logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/10/2016 lúc 09:06:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tôi có người bạn nhỏ tuổi độ hai mươi, sống trong nước ngày hôm nay, mà lại rất yêu mến nhạc tiền chiến. Cậu hay sưu tầm và tìm nghe những tình khúc nhẹ nhàng, êm ả, trong sáng của những tháng ngày xưa cũ. Tôi rất lấy làm ngạc nhiên khi thấy cậu khác hẳn bạn bè đồng trang lứa, những người trẻ chạy theo mốt nhạc thời trang của dòng nhạc lai Hàn, lai Tàu, pop hoặc rap thời đại. Cậu làm tôi nhớ đến một nhạc sĩ tôi quen đã lâu, người lớn lên vào thập niên 60 cũng rất yêu dòng nhạc tiền chiến. Đó là nhạc sĩ Thanh Trang với hai ca khúc nổi bật nhất của ông, “Duyên Thề” và “Tình khúc mùa đông”. Bài hát đầu tiên “Duyên Thề” ông sáng tác vào năm 20 tuổi với giai điệu dìu dặt, lãng đãng. http://www.nhaccuatui.co...ng-tuan.jqAfvwtrZQ.html. Có người bảo nghe như nhạc thánh ca. “Một vì sao sáng trong đêm lặng lẽ, nhạc buồn xa vắng, mênh mông trần thế, ánh mắt sáng ngời, lòng trời u tối không gian xa vời…”. Ca từ đẹp, chất chứa cảm xúc lao xao, nhớ nhung, tha thiết. Trong khi tiếng hát Anh Ngọc hay Tuấn Ngọc đã “Mắt đã một chiều thu hoen lệ sầu …ru hồn người đắm say” hay “ Anh lãng du đêm dài cùng khói mây” với ca khúc “Tình khúc mùa đông” của ông sáng tác vào năm 1968, thì cái nhan đề bài này bị người ta đổi thành “Tiếc thu”. (http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/tinh-khuc-mua-dong-thanh-trang-ngoc-ha.Lu87hiEnf3.html). Tình cờ nó trùng tên với bài “Tiếc thu” của Hoàng Dương. Sau đính chính mãi “Tình khúc mùa đông” mới được người ta ghi đúng như nhan đề nguyên thủy. Ông còn nhiều bài hát nổi tiếng khác được sáng tác trước và sau 1975.

Thập niên 1960, của miền Nam Vn là thời bắt đầu hưng thịnh của nhạc vàng. Thời của những dòng nhạc mới khai sinh với những ca khúc đầu tay của Lê Uyên Phương (Buồn đến bao giờ/1960), Từ Công Phụng (Bây giờ tháng mấy/1960), Ngô Thụy Miên (Chiều nay không có em/1963), Vũ Thành An( Tình Khúc Thứ Nhất/ 1965),Trịnh Công Sơn (Ca khúc TCS/1967). Chen lẫn vào đấy, dòng nhạc mang âm hưởng tiền chiến của Thanh Trang cũng buông hứng, khơi dòng và êm đềm chảy.

Ông tên thật là Nguyễn Thanh Trang. Sinh năm 1942 tại Thái Hà Ấp, Hà Nội. Tốt nghiệp Cao học Kinh Tế năm 1966. Du học tại Hoa Kỳ môn "Development Economics". Về nước năm 73 (sau khi trình luận án), dạy Luật và Kinh Tế tại trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt và Viện Đại Học Đà Lạt (Phân Khoa "Chính Trị Kinh Doanh"). Thời gian sinh viên, cộng tác với Nhật Báo "Tự Do" và một số nhật báo, tạp chí văn học khác như Người Việt, Viễn Đông, hoặc các Tạp chí Thế kỷ 21, Văn Học, Hợp Lưu…Cộng tác với đài VOA trong mục âm nhạc.


UserPostedImage
Nhạc sĩ Thanh Trang năm 1964.

Trịnh Thanh Thủy: Anh bắt đầu đến với âm nhạc như thế nào?

Nhạc sĩ Thanh Trang: Vốn đam mê âm nhạc, năm 14 tuổi tôi học guitar với nhạc sĩ Vĩnh Lợi. Đời thầy gian khổ lắm. Thầy có bài hát duy nhất, lời của Nguyễn Thành Vinh, đó là bài “Luyến quê”. Thưở ấy, tôi học trường Tây, nên hay mua sách nhạc Pháp về nghiên cứu thêm về nhạc lý và kỹ thuật sáng tác. Khi có đủ căn bản, tôi bắt đầu viết ca khúc đầu tay “Duyên Thề”. Xong, tôi tìm nhạc sĩ Phạm Duy xin thỉnh ý về bài hát mình vừa làm. Nghe xong nhạc sĩ Phạm Duy nói: “Đây là Hà Nội của mình đây!”. Ông thêm “Các cậu làm nhạc thế này thì anh còn gì để chỉ dạy cho các cậu nữa”. Hôm sau ông đưa bài “Duyên Thề” cho Kim Tước hát lần đầu trong ban Hoa Xuân. Trong thời gian du học ở Mỹ, tôi có học thêm về phối âm và sáng tác ở đại học Peabody ở Nashville, Tennessee là thủ đô lừng danh, cái nôi của country music, Hoa Kỳ.

Trịnh Thanh Thủy: Xin cho biết quá trình sáng tác một ca khúc của anh.

Nhạc sĩ Thanh Trang Trước hết phải có hứng và có đề tài mình muốn nói. Tôi thường viết về một kỷ niệm, một buổi chiều, mùa thu, xuân, hay hạ, hoặc một chuyện tình buồn, vui. Đó là cái ý. Sau tới giai điệu sẽ được thể hiện như thế nào. Nói đến một nhạc phẩm phải nhắc đến hai phần chính là giai điệu và ca từ. Thời đó, từ 1955 trở đi có một ca sĩ kiêm nhạc sĩ Pháp là George Brassens và một người nữa ngồi xuống định nghĩa thế nào là một bài hát. Ông Brassens cho rằng, trong 1 bài hát giai điệu là chính, còn lời là phụ. Còn người kia thì ngược lại. Theo tôi khi làm 1 bài hát, cần có 1 giai điệu hay để người nghe thích nhớ và hát. Được điều đó rồi, ca từ cũng phải hay và khớp với giai điệu cho người nghe dễ nhớ. Như thế ca khúc mới dễ đi vào lòng người. Nói đến người nghe. Một người nghe có trình độ hiểu biết về âm nhạc, họ để ý nghe rất kỹ nhất là giai điệu. Còn người không rành rẽ họ chỉ cần nghe lời. Nếu lời đúng tâm trạng họ thì họ thích và hát tới hát lui, lúc ấy âm nhạc chẳng có nghĩa lý gì đối với họ cả. Thành ra những tác phẩm nào chiều theo thị hiếu quần chúng có đau khổ, nghịch cảnh, lừa dối, phản bội, lấy được nhiều nước mắt thì được nhiều người ưa chuộng.

Khi tôi sáng tác, tôi viết với cảm xúc thực. Tất cả những bài hát của tôi bao giờ cũng có cái lõi của cuộc sống thực, không có hư cấu. Ví dụ cụ thể như bài hát tôi viết cho ca sĩ Anh Ngọc “Một đời tôi hát”. Hôm Anh Ngọc qua Cali, tôi đi thăm ông và trên đường về một ý tưởng chợt đến với tôi “Người ca sĩ hát cả đời những bài tình ca cho công chúng nghe, nhưng chính bản thân họ và bài hát có liên hệ gì nhau không?” Thế là tôi viết: “Một đời tôi hát những bài tình ca cho người, một đời tôi hát những lời buồn vui cho đời”. Tôi quen Anh Ngọc lâu, hiểu và biết cuộc đời thật của ông nên tôi sống với tâm trạng của ông, xúc động và viết bài ấy cho ông chứ không phải thương vay khóc mướn.

Trịnh Thanh Thủy: Theo anh, thế nào là một bài hát hay?

Nhạc sĩ Thanh Trang Một bài thơ hay qua thời gian, 10 năm, 100 năm vẫn hay, vẫn còn giá trị như Kiều chẳng hạn. Một ca khúc cũng vậy, giai điệu, ca từ không cần bí hiểm hay sáo rỗng mà gần với lòng người. Tuy nhiên chính vì gần lòng người mà định nghĩa này là một con dao hai lưỡi. Vấn đề nằm ở chỗ, người là người nào? Thí dụ một người có trình độ âm nhạc cao và kiến thức rộng nghe một ca khúc hợp với trình độ của họ, họ sẽ thấy hay và thích nó. Ngược lại, người có trình độ thấp hơn sẽ nghiêng về phía những nhạc phẩm được viết dễ hiểu, hợp với kiến thức thấp hơn của họ. Vì thế sự hay hoặc dở tùy thuộc vào trình độ và kiến thức thẩm âm của người nghe.

Ví dụ ngày nay ở Hoa Kỳ, thanh thiếu niên trẻ rất thích nhạc Rap. Nhạc Rap xuất xứ từ người da đen. Ray Charles là một nhạc sĩ Pop Music. Khi người ta phỏng vấn ông cách đây mấy năm khi ông còn sống về nhạc Rap thì ông bảo “Rap là thứ rác rưởi”. Nếu bảo rằng Rap là rác rưởi, tại sao biết bao nhiêu người trẻ lại thích. Khỏi cần trả lời vì “Ngưu tìm ngưu, mã tìm mã”. Do đó cái định nghĩa về cái hay của tôi rất nguy hiểm. Nếu nói một tác phẩm để đời, ta sẽ nói đến để đời là đời nào. Thời dân trí cao như thời xưa ở VN, người nghe nhạc phần lớn là người có học, khi đó tân nhạc chưa phổ biến, mấy ai có tiền mua nổi cái radio, toàn người có tiền và trình độ cao nghe nhạc. Do đó nếu người nghe nhạc thuộc giai tầng xã hội cao, gìn giữ được các tác phẩm để đời giá trị, nó sẽ còn mãi. Ngược lại, nếu giai tầng thấp ưa thích những nhạc phẩm bình dân thì tác phẩm để đời chỉ toàn là rác rưởi. Các thanh niên trẻ bây giờ chạy theo thời trang thích cái gì đơn giản, dễ hiểu, không cần sâu sắc, ý nhị như xưa. Có thể vì kỹ thuật càng cao, tâm hồn càng nhỏ lại, xã hội trọng vật chất, tinh thần càng teo tóp và biến mất. Vì thế, nếu dòng nhạc tiền chiến có phai đi trong lòng người, tôi không thấy thắc mắc gì cả, do mọi sự đều theo luật biến thiên của vũ trụ. Mỗi thời có một lối suy nghĩ, xu hướng, cung cách nghe nhạc khác nhau, như lẽ tự nhiên của Dịch, của trời đất.


UserPostedImage
Nơi xứ người.

Trịnh Thanh Thủy: Theo anh, thế nào là một nhạc sĩ có thực tài?

Nhạc sĩ Thanh Trang Một nhạc sĩ có thực tài là nhạc sĩ có các tác phẩm để đời hay và có giá trị sống mãi theo thời gian, lâu mà vẫn còn người ưa thích, như tôi đã nói bên trên. Công chúng nghe mãi nhạc phẩm của họ mà không biết, cũng như không cần biết tác giả là ai. Tỷ như bài “Ai về sông tương” của Thông Đạt, lên mạng thấy có 49 ngàn người nghe. Không ai biết Thông Đạt và Văn Giảng là ai, trong khi hai ông là một. Nhạc sĩ Thông Đạt đã dùng tên này cho những bài tình ca như “Ai về Sông Tương”, “Đôi mắt Huyền”, v.v... Tên Văn Giảng ông dùng cho các ca khúc quân hành như: Lục Quân Việt Nam” (Đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn), Thúc Quân, Đêm Mê Linh, v.v...

Nếu chúng ta để ý, ở hải ngoại, các show ca nhạc hay các chương trình TV phát sóng, ngay cả trong nước, phần lớn các ca sĩ đều hát lại nhạc vàng trước 75 hay nhạc tiền chiến. Loại nhạc mà ngày xưa chúng ta vẫn nghe. Ai đã làm ra những ca khúc giá trị sống mãi như vậy, họ là những Nguyễn Văn Khánh, Hoàng Giác, Tô Vũ, Đoàn Chuẩn, Vũ Thành, Hoàng Trọng, v.v...

Hơn nữa, theo tôi quan niệm “Hữu xạ tự nhiên hương” tức “Hay không cần quảng cáo” vẫn đúng. Ngày nay người ta nhờ kỹ thuật điện toán, internet để quảng cáo cho một ca sĩ hay ca khúc, nhiều đến mức lạm dụng. Tỷ như các nhạc sĩ Tô Vũ, Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Từ Linh thời tiền chiến, thời mở đầu của nền tân nhạc VN, đâu có ai quảng cáo hay làm show cho họ. Cũng không có màn đưa tiền cho ca sĩ hát để quảng cáo cho một nhạc phẩm mới ra lò. Các nhạc sĩ ngày ấy phần lớn đều nghèo. Khán thính giả, nghe thấy hay thì thích. Chỉ có những năm gần cuối thập niên 60 mới có chuyện nhạc sĩ nhờ báo chí, truyền thông hay đưa tiền cho ca sĩ nổi tiếng hát để phổ biến và quảng cáo ca khúc ra công chúng.


UserPostedImage
Nhạc sĩ Thanh Trang và phu nhân.

Trịnh Thanh Thủy: Xin anh chia sẻ một vài kỷ niệm vui buồn từng có với bạn bè trong thế giới âm nhạc

Nhạc sĩ Thanh Trang Trong văn nghệ có nhiều chuyện buồn cười như thế này.

Từ lâu tôi thích một bài hát “Hẹn Một Ngày Về của nhạc sĩ, giáo sư Lê Hữu Mục, “Về đây trong hoa lá/ Hỡi cánh chim giang-hồ..Huế, lờ lững dòng Hương/Năm tháng còn vương lời ai mong chờ..”.Người nghe tưởng trong đấy là một chuyện tình nhẹ nhàng diệu vợi. Ngày đó tôi viết cho tờ “Tự Do”, có một người quen với ông LHM làm chung. Tôi bèn hỏi nhỏ “Hồi trước ông LHM làm bài HMNV hay quá, ông ấy làm trong trường hợp nào vậy?”. Người ấy bảo “Tại ông ấy yêu một cô gái Huế và cô bảo, anh làm bài hát tặng em đi, em sẽ đền đáp tấm lòng anh, nên ông làm bài đó đấy”. Từ đó tôi đinh ninh, à ra là vậy. Sau có duyên gặp lại ông ở Mỹ, tôi đem chuyện xưa ra hỏi. Ông kể “À có gì đâu, hôm đấy, một ngày mùa hè ở Huế, đã bãi trường. Tôi có thằng bạn dạy Anh Văn ở Quốc Học về lại Hà Nội, tôi muốn về cùng mà không được. Chúng tôi hẹn nhau mùa thu sẽ gặp lại. Sau khi nó đi, ở Huế, trời nóng, ngồi trần xì cái quần đùi, nhìn xa xa là bờ sông Hương, tôi nhớ đến nó bèn sáng tác bài này.” Nghe xong tôi chưng hửng. Do vậy, giữa tâm trạng của người viết và người nghe có khi thật là khác nhau!!!

Cũng thời niên thíếu, tôi rất yêu thích những bài hát của cố nhạc sĩ Vũ Thành như “Nhặt cánh sao rơi”, “Nhớ bạn”. Tôi để ý thấy trong những bài hát của mình, ông Vũ Thành chả bao giờ dùng chữ “em” khi nói đến hình ảnh một người con gái. Chữ “em” hiếm hoi mà ông xử dụng thì lại để chỉ … Hà Nội, trong bài “Giấc mơ hồi hương” ! Có lần ngồi chuyện vãn với ông, tôi có nêu nhận xét ấy. Mẩu đối thọai như sau; (ông nói trước):

- Cái bài “Nhặt cánh sao rơi” ấy mà.

- Dạ.. !

- Ngày ấy tôi có cô em họ. Chiều chiều hai anh em thường theo nhau ra bờ sông, ngồi trên bãi cát ven sông. Có lần, lúc đêm đã xuống, có một ánh sao đổi ngôi, tôi chỉ về hướng ấy và nói: “Người bên phương Tây họ bảo là khi thấy sao đổi ngôi, mình ước gì thì đuợc nấy”! Cô em của tôi nghe có vẻ tin tưởng lắm, nói: “Lần sau thấy sao đổi ngôi thì em sẽ ước! “Tôi nói: “Ừ mà ước nhanh nhanh một chút, bởi sao rơi thì nó nhanh lắm!” Mấy hôm sau, cũng một buổi chiều như thế, hai anh em lại ngồi trên bờ cát ở ven sông, và khi đêm vừa xuống thì chợt có ánh sao đổi ngôi! Cô em tôi lúc ấy thần hồn nát thần tính, buột miệng nói cái câu mà hàng ngày cô vẫn nói với ông Bố: “Mời Thầy xơi cơm!”

Kể xong thì cả ông lẫn tôi đều cười. Ông cười không dòn rã như tôi bởi đối với ông thì đấy là kỷ niệm cũ kỹ, và cười khẽ xong mấy tiếng thì vẻ mặt ông lại lắng xuống, xa vắng…

Tác giả không có kỷ niệm như ông đã kể thì lấy đâu ra bài “Nhặt cánh sao rơi”? Mà ai có yêu thích những bài hát của Vũ Thành, (ông viết chỉ dăm ba bài để lại với đời thôi), nhất là bài “Nhớ bạn”, thì nếu để ý sẽ thấy ngay là bóng dáng người thiếu nữ ông gọi bằng “bạn” trong những bài đó chẳng ai khác hơn là cái cô “Mời thầy xơi cơm” nọ!

Cảm ơn anh, Chúc anh sáng tác ngày càng sung mãn hơn nữa.

Trịnh Thanh Thủy
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.103 giây.