logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 22/09/2016 lúc 06:56:32(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hôm qua anh đến chơi nhà,

Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường.

Thấy em nằm đất anh thương,

Anh về mua gỗ đóng giường cho em.

(Ca dao Việt Nam)

Lào là một đất nước nghèo. Nghèo lắm. Hiện tại Lào được xếp vào danh sách nghèo nhất của Đông Nam Á. Dân Lào hiền lành chất phác. Đất nước Lào rừng vàng núi bạc. Vậy mà Lào không thể khấm khá nổi. Có phải vì luật chơi thời hiện đại Lào vẫn chưa giải mã và nắm bắt kịp? Nhưng không vì nghèo mà Lào bị bỏ rơi khỏi tầm quan sát của các chính khách và những hệ thống chính trị của thế giới. Điển hình lần này chú Sam đã đến thăm Lào. Tổng thống Obama, người giữ vị trí cao nhất của Mỹ vừa đi Lào.

Nhắc lại chuyện xưa, những ai còn ở lại Việt Nam trong thời gian thập niên 1980 của thế kỷ trước vẫn còn ấn tượng với những đôi dép Lào màu xanh, màu cam, màu đỏ nhập cảng từ Lào. Gọi là dép Lào nhưng kiểu dáng của chúng giống với dép Nhật cũ, rất bền. Vào thời kỳ bao cấp của Việt Nam lúc ấy, dép nhựa sản xuất tại Việt Nam có phẩm chất rất kém, đi rất mau đứt và mau mòn. Dép Lào thì không, chúng bền lắm, đi mòn vẹt hẳn cả đế mà quai vẫn chắc. Chẳng có gì là khó hiểu cả, cắt một đôi dép Lào ra thấy cao su họ dùng rất tốt, không pha nhiều tạp chất khác. Nghĩ lại mà thấy thẹn. Việt Nam dẫu sao cũng là bậc anh cả, vậy mà ngày ấy không sản xuất nổi những đôi dép tử tế cho con cháu Giao Chỉ dùng. Mãi đến khi thương hiệu dép Biti’s (của Công Ty TNHH Bình Tiên) ra đời mặt-mũi-dép-guốc Việt Nam mới dám mạnh miệng sản xuất ra những đôi dép “nâng niu bàn chân Việt”. Thậm chí lúc ấy tại Việt Nam còn xuất hiện những đôi dép Lào giả. Buồn thay. Người Việt bịp người Việt.

Đi thẳng vào vấn đề, lần này chú Sam đi Lào. Chẳng có gì là ầm ỹ cả, năm nay Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN (ASEAN Summit) được tổ chức tại Lào. Đường đường chính chính theo cách nghĩ dân dã thì Lào đâu đủ sức hấp dẫn chú Sam. Nhưng Tổng thống Barack Obama sẽ đến đó. Mục đích gì ư? Hẳn là tạo ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực châu Á. Bởi lẽ sự bành trướng ồn ào của Trung Quốc quá lộ liễu, chú Sam có muốn ngồi im cũng không được. Mỹ phải có thái độ. Phải thể hiện mình vẫn còn hứng thú với khu vực này. Mỹ muốn Trung Quốc hiểu rõ câu: Nó lú nhưng chú nó khôn! Dĩ nhiên chú Sam không phải là chú của Lào. Nghĩa bóng thôi: Đằng sau các nước nhược tiểu là sự hỗ trợ của những nước lớn có khả năng can thiệp nếu các nước nhược tiểu này bị ăn hiếp.

Có người nói: Lào nhỏ bé nhưng ảnh hưởng của Lào không nhỏ bé đối tại khu vực Châu Á. Nếu như chịu khó quan sát kỹ lưỡng hơn một chút, chúng ta sẽ nhận ra điều đó. Vì sao họ nói vậy? Khá đơn giản, họ suy nghĩ thế vì dạo gần đây Việt Nam và Trung Quốc đều có hứng thú đặc biệt với Lào. Không cần nói nhiều, tình hữu nghị Việt-Lào xưa nay ai cũng biết. Nhiều thế hệ sinh viên Lào đã du học tại Việt Nam. Ngay cả hệ thống nội các mới nhất của Lào (nhậm chức hồi tháng 04 năm 2016) với nhiều cán bộ từng được đào tạo tại Việt Nam. Còn với Trung Quốc, Lào là một địa danh nằm trong kế hoạch con đường tơ lụa mới (New Silk Road Project) nên Trung Quốc không thể bỏ qua cơ hội ve vãn Lào bằng tài vật. Số tiền không ít. Bảy tỷ Mỹ kim đưa cho Lào trong kế hoạch con đường tơ lụa lần này. Tham vọng bành trướng kinh tế của Trung Quốc quá lộ liễu. Chuyện ầm ỹ như thế mà bảo ảnh hưởng của Lào không to.

Người ít khi theo dõi chính sự cảm thấy lấn cấn với suy nghĩ: Lào có nền kinh tế khiêm tốn, ảnh hưởng chính trị nếu có cũng không nhiều, vậy chú Sam đến Lào làm gì? Có người nói: Tại Tổng thống Barack Obama rảnh. Sắp về vườn rồi. Đi du lịch Lào miễn phí không mất một đồng xu nào, dại dột gì mà không đi. Có ý kiến khác cho rằng vì nhiều quan chức quốc tế sẽ có mặt tại đây, cỗ to, không đi bỏ uổng, dù gì chú Sam cũng sẽ được chủ nhà dọn sẵn cho một mâm thịnh soạn nhất.

Không bàn tán nhiều, Tổng thống Barack Obama là vị tổng thống tại nhiệm đầu tiên của Mỹ đến thăm Lào – một nước Cộng sản còn sót lại bên cạnh bốn nước khác là Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, và Bắc Hàn; hẳn nhiên phải có lý do riêng. Tại sao đích thân Tổng thống Obama đi Lào? Trong khi đó nhiều ý kiến cho rằng chú Sam có thể chỉ cần cử một đại diện cấp cao của mình đến Lào. Chú Sam có thể cử ngoại trưởng hay Đại sứ của Mỹ tại Lào là được. Nhưng không. Đại diện cao nhất của chú Sam phải đến Lào một chuyến.

Tại sao ư? Tình hình Biển Đông mỗi lúc một thêm cuồn cuộn sóng. Trung Quốc dạo gần đây càng lúc càng ồn ào với những ý đồ bành trướng lộ liễu. Việt Nam cũng cho thấy mình không dễ dàng chùn bước; liên tục có những bày tỏ thái độ sẵn sàng đáp trả nếu rơi vào cảnh con giun xéo lắm cũng oằn. Còn Lào lại chẳng đưa ra bất cứ thái độ chủ kiến nào. Không phải vì Lào không có lấy một cen-ti-mét bờ biển nào nên không quan tâm gì đến chuyện “lưỡi bò”, mà vì Lào không muốn mình rơi vào cảnh được lòng bên nọ, mất lòng bên kia. Chính vì thế Tổng thống Obama phải đến Lào để động viên Vientiane hãy mạnh dạn lên với Trung Quốc.

Quan sát từ xa, các chính khách nhận thấy Lào đang có vẻ thân với Việt Nam hơn. Lãnh đạo cũ vừa rời khỏi sân khấu chính trị Lào bao gồm nhiều nhân vật thân Trung Quốc. Nay hệ thống lãnh đạo mới của Lào (rất đông từng được đào tạo tại Việt Nam) lên nắm quyền. Đây là bằng chứng rõ nét nhất. Trong khi đó tiền đầu tư của Trung Quốc đang đổ rất nhiều vô Lào. Vì thế ít nhiều gì Lào cũng đã rơi vào cảnh há miệng mắc quai. Rõ ràng Lào đang “bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước”. Việt Nam hay Trung Quốc đây? Chính vì Lào đang nằm trong tình cảnh lưỡng lự ấy mà chú Sam phải cất công đi Lào một chuyến để trấn an. Tự nhiên Lào rơi vào cảnh phải cần đến một lá chắn mới dám ra mặt công khai với mọi người.

Dân số Lào không nhiều. Vỏn vẹn có 7 triệu. Nếu lấy tỷ lệ, Trung Quốc với hơn 1,357 triệu người (2013) thì nội con số lẻ của Trung Quốc cũng đã đủ đè bẹp dân Lào. Thế mà Trung Quốc không từ bỏ cơ hội để ve vãn Lào. Đã thế dân Lào lại nghèo. Lương trung bình đầu người trên năm chưa đầy ba ngàn Mỹ kim ($2.700). Bõ bèn gì. Nhưng không vì thế mà Trung Quốc buông tha cho Lào. Dẫu sao Lào cũng là một quốc gia. Cùng Đảng Cộng sản. Trên trường quốc tế, nếu Lào phản đối Trung Quốc, nhất là về vấn đề Biển Đông thì chẳng phải lại đem đến cho Trung Quốc một nỗi phiền không nên có nữa hay sao?

Đến bé như Cambodia mà Trung Quốc cũng chẳng thờ ơ. Giới quan sát cho biết hiện nay Cambodia là một vệ tinh của Trung Quốc. Điều này cho thấy Trung Quốc không thể từ bỏ ý đồ bành trướng (được ngụy trang một cách rất tài tình) qua những hệ thống đầu tư kinh tế tài chánh và hạ tầng cơ sở khắp nơi. Đến Châu Phi và Đông Âu mà Trung Quốc còn chen chân vào, nói gì đến Lào và Cambodia vốn chỉ cách nhau có một vài múi giờ.

Có người đoán: Lãnh đạo mới của Lào nhậm chức hồi tháng 04 năm nay đang chờ một tín hiệu xem có nên thân Tây Phương hay không? Điều này đồng nghĩa với việc Lào sẽ đứng xích gần hơn với Việt Nam. Năm rồi chú Sam đã đến thăm Việt Nam. Mục đích chuyến đi rõ mồn một. Nay chú Sam lại thân chinh đến thăm Lào, điều này gần như một thái độ rất rõ rệt: Lào ơi, hãy có niềm tin với chúng tôi!

Giới quan sát hy vọng Vientiane sẽ có thêm tự tin để xích gần với Hà Nội và Washington hơn. Sự hiện diện của Tổng thống Barack Obama trở thành thứ xúc tác hóa học thúc đẩy Lào có thêm những biểu hiện thân Tây Phương diễn ra nhanh hơn. Yếu tố thời gian-tính luôn có những ảnh hưởng quan trọng nhất định. Trong lúc giới lãnh đạo Lào vẫn còn mới mẻ (nhậm chức mới được hơn 4 tháng), chú Sam phải nhân cơ hội này để tạo thêm ảnh hưởng. Chơi cây kiểng, uốn cành thì phải chọn cành non, còn dẻo cho dễ nắn. Cực chẳng đã mới phải uốn cành già rất khó, vì vừa giòn, vừa cứng.

Dân Lào thật thà. Điều này ai cũng rõ. Có lẽ vì thật thà nên dân Lào dễ quên đi chuyện Mỹ từng thả bom xuống Lào hồi Chiến tranh Việt Nam xảy ra. Khoảng 20 triệu tấn bom đã thả xuống Lào. Nhắc lại, Lào từng là căn cứ của Bắc Việt trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Hiện tại, ước tính vẫn còn 30% số bom thả xuống Lào chưa nổ. Nhiều trái bom thui vẫn còn đó. Đây thực sự là một khó khăn cho cả Lào và Mỹ. Nhưng với đại cuộc, đến Việt Nam là đàn anh còn xóa-bỏ-hận-thù với Mỹ, Lào là thân phận đàn em quả nhiên không nên bướng bỉnh. Dĩ hòa vi quý. Chất độc màu da cam. Thương tật. Tàn phá… Phải quên thôi. Thời gian trôi đi. Không nhanh lắm, nhưng đủ để Lào nhận ra đâu là bạn, đâu là thù trong bối cảnh chính trị quân sự hiện nay trong khu vực.

Vả lại trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa: Nhà máy có thể mọc nhanh như nấm, hay biến mất chỉ qua đêm. Lào với số dân còn trẻ, một thị trường lao động hấp dẫn, một thị trường tiêu thụ hẳn hoi nếu thu nhập được kích thích. Hơn nữa từ Lào đi qua Thái Lan, Cambodia, rồi Nepal, Miến điện, Ấn Độ không xa. Vị trí của Lào vì thế trở thành quan trọng (chỉ thua Việt Nam với địa thế của một bán đảo tuyệt vời), đặc biệt (giả sử như) vành đai TPP của Tổng thống Obama được hình thành vững chắc.

Lào từng là một phần của Đông Dương. Lào từng là thuộc địa của Pháp. Những kiến trúc ảnh hưởng của Pháp quốc vẫn còn hiện diện nơi đây. Lào – Xứ sở của những ngôi chùa Phật giáo uy nghiêm đồ sộ. Lào – những con người hiền hòa bản chất trung thực như màu xanh muôn thuở của núi rừng. Lào – Cơm nếp dẻo, món trứng nướng, gỏi đu đủ… Chuyến đi này của Tổng thống Barack Obama sẽ ít nhiều thay đổi. Còn với dân Mỹ, liệu có chút ảnh hưởng nào đó hay không? Nhất định rồi. Có điều mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp sẽ phụ thuộc vào cách nhìn: Không bổ bề dọc, cũng bổ bề ngang vậy.

Nguyễn Thơ Sinh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.