logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/09/2016 lúc 11:34:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hình ảnh cắp sách tới trường là đẹp vô ngần, trong trí nhớ chúng ta. Rời tay mẹ, bước tới trường, ngồi nghe cô giáo dạy, từng chữ ghi vào trí nhớ… Hôm nay chữ a, ngày mai chữ b… Nhưng bây giờ đã không còn như xưa.

Thời đi học được kể từ nhiều thập niên trước, qua lời của nhà văn Thanh Tịnh:

“Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đương có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học…”…

Bây giờ, tới trường có khi lại kinh hoàng.

Một bản tin VTC News kể về tình hình nhiều học sinh đã lập nhóm kín trên Facebook để phản đối việc học phụ đạo tại trường vì không đảm bảo chất lượng.

Bản tin nói, học sinh trường Trường THPT Cao Bá Quát (Đắk Lắk) bất mãn về việc học phụ đạo nên đã đứng trước trường để phản đối, đồng thời lập nhóm kín trong Facebook bày tỏ bức xúc về vấn đề ép học phụ đạo của nhà trường.

Kể với VTC News, một học sinh tại trường THPT Cao Bá Quát thông tin; "Ngoài giờ học chính khoá thì mỗi tuần, chúng em phải học tăng tiết ba buổi, với số tiền 6.000 đồng/tiết".

“Lớp em có trên 30 học sinh, nên bạn nào cũng phải đi học và việc thu 6.000 đồng/tiết là quá cao. Nhưng chất lượng trong buổi học không được tốt cho lắm, vì học sinh đông, em không tiếp thu được...”, một học sinh bày tỏ.

Ngay sau đó, một nhóm học sinh đã lập trang Facebook kín có hơn 600 người tham gia để “Phản đối sự ép buộc học phụ đạo THPT Cao Bá Quát – BMT”.

Nhưng lại đúng quy trình?

Bản tin ghi lời thầy Lê Văn Kiệt - Hiệu trưởng Trường THPT Cao Bá Quát cho biết, việc nhà trường dạy thêm cho học sinh tại cơ sở đã được Sở GD&ĐT cấp phép: “Việc các học sinh học thêm tại trường đã có sự đồng thuận của phụ huynh, học sinh và Ban giám hiệu, Ban lãnh đạo nhà trường mới làm hồ sơ xin Sở cấp phép."

Đó là chuyện vùng cao… Chuyện Sài Gòn cũng mệt mỏi.

Báo Dân Trí nêuc âu hỏi: “Học thế nào mà trẻ oán ghét thầy cô, bố mẹ?”

Vấn đề là, theo báo Dân Trí ghi lại, ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, nhận định: “Chúng ta đang dạy học thế nào mà bây giờ học sinh quay lại oán ghét thầy cô, oán ghét cha mẹ vì bắt các em học? Đây là một mối nguy rất lớn có thể bào mòn tinh thần hiếu học của người Việt”.

TPSG là nơi có mạng lưới trung tâm ngoại ngữ, tin học và bồi dưỡng văn hóa ngoài giờ lớn nhất nước. Đến thời điểm này, theo báo cáo của Sở GD-ĐT thành phố có đến 620 trung tâm ngoại ngữ, tin học với gần 490.000 lượt người đang theo học. Chưa kể đến 41 điểm dạy học thêm bên ngoài nhà trường.

Thành phố SG có khoảng 100.000 học sinh tiểu học có học thêm văn hóa ngoài giờ (chiếm 20%), có khoảng 190.000 học sinh trung học đang học thêm tại các cơ sở dạy thêm trong nhà trường và 30.000 học sinh tham gia học tại các cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường.

Chưa hết, bản tin Dân Trí viết, rằng trong thời gian qua, Sở đã cấp phép cho 82 đơn vị trường THPT, trung tâm GDTX dạy thêm trong nhà trường với 80.000 học sinh. UBND các quận, huyện cũng cấp phép cho 106 đơn vị THCS dạy thêm trong nhà trường với khoảng 110.000 học sinh theo học.

Trong khi đó, TS Hồ Thiệu Hùng, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TPSG, nhắc đến một khảo sát về chỉ số hài lòng ở giáo dục tiểu học thì có đến 52% phụ huynh cho rằng giáo viên có đối xử không công bằng với học trò không đi học thêm.

TS Hùng chỉ ra chúng ta có hình ảnh những học sinh hết học ở trường rồi lại đến trung tâm, ngồi trên xe ăn uống vội vàng. Các em chỉ quay cuồng với việc học đến nỗi mất đi tuổi thơ và dẫn đến hệ lụy xấu là các em ngại tự học và sợ học.

Đó là chưa kể, phải đóng tiền quá nhiều, nơi một số trường.

Như bản tin Zing/Pháp Luật TP, kể rằng một số phụ huynh có con học ở Trường THCS Lê Quý Đôn, quận 3 không khỏi băn khoăn trước thông báo thu nhiều khoản tiền đầu năm học.

Cụ thể, nhà trường yêu cầu phụ huynh đóng tiền để trang bị máy chiếu riêng cho 36 lớp (14 triệu đồng/lớp); tin nhắn điện thoại 120.000 đồng/năm/học sinh (HS); đóng tiền điện sử dụng máy lạnh là 25.000 đồng/tháng; quỹ phụ huynh trường 400.000 đồng/năm/HS; tiền thay sách giáo khoa tiếng Anh là 280.000 đồng/bộ…

Phải chăng chuyện gì cũng có giá? Nhà văn Thanh Tịnh trong bài viết về ngày khai trường đã quên nói chuyện tiền?
Cô Tư Sài Gòn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.052 giây.