logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 25/09/2016 lúc 07:03:55(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi nhận được tin nhắn của một em học sinh kể về chuyện phản đối việc học phụ đạo ở trường. Em nói: “Cô ơi tụi con quá mệt mỏi mà về nhà nói

chuyện với ba má không được. Má con nói, đi học thêm cho giỏi, ai cũng đi học thêm con không đi sao được. Đi học với bạn đi. Con quá mệt khi phải

học theo ý ba má. Tại sao tụi con phải khổ vậy cô ơi!”

Nhiều phụ huynh đang giết dần những giấc mơ tươi đẹp của con em mình bằng cách nhồi học. Không cần biết con thích gì, muốn gì hay nghĩ gì, cứ

đi học, ngồi ở bàn học và cầm sách khi ở nhà là được. Cứ như vậy lâu dần, chúng ta – những phụ huynh nuối tiếc với giấc mơ lớn còn dang dở với

cuộc đời mình đã dồn con em vào chỗ sống đối phó, né tránh đối diện với vấn đề và ngại ngần nói lên điều mình thích.

Học hành nên là niềm vui và sự tự nguyện – tôi nghĩ là như vậy.

Khi không còn ham thích và say mê thì việc học trở thành gánh nặng và con em chúng ta trở nên thụ động.

Nhiều người làm cha mẹ phó mặc con cái cho thầy cô, trường học với nhiều lý do khác nhau. Người thì bận kiếm tiền, người lại ngại mình thiếu kiến

thức… Cứ như thế lâu dần, chúng ta cam chịu, chúng ta chấp nhận việc đem con cái mình ra làm chuột bạch cho đủ loại mô hình giáo dục. “Phản đối

sẽ không được gì, nói sẽ chẳng ai nghe. Ai cũng vậy mình sao khác được…” – Đó là những lý do được đem ra bào chữa cho việc phụ huynh im lặng

trước gánh nặng học hành của con em mình.

Tôi không biết có bao nhiêu phụ huynh hiểu rằng chúng ta – những người làm cha mẹ - chính là điểm tựa của con cái mình. Ở trường, ở lớp, dẫu có

đối diện với khó khăn nào, con cái chúng ta cũng sẽ cảm thấy không cô đơn nếu chúng ta là người chia sẻ với chúng. Có nhiều trường hợp, các em

học sinh đã tự thu mình lại, tự bảo vệ mình trong cô độc bằng sự im lặng bởi không thể chia sẻ với phụ huynh. Nhiều bậc cha mẹ còn giao con em

mình cho thầy cô đánh đập, mắng nhiếc vì có mắng mới sợ mà học hành. Nhiều em học sinh còn không biết kỹ năng tự bảo vệ bản thân mình, bởi

chúng cô độc và trở nên yếu thế trước những kỳ vọng và những ước mơ của người lớn.

Con cái chúng ta được sinh ra, không phải là những cỗ máy chờ lập trình càng không phải là những người thế thân để thực hiện những ước mơ dang

dở của những bậc làm cha mẹ. Vì vậy, nếu yêu con, muốn con sống hạnh phúc, hãy đồng hành cùng con như những người bạn đường.

Khi chúng ta – những người là cha mẹ đưa ra một quyết định đúng, cuộc đời của con cái chúng ta sẽ thay đổi. Vì thế - đừng bảo con hãy sống thế

nào, hãy để con sống đúng cuộc đời con muốn, bởi mỗi cá nhân là một cá thể riêng biệt và duy nhất.

Đừng để con cái chúng ta đơn độc và tự thu mình với cuộc sống khi chúng con non nớt. Muốn thấy thay đổi từ tương lai, chính chúng ta phải thay đổi

từ hôm nay.

Một quyết định đúng của cha mẹ đôi khi sẽ thay đổi hẳn cuộc đời đứa trẻ. Đừng chỉ tay năm ngón, bảo nó sống thế nào. Hãy bảo vệ con khi chúng

còn non nớt, cho đôi cánh khi con cần, chúng nó sẽ bay và hãy để con mình được ước mơ, sống cuộc đời của nó và chỉ của nó mà thôi.

27/9/2016

Mẹ Nấm
song  
#2 Đã gửi : 27/09/2016 lúc 09:28:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Làm bạn với con bằng cách nào?

Nhiều phụ huynh thắc mắc với tôi chuyện đồng hành cùng con. Làm thế nào thay đổi chuyện áp lực học hành khi cả xã hội ai cũng vậy? Làm sao giảm nhẹ áp lực cho con khi nhìn quanh mọi người đều lựa chọn như nhau. Câu trả lời chỉ có một: chính chúng ta – những người làm cha mẹ phải thay đổi.

Tôi đọc hàng trăm lời bình luận và chia sẻ của bạn bè về việc con cái học hành quá vất vả, phải dậy quá sớm và ngủ gục ở bàn học…Và kết quả cuối cùng vẫn là “biết làm sao được, con không theo kịp bạn bè thì lớp mất thi đua, thầy cô trách mắng, thôi thì thương con mà động viên con vậy…”

Tôi nghĩ, con cái chúng ta từ nhỏ xíu phải gò lưng ngồi viết những chữ hoa, chữ móc rất ngoằn ngoèo, rồi chả để làm gì hết... Ra đời có mấy người viết kiểu xiên xiên móc móc như vẽ rồng vẽ phượng đó đâu. Vì vậy, cách tốt nhất là con viết được bao nhiêu cứ viết, viết xấu cũng được. Nhiều cha mẹ hò hét hối con gò lưng viết cho đã (trong khi người lớn có viết được kiểu đó đúng ô ly đâu). Rồi cô giáo phê bình là lật đật mắng nhiếc con, hối hả thúc giục...

Trời ơi, kệ đi, cứ thẳng thắn nói với thầy cô giáo cháu nhà mình khả năng chỉ có vậy. Nên đề nghị với thầy cô hợp tác với gia đình làm sao để mỗi ngày đến trường của con là một ngày vui đúng nghĩa. Thẳng thắn và đề nghị ở đây không phải là đem con gửi tới nhà cô phụ đạo hay ép con học thêm nha. Sẽ phản tác dụng nếu dồn ép con những chuyện như vậy.

Bài vở về nhà nếu thấy nhiều quá cha mẹ có thể ý kiến với thầy cô hoặc đến trường tìm hiểu nguyên nhân. Đừng bỏ mặc con cái tự xử lý gánh nặng đầu đời của chúng.

Bên cạnh đó, việc khuyến khích con cái tham gia các hoạt động thể chất, tìm hiểu khám phá không gian ngoài trời là những việc nên làm. Con cái chúng ta thụ động cũng vì chúng ta cắm mặt vào điện thoại hàng giờ. Đi bộ, đi bơi, chơi thể thao để thân thể khoẻ mạnh là một trong những lý do có thể rèn giũa thói quen tối, tập tính kỷ luật, rèn luyện tinh thần ngay cả trong khi chơi.

Đọc sách là một hoạt động cần kiến tạo và rèn luyện thành thói quen cho các con. Việc đọc sách khuyến khích trẻ phát triển tinh thần và khả năng tư duy, phản biện rất tốt. Đây là hình thức luyện tập trí não hàng ngày nên được duy trì. Muốn tập được thói quen này, chính chúng ta, những người làm cha mẹ phải tìm hiểu, tra cứu những đầu sách tốt và đọc cùng con để tập thảo luận, chia sẻ cùng nhau.

Trẻ con không chỉ cần ăn ngon, mặc đẹp, chúng còn cần được nuôi dưỡng tinh thần, xây dựng ước mơ và rèn luyện sức khỏe và trí tuệ nữa.

Đừng than vãn, đừng kể tội ngành giáo dục thay con cái mà không làm gì.

Cha mẹ có thay đổi, dám nghĩ khác, làm khác thì tương lai con cái mới thay đổi.

Không phải chúng ta đã chịu đựng quá lâu rồi sao? Đừng để con cái chúng ta cũng có cùng câu hỏi với chúng ta về quá khứ, về sự cam chịu.

27/9/2016

Mẹ Nấm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.052 giây.