pháp luật là pháp luật mà dân chúng vượt qua pháp luật lại là chuyện khác. Người ta thường tới các khu công nghiệp, nhờ những tay “cò” giới thiệu cho một nữ công nhân nghèo nàn nào đó, khỏe mạnh, muốn mang thai giùm để có món tiền khá lớn gửi về quê nhà giúp đỡ gia đình. Hai bên thương lượng về giá cả và các chi tiết mang thai giùm… Như vậy, giữa người nhờ và người được nhờ chỉ “hợp đồng miệng”, không có giấy tờ gì cả, hoàn toàn trái pháp luật nên không thể làm thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm tại các bệnh viện. Họ thường giải quyết bằng cách người vợ cho phép chồng mình tạm thời thuê nhà và ăn nằm với người được thuê mướn theo lối bình thường, gọi là lối “truyền thống”, pháp luật dẫu biết cũng không ngăn cản được. Sau khi đứa trẻ ra đời, nó thuộc về vợ chồng người đã thuê mướn. Tuy nhiên, nếu có kiện cáo, ví dụ người mang thai hộ vì thương con, đột nhiên đổi ý, bế con bỏ trốn chẳng hạn, pháp luật sẽ không can thiệp dù người thuê mướn khai báo đã tốn tới hàng trăm triệu về tiền cho “cò”, tiền thuê nhà, tiền nuôi dưỡng, tiền ứng trước cho “đương sự”…

Sau đây là một trường hợp khác do người trong cuộc kể lại, xin mời quý bạn xem xét.

Một câu chuyện nan giải

“Tối qua, khi xem bộ phim “Trăng nơi đáy giếng”, tôi thẫn thờ như thể bộ phim đang nói giùm cho lòng mình. Nhất là trong trường đoạn bà thầy lý giải số mệnh của nữ nhân vật chính. Bà nói số cô như “trăng nơi đáy giếng”, nghĩa là chỉ nhìn thấy cái bóng của hạnh phúc chứ không nắm bắt được. Tôi dõi theo từng lời nói và các hình ảnh trong phim mà nước mắt mặn đắng môi lúc nào không hay. Số phận tôi hẩm hiu giống hệt nhân vật trong phim vậy. Mọi chuyện đối với tôi bây giờ đều xôi hỏng bỏng không cả rồi.

Vợ chông tôi lấy nhau đến nay đã được 16 năm. Chúng tôi đã từng dự định khi nào đến kỷ niệm 15 năm ngày cưới sẽ tổ chức thật to để đánh dấu hạnh phúc. Nhưng khi đến ngày đó, chúng tôi chỉ ngậm ngùi cho qua, chẳng muốn nhắc tới.

Mọi chuyện cũng vì 16 năm trời trôi qua mà chúng tôi vẫn chưa có được một mụn con nào. Hai năm đầu kết hôn, tôi mang thai 3 lần nhưng chỉ được 4 – 5 tháng tuổi là thai nhi lại bỏ tôi mà đi. Sau này, dù đã chạy chữa đủ cả đông và tây y, rồi cầu cúng, van vái hết đền này phủ kia tôi vẫn không thể mang thai thêm một lần nào nữa. Bác sĩ bảo thành dạ con của tôi rất mỏng, gần như không có nếp gấp nên khó để trứng thụ tinh bám vào được. Hơn nữa hooc-môn của tôi cũng không tốt nên càng ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.

Sau khi van vái tử phương không có kết quả, vợ chồng tôi định nhờ bệnh viện phụ sản làm thụ tinh trong ống nghiệm, nhưng mẹ chồng tôi không muốn tôi sinh con theo cách này. Chán nản và buồn bã, năm rồi tôi không đi chữa trị thêm lần nào nữa.

Cùng vào thời gian đó, do quyết định dồn hết tâm lực vào công việc dạy học các lớp 12 cho các em đi thi tốt nghiệp trung học phổ thông để mình đỡ buồn, nên tôi đã thuê người giúp việc. Cô này tên Mai, 32 tuổi, gái nhà quê, nhà rất nghèo nhưng trắng trẻo, xinh xắn, có da có thịt và chưa từng kết hôn lần nào.

Mai tốt tính, làm việc chăm chỉ, đặc biệt là hết sức gọn gàng, ngăn nắp và rất sạch sẽ. Lúc đầu, khi tôi đưa Mai về nhà, cả gia đình nhà chồng – đặc biệt là ông xã tôi – nhất định phản đối. Mọi người nghĩ rằng tôi trốn tránh trách nhiệm nên mới thuê người giúp việc.

Nhưng chỉ vài tháng sau, sự tận tình của Mai đã khiến cả gia đình tôi dịu lại. Mẹ chồng tôi còn bảo cô ấy sang ngủ cùng phòng cho đỡ buồn. Mỗi tối hai người xem phim “Cô dâu 8 tuổi” rồi bàn luận rất vui vẻ. Thấy mẹ chồng thay đổi thái độ, tôi thở phào nhẹ nhõm.

Tôi muốn kể thêm chút ít về gia dình mình. Ngoài mẹ chồng (bố chồng tôi đã mất từ lâu), gia đình tôi còn có Yến – cháu gái con người chị ruột của chồng tôi, lên Hà Nội học. Yến đã ở với gia đình tôi được gần 4 năm. Do tôi không có con nên luôn luôn chiều chuộng Yến, coi cháu như con ruột. Cháu cũng rất quý mến tôi, thân mật gọi tôi là “mẹ Ngọc” chứ không gọi bằng mợ theo vai vế bình thường. Hằng ngày, có chuyện gì vui hay buồn thế nào hai mợ cháu cũng chuyện trò với nhau.

Chị em phía bên nhà chồng tôi, ngoài mẹ của Yến còn có chú Út làm ăn ở Vũng Tàu, rất giàu có. Chính chú là người đã chỉ tôi cách buôn bán thêm để mở công ty riêng ngoài việc dạy học như hiện tại.

Một lần, đi họp giáo viên các lớp cấp 3 để chuẩn bị cho các em thi tốt nghiệp, tôi nghe một cô bạn cũng hiếm muộn kể về việc nhờ người mang thai hộ. Cô ấy nói, bản thân cũng đi ”nhờ vả” và có được một cặp con trai song sinh vô cùng đáng yêu. Khi cô cho coi các tấm hình về hai con trai của cô, tôi rất thích thú. Lúc đó, trong đầu óc tôi hiện lên ý nghĩ là sẽ tìm người “sinh giùm” các con của mình theo đúng nghĩa đen của nó.

Nhưng việc thực hiện hết sức khó khăn giống như mò kim đáy bể. Chị chồng tôi tức mẹ cháu Yến thì đã đã quá tuổi sinh sản. Vợ chồng chú Út buôn bán ở trong Vũng Tàu rất giàu, bận bịu tối ngày, khó có thể nhờ vả được. Về phía nhà tôi thì chỉ có tôi là con gái. Tôi cũng có vợ chồng cậu em trai nhưng vợ cậu ấy mới cưới, chẳng lẽ mình lại nhờ chuyện tế nhị đó hay sao?

Giữa lúc tôi đang rối bời chưa biết giải quyết cách nào thì cô Mai biết chuyện, đề nghị là sẵn sàng mang thai giùm tôi. Tôi mừng húm nhưng rất ngạc nhiên nên hỏi đi hỏi lại cho rõ. Cô ấy buồn rầu nói rằng nhà quá nghèo, từ bé tới lớn chưa làm được gì để giúp bố mẹ. Trong những ngày mưa, căn nhà cũ nát chỗ nào cũng dột khiến bố mẹ sống rất khổ sở. Cô muốn “hy sinh”, kiếm được số tiền kha khá đem về xây sửa lại nhà cho bố mẹ, đồng thời góp nhặt để sau này làm ăn, buôn bán.

Nghe cô Mai nói tôi như người bắt được vàng, bắt đầu bàn với chồng tôi về kế hoạch này. Lúc đầu, chồng tôi không chịu và bảo không thể làm “chuyện đó” với bất kỳ ai. Tôi phải tìm cách thuyết phục và nói số tiền cô ấy yêu cầu không quá lớn, huống hồ làm như vậy sẽ dễ dàng và đỡ tốn kém hơn thụ tinh trong ống nghiệm rất nhiều, mà đứa con sinh ra lại hoàn toàn bảo đảm là bình thường, không mang tính cách “công nghiệp”.

Quả thực, sự khao khát có đứa con đối với tôi lúc ấy là ưu tiên số 1, không hề nghĩ đến chuyện ghen tuông khi để chồng được phép gần gụi với cô Mai.

Nhưng càng ngày khi cái bụng cô Mai càng lớn, tôi chạnh lòng mỗi lần thấy sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt của chồng tôi và của mẹ chồng tôi dành cho cô ấy gần như quá giới hạn. Thậm chí, nhiều đêm chồng tôi còn ngủ hẳn cùng giường ở trong phòng Mai, họ cười nói rộn ràng như đôi lứa mới yêu nhau. Còn mẹ chồng tôi thì một điều con, hai điều con, vô cùng thân thiết. Có những chuyện cháu Yến kể lại với tôi với thái độ hết sức bất mãn. Cháu nói rằng cháu thương tôi vì bị mọi người qua mặt. Cháu cũng nói những lúc tôi đi vắng, họ đùa cợt với nhau thấy chướng cả mắt mà bà ngoại cứ coi như chuyện bình thường.

Tôi bây giờ như người thừa trong căn nhà này, dù có ốm đau, mệt mỏi cũng chẳng được ai để ý ngoại trừ cháu Yến. Nhưng nó còn mắc việc học của nó, sinh viên năm thứ tư rồi, thì giờ ở trường nhiều hơn ở nhà, tôi có đau ốm thì chỉ nằm một mình mà thôi.

Lại còn một nỗi sợ rất mơ hồ nữa, liệu sau khi Mai sinh con cho tôi xong – mà siêu âm người ta cho biết là con trai – người ra đi sẽ là cô ấy hay chính là tôi?

Theo chẩn đoán của bác sĩ, chỉ còn vài tuần nữa là Mai sẽ sinh. Hiện tôi như người ngồi trên đống lửa. Tôi rất bối rối không biết phải làm sao để giải quyết tình trạng này. Cái ác của luật pháp Việt Nam ban hành đầu năm 2015 là được quyền nhờ mang thai hộ nhưng người mang thai giùm phải là bạn bè hoặc người thân thuộc, hoàn toàn tự nguyện, không được thuê mướn theo tính cách tiền bạc. Hễ thuê mướn là trái pháp luật. Nếu sinh con xong, Mai bằng lòng trao con cho tôi như đã giao ước rồi ra đi một cách êm thắm thì không có chuyện gì cả. Nhưng nếu cô ấy cũng yêu chồng tôi, vì quá thương đứa con do mình dứt ruột đẻ ra thì tôi hoàn toàn yếu thế, không kiện tụng ai được, hơn nữa đối với chồng tôi và mẹ chồng tôi, Mai cũng không phải là người bị ghét bỏ”.

Chuyện của chị Ngọc khiến ai nghe cũng giật mình, nghĩ đến câu ”giao trứng cho ác”.

Chuyên viên tâm lý Đỗ Bích Thủy nhận định:

Việc nhờ người khác mang thai hộ bây giờ không phải hiếm, luật pháp cũng cho phép. Nhưng mang thai hộ theo kiểu ”truyền thống” như vợ chồng chị Ngọc chọn lựa thì thật không ổn. Mấu chốt là chị Ngọc sai ở chỗ đã nhờ chị phụ nữ “trắng trẻo, xinh xắn, có da có thịt, mới 32 tuổi” đó có thai theo kiểu “truyền thống”. Con người mà, đâu phải gỗ đá. Chị Ngọc đã vô tình trao chồng chị cho người phụ nữ kia. Thế rồi ở chung một nhà, được quyền đụng chạm thể xác, và những rung cảm từ từ xuất hiện. Lại thêm chuyện chị ta mang thai đứa con của anh ta nữa. Chồng chị Ngọc không cưỡng lại nổi bản thân, dần dần sa chân mỗi lúc một sâu thì cũng không phải chuyện đáng ngạc nhiên. Việc anh ấy rút chân ra khỏi cái hố sâu ấy sẽ khó vô cùng, và có lẽ anh ấy cũng không muốn rút vì đã nảy sinh tình cảm với cô ta rồi. Tình cảm đôi khi có thể đến sau sự chung đụng chăn gối chứ không nhất thiết là phải có trước khi chung đụng. Ngoài ra, cháu bé trong bụng cô Mai sự thực là con của chồng chị Ngọc với cô ấy, nghĩa là về mặt ruột thịt thì không liên quan đến chị. Sai lầm này khó thể sửa được. Có lẽ chị Ngọc chỉ còn một cách là chờ đợi cháu bé ra đời, và bằng một sự may mắn nào đấy chồng chị tỉnh ngộ, nhận ra người vợ đầu gối tay ấp với mình bấy nhiêu năm trời chẳng có tội tình gì mà phải chịu đày đọa tinh thần như vậy. Cũng hy vọng rằng anh ấy không bội bạc tới mức coi như không có chị tồn tại, vì suốt 16 năm qua anh chị vẫn yêu thương nhau, ở bên cạnh nhau cho dù không có con. Nhưng then chốt vẫn là hai chữ tình cảm. Tình cảm còn thì mọi thứ còn, tình cảm hết thì mọi thứ sẽ theo đó mà tan biến đi. Có đánh thức được tình cảm trong trái tim chồng hay không đều phụ thuộc vào chị Ngọc. Và dù thế nào chăng nữa thì cuộc đời vẫn là của mình, do mình quyết định…

Đoàn Dự
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.156 giây.