logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/09/2016 lúc 08:23:27(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nếu bạn đọc nào trên tuổi 60, học bài tập đọc Tả cảnh sinh hoạt gia đình buổi tối nhà em thì thường nhớ câu: “Anh em tôi ngồi học bài, mẹ tôi ngồi

may vá và ba tôi ngồi đọc báo”. Bỗng dưng tôi nhớ lại hình ảnh mỗi buổi chiều ba tôi đi làm từ sở về thường mang theo tờ báo mới mua để tối, sau

khi cơm nước xong, nằm đọc để biết tình hình thời sự.
Thú đọc báo buổi chiều
Trong quá trình tìm hiểu tôi có đọc được đoạn sau đây từ Báo Phổ thông số ra ngày 1.8.1961: “Tối nay cơm xong, thầy nằm ghế xích đu đọc báo…”.

Và trong Báo Bách khoa số ra ngày 1.3.1962 trong tác phẩm Thư nhà, nhà văn Võ Phiến viết: “Mới ba bốn giờ chiều đã có tiếng rao báo sớm chạy

trên các đại lộ, trung tâm đô thành. Rồi thì tiếng rao ấy lan dần mau chóng ra tới các khu phố. Vậy là cho đến 8, 9 giờ tối người bán báo len lỏi vào

các xóm lao động ngoại ô la lớn bất ngờ, tiếng nghe ấy vẫn cứ hấp dẫn cho tới khuya, khi ta đang ngồi trước một tô mì, tô phở trong tiệm, người

bán báo loáng thoáng rảo qua một vòng khắp các bàn ăn chìa ra xấp báo, ta vẫn thấy tò mò kích thích, tưởng còn có hy vọng tìm thấy trong ấy một

tin tức gì mới khác thêm nữa…”.
Còn nhà thơ Thái Ngọc San đã viết trong Tạp chí Ý thức ra tháng 4.1971:
“Cái khung cảnh gây cho tôi nhiều hứng khởi nhất những ngày ở Sài Gòn, là vào những buổi chiều khi xuống bến xe lam nhằm vào lúc những tờ báo

mới ra đời. Đấy là hình ảnh những anh công nhân kê vai vác từng kiện báo lớn, những người đàn bà, những chị thanh nữ thoăn thoắt xếp gấp vội

vàng bên vỉa hè, những đứa bé lăng xăng chạy lui chạy tới gọi báo mới, báo mới. Chen lẫn trong rừng ngựa xe người ngợm mắc cửi, nếp sinh hoạt

nầy mỗi chiều được nhóm lên một lần, hoạt náo như một khu chợ”.
Một mẩu quảng cáo cho tờ nhật báo sắp ra còn làm rõ hơn: “Bạn đọc chú ý. Muốn biết thời sự nóng hôi hổi hãy mua Báo Sóng Thần. Nhật báo Sóng

Thần sẽ có mặt trên các sạp báo lúc 3 giờ chiều ngày…”.
Tôi tự đặt câu hỏi và cũng tự trả lời: trừ các tạp chí và tuần báo, tại sao các nhựt trình, hay nhựt (nhật) báo trước kia lại ra buổi chiều. Đơn giản vì

người đọc biết ngay tất cả tin tức, sự kiện nóng xảy ra trong ngày. Thí dụ, sáng ngày 1 có tin giá xăng lên thì người dân đã biết ngay chứ không phải

đợi đến sáng ngày 2 mới được biết. (Chỉ trừ những sự kiện như hỏa hoạn, đụng xe xảy ra đột xuất vào buổi chiều thì các báo đều bó tay). Thoạt đầu

nhiều báo ra lúc 17 giờ, sau đó vì cạnh tranh có báo ra lúc 16 giờ rồi 15 giờ. Thậm chí có tờ nhựt trình mới ra đời thường cạnh tranh ra sớm hơn

nữa, khoảng 12 đến 13 giờ đã có báo để lấy độc giả (vì số lượng in không nhiều).
Nhà báo làm việc từ 5 giờ sáng
Để có tờ báo ra buổi chiều thì giờ lên khuôn của các tờ báo lúc ấy thường vào buổi sáng. Đi ngược dòng thời gian, vào khoảng năm 1934, theo bài

viết của Tế Xuyên thì tờ Ngọ Báo lên khuôn vào buổi trưa. “Một hôm vào buổi trưa, Ngọ Báo sắp lên khuôn thì có người cho tin sốt dẻo…”. Ông

Châu Lang, chủ bút Báo Sài Gòn Mai trả lời Báo Văn Đàn (Sài Gòn): “Chúng tôi làm việc từ 5 giờ sáng và 9 giờ báo đã lên khuôn chờ cho máy chạy.

Công việc tòa soạn xong khoảng 8 giờ, chúng tôi tản mát đi mỗi người một ngả rồi chừng 10 giờ mới trở lại làm việc tiếp, lo bài vở cho số báo sau”.
Để có được tờ báo ra buổi chiều và sau đó cố gắng ra báo trước hoặc sau 12 giờ trưa hằng ngày thì thời đó, các ký giả “chân chạy” (săn tin) và

“chân nằm” (các biên tập viên) đều làm việc từ lúc sáng sớm. Các phóng viên chạy tin thì đeo bám tin thời sự ở nghị trường hay các cơ quan, ty

cảnh sát rồi về viết bài trong buổi sáng. Còn các biên tập viên thì trong buổi sáng phải “dựng” cho xong các trang nằm như trang tiểu thuyết dài kỳ,

kịch trường, điện ảnh… là những trang không đòi hỏi tính thời sự.
Nhà văn Bình Nguyên Lộc cho biết trong một hồi ký rằng mỗi ngày 5 giờ sáng đã đi đến tòa soạn. Bài học vào nghề đầu tiên của ký giả, theo hồi ký

của nhà báo Lê Thiệp khi nhận việc tại một tòa soạn: “Chúng tôi làm việc sớm, 5 giờ sáng đã bắt đầu rồi. Vì thế tôi trước hết là phải dậy sớm đến

tòa soạn cỡ chưa đến 5 giờ sáng”.
Nhìn lại, bây giờ ta có thói quen đọc báo buổi sáng ngày 2 để biết tin tức ngày 1 chỉ vì một thời gian trước đây chúng ta không có nhật báo mà chỉ có

tuần báo. Lúc ấy, chỉ có một số nhật báo nhưng những tờ báo này cũng chẳng cần phải cạnh tranh vì mỗi báo có nhiệm vụ riêng, đối tượng của mình.

Dần dần, theo thời gian các tờ tuần báo tiến lên nhật báo và báo phát vào buổi sáng vẫn tiếp tục duy trì và người đọc lại vào nếp quen đọc báo vào

buổi sáng.
Nhà văn Lê Văn Nghĩa

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.050 giây.