logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/10/2016 lúc 11:02:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
THƯA QUÝ BẠN, trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du có câu: “Trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng…”. Bể dâu hay dâu bể là những chữ lấy trong tiếng Hán Việt “thương hải tang điền” hoặc “tang điền thương hải”, nguyên ngữ là “Tang điền hốt biến vi thương hải” – “Ruộng dâu bỗng chốc hóa thành biển xanh” – ý nói những sự kiện lớn xảy ra đột ngột mà người ta không ngăn cản được. Ví dụ biến cố năm 1975 cũng có thể gọi là một cuộc bể dâu hay một trò dâu bể.
“Trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng…”, vậy thì “những điều trông thấy” là những chuyện gì mà khiến người ta đau lòng? – Nhiều lắm, không thể kể xiết được. Sau đây Đoàn Dự tôi xin kể hầu quý bạn một vài chuyện trong muôn ngàn chuyện “đau lòng” đã và đang làm dư luận trong nước xót xa, có lẽ báo chí bên ấy đã loan tin, quý bạn đã biết nhưng Đoàn Dự tôi xin trình bầy thật chi tiết để quý bạn hiểu rõ. Lỗi đó tại ai? Tại những kẻ tham quan ô lại, chúng nó vơ vét bằng cách này hay cách khác, bao nhiêu cũng không cho là đủ, khiến đồng bào nghèo – nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở mạn thượng du – đến chết còn phải bó chiếu, gia đình không có tiền thuê xe chở từ bệnh viện về nhà, phải cột phía sau chở bằng xe máy. Ngoài ra, ở một số nơi như tại huyện Quốc Oai chẳng hạn, chỉ cách trung tâm Hà Nội có 20 km, tay bác sĩ lang băm trưởng khoa sản và chị ả nữ hộ sinh phụ tá, đã kém cỏi thì chớ lại còn ẩu tả, lười biếng, đỡ xong là lo về nhà, bỏ mặc cho con người ta chết. Người ta đem thi thể bé lên đặt trên bàn giám đốc bệnh viện để phản đối. Bác sĩ lang băm nói: “Tôi sai sót. Tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm”. Nhưng rồi phủ bênh phủ, huyện bênh huyện, cuối cùng là “rút kinh nghiệm” vậy thôi.
Bây giờ xin mời quý bạn xem xét.
Lại thêm một vụ chở thi hài người chết bằng xe máy ở Sơn La
Sau chuyện anh chở xác em gái bằng xe máy ở Sơn La khiến công luận xót xa, chiều ngày 16/9/2016, chị Điêu Hải Quý (quê ở Sơn La), người đã đăng tải trên Facebook hình ảnh thứ nhất là ba người con lo cột thi hài bố đã cuốn chiếu lên phía sau chiếc xe gắn máy trước sân bệnh viện; hình ảnh thứ hai là người con trai lớn chở thi hài bố bằng chiếc xe gắn máy cũ đó trên đường về nhà để mai táng. Chị Quý viết trên Facebook: “Tôi là bệnh nhân đang điều trị tại tầng 2, khoa Phổi của Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Sơn La. Ngày 8/9, tôi đang đứng trên tầng 2 thì chứng kiến cảnh tượng đầy xót xa này nên dùng điện thoại di động chụp lại”.
UserPostedImage
“Sau đó tôi tìm hiểu thì được biết, bệnh nhân trên là ông Lường Văn Sương (57 tuổi, người xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La). Gia đình ông Sương hỏi giá taxi đưa thi thể ông về quê, họ đòi 5 triệu đồng. Do không có tiền nên người thân đã lấy dây thừng, chăn và chiếu, cuốn thi thể đặt lên xe máy chở về quê, hai chân ông Sương cũng lòi ra ngoài”. 
“Tôi không nghĩ rằng thời đại này còn có những người khó khăn đến vậy, tôi muốn đăng lên mạng xã hội để cộng đồng chung tay và có cách nào giúp họ”.
 
H.3: Ba người con lo cột thi hài bố vào xe máy.
 
Ngay chiều ngày 16/9, ông Lương Văn Tuận, giám đốc Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Sơn La xác nhận: “Ca bệnh hôm đó tôi ngồi làm việc trên văn phòng, anh em báo cáo có bệnh nhân bệnh nặng, tôi trực tiếp xuống chỉ đạo cấp cứu. Các bác sĩ đã làm những gì hết sức có thể nhưng bệnh nhân không qua khỏi”. 
Ông nói tiếp: “Bệnh viện đã giải quyết tất cả mọi chế độ về hộ nghèo, chúng tôi cũng đã quyên góp được 1 triệu đồng, vận động họ đưa bệnh nhân về bằng ô tô. Nhưng không hiểu do phong tục hay do thầy cúng, họ bảo họ phải làm như vậy, bệnh viện đưa tiền thì cám ơn, những việc còn lại chúng tôi tự lo. Ban đầu họ còn bảo rằng theo thủ tục là phải cõng nữa cơ…”, ông Tuận thông tin thêm.
Trước đó, ngày 15/9 đã xảy ra trường hợp thi thể chị Lò Thị Phanh (40 tuổi, dân tộc Thái, ngụ tại xã Mường Sại, Quỳnh Nhai, Sơn La) được anh trai cuốn chiếu, đặt lên xe máy, chở từ bệnh viện về nhà mai táng, vì gia đình quá nghèo không có tiền thuê ô tô.
Ông Tuận cho biết, từ trước đến nay ở bệnh viện chưa xảy ra trường hợp nào ngoài hai trường hợp nói trên.
Sơn La và Hà Giang là hai tỉnh nghèo nhất Việt Nam. Nhưng tháng 7 năm ngoái, 2015, Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La đã công bố dự án xây dựng tượng đài “Bác Hồ kính yêu với dân tộc thiểu số Tây Bắc” trị giá 1400 tỷ đồng (khoảng 70 triệu đôla Mỹ.- ĐD) ấy là chưa kể các hạng mục khác. Bị dân chúng phản đối kịch liệt, ông Nguyễn Quốc Khánh, phó chủ tịch UBND tỉnh Sơn La và ông Cầm Ngọc Minh, chủ tịch UBND tỉnh Sơn La tuyên bố: “Nếu không xây dựng tượng đài Bác Hồ kính yêu, đó là thiệt thòi lớn cho dân chúng Sơn La nói riêng và cho dân chúng vùng Tây Bắc nói chung”.
Ôi chao, 1400 tỷ, bỏ túi ít nhất cũng được 400 tỷ, tức cỡ 20 triệu đôla, ngon quá, nếu không xây dựng tượng đài “Bác Hồ kính yêu” thì ai “thiệt thòi lớn” đây?
Đặt thi thể hài nhi lên bàn giám đốc bệnh viện
Bác sĩ và nhân viên khoa Sản tắc trách?
Sự việc xảy ra vào tối ngày 7/9. Phía gia đình cho rằng bác sĩ và nhân viên khoa Sản của bệnh viện Đa khoa Quốc Oai tắc trách, dẫn đến cái chết oan uổng cho con trai của sản phụ Ngô Thị Kim Cương (31 tuổi, ở Quốc Oai).
UserPostedImage

Bệnh viện Đa khoa Quốc Oai, Hà Nội
 
Sáng 5/9, chị Cương bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ, được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa Quốc Oai chờ sinh.
Do ca sinh khó, trực tiếp Bác sĩ Cường, trưởng khoa Sản đã đỡ đẻ, bé trai sinh ra nặng 3,8kg vào trưa cùng ngày. Sau khi chào đời một lúc lâu bé trai mới khóc được, da dẻ tím tái, không có phản xạ bú.
Cha của bệnh nhi xấu số nói: “Tôi lo quá, chạy đi nhờ các bác sĩ kiểm tra lại nhưng người thì đi ngủ, người không có ở khoa, chỉ có vài sinh viên thực tập nên không giải quyết gì được “.
Thấy tình trạng bé mỗi lúc một nặng, gia đình xin chuyển viện nhưng bệnh viện không đồng ý. Đến gần 11 giờ đêm cùng ngày, khi thấy quá nguy cấp, bệnh viện mới cử hai nhân viên y tế theo xe chuyển bé lên bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội cấp cứu.
Tại đây, dù được tích cực cứu chữa nhưng cháu bé đã tử vong vào trưa ngày 7/9.
Tối cùng ngày, gia đình đem thi thể cháu bé lên đặt trên bàn giám đốc bệnh viện Đa khoa Quốc Oai Đỗ Văn Vy cùng sự chứng kiến của nhiều nhân viên y tế và lực lượng công an, yêu cầu bệnh viện làm rõ.
UserPostedImage
Gia đình sản phụ đặt thi hài cháu bé (có dấu X, đã che mờ) lên bàn giám đốc. Người ngồi (có dấu Y) là giám đốc bệnh viện.
 
Tại buổi làm việc, nữ điều dưỡng và Bác sĩ Cường đã nhận sai sót. Nữ điều dưỡng này thừa nhận phía bệnh viện Nhi Trung ương có nhờ ở lại hỗ trợ nhưng chị đã đi về, không báo lại cho người nhà, còn Bác sĩ Cường cho biết sẽ chấp nhận mọi hình thức kỷ luật của bệnh viện và của pháp luật nếu có.
Ngay sau đó, gia đình đã đưa thi thể cháu bé về chôn cất và cho biết sẽ đợi câu trả lời chính thức từ phía bệnh viện.
Giám đốc Bệnh viện Quốc Oai báo cáo
Chiều tối 7/9, ông Đỗ Văn Vy- Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc Oai đã báo cáo với Sở Y tế Hà Nội về trường hợp bệnh nhi tử vong khiến người nhà đau xót đem thi thể bé đặt lên bàn tiếp khách trong phòng làm việc của ông.
Ông Vy cho biết, sản phụ Ngô Thị Kim Cương, 31 tuổi, ở xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai ngoại thành Hà Nội, nhập viện lúc 7 giờ 45 sáng ngày 5/9, sinh con thứ 4 khi thai được 10 tháng và 1 tuần tuổi.
Đên 12 giờ 30 trưa cùng ngày, chị Kim Cương sinh thường một bé trai nặng 3,8 kg, đặt tên là Nguyễn Ngọc Em. Bé được tiêm 1 ống viphaton 10mg và theo dõi sau sinh trong vòng 6 giờ.
Đến 18 giờ, khi khám lại, bé vẫn tỉnh táo, khóc to, da hồng hào, bú được, nhiệt độ 36,8oC, nhịp tim đều, phổi bình thường, bụng mềm, không trướng, đã đại và tiểu tiện tốt.
Tuy nhiên, 7 tiếng đồng hồ sau, bé bắt đầu bú kém, da tái, khóc rên, môi nhợt nhưng nhịp tim vẫn đều, phổi rì rào trong phế nang. Cháu được xử trí cấp cứu, hút đờm nhớt, thở oxy. Do được tiên lượng là nặng nên bé được chuyển lên Bệnh viện Xanh Pôn (Saint Paul) bằng xe cứu thương của bệnh viện với một nữ hộ sinh và một điều dưỡng khoa Nhi đi hộ tống.
Trên đường đi, cháu đã được bóp bóng để thở oxy hỗ trợ, nhưng tình trạng suy hô hấp của cháu có phần nặng hơn nên hai nhân viên hộ tống quyết định đưa cháu vào Bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội cấp cứu.
Đầu giờ chiều ngày 7/9, bệnh nhi tử vong, được gia đình đưa thẳng về Bệnh viện Đa khoa Quốc Oai, đặt thi thể cháu bé lên bàn giám đốc, yêu cầu trả lời nguyên nhân tử vong của cháu và đề nghị gặp kíp trực ngày hôm đó để chất vấn.
Phía bệnh viện cho rằng do cháu tử vong tại bệnh viện Nhi Trung ương nên để tìm được nguyên nhân, phải giám định pháp y. Bệnh viện cũng yêu cầu đưa thi hài bé xuống nhà tang lễ và giải quyết theo đúng trình tự của pháp luật nhưng gia đình không đồng ý, tiếp tục gây sức ép, chất vấn bác sĩ trực và nữ hộ sinh, gây căng thẳng cho lãnh đạo và nhân viên.
Sau khoảng 4 giờ đồng hồ đối chất, tối cùng ngày gia đình đã đưa thi hài cháu về mai táng. Trước khi về, có ký biên bản xin không mổ tử thi.
Chiều 09/09, bệnh viện đã họp hội đồng chuyên môn và đi đến kết luận rằng đây là ca bệnh lý khó chẩn đoán, diễn biến khó lường. Lý do chuyển viện là do trẻ bị suy hô hấp chưa rõ nguyên nhân.
Bệnh viện thừa nhận trình độ chuyên môn của bác sĩ và nữ hộ sinh còn kém; bệnh viện thiếu thiết bị xét nghiệm để chẩn đoán các bệnh về trẻ sơ sinh. Ngoài ra, quá trình bàn giao bệnh nhân cho bệnh viện Nhi Trung ương chưa được chặt chẽ về thủ tục hành chính.
Bệnh viện xin rút kinh nghiệm và sẽ theo dõi sát sao tình trạng trẻ sau khi sinh; tiên lượng về sức khỏe của trẻ sơ sinh tốt hơn; bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển (các trường hợp suy hô hấp cần được đặt nội khí quản trước khi vận chuyển – trường hợp trên bé được bóp bóng, thở oxy).
Bệnh viện đã nhận được đơn kiến nghị của gia đình và sẽ tiếp tục xử lý vụ việc theo quy định.
Kết luận: Huề cả làng!
Đoàn Dự
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.