Nghệ nhân Hà Văn Thuấn (Tuyên Quang) truyền dạy hát Then, múa Then cho các cháu gái.trình Văn hóa Nghệ thuật tuần này Mặc Lâm xin được giới thiệu một loại hình văn hóa dân gian của người dân tộc Tày Nùng cũng như Thái ở biên giới phía Bắc, đó là “đàn tính hát then”.
Bắt nguồn từ những nghi lễ tín ngưỡngLoại hình nghệ thuật dân gian này bắt nguồn từ những nghi lễ tín ngưỡng và cầu đảo trong cộng đồng người dân tộc. Nó được phát triển và dần dần dân gian tự sáng tác theo cảm hứng của mình để miêu tả những mảng đời sống xã hội khác trong đó có tình yêu đôi lứa cũng như những câu chuyện thú vị khác xảy ra trong đời sống cộng đồng.
Hát then là loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp trong đó có đàn hát, múa, kể chuyện, và thậm chí diễn trò như một chương trình tạp kỹ thu nhỏ. Người hát và đàn không phải là nghệ sĩ nhưng do yêu thích họ tự nguyện cùng quây quần với nhau sáng tác, trình diễn và biến loại hình này thành di sản văn hóa của cộng đồng.
Đàn tính có khi được những người hát sử dụng cùng lúc và làm cho âm thanh trở nên rộng và sâu hơn trong không gian nơi trình diễn. Trang phục của người đàn và hát rất huê dạng, đầy màu sắc hoa văn. Trang phục là nét chính khiến buổi trình diễn hấp dẫn hơn.
Hát tính, Làm then trừ tà ma của người Tày - Ảnh: H.Hương/TTMột buổi hát then thường thấy là người hát và người múa ngồi chung với nhau. Động tác múa rất đơn giản chỉ sử dụng đôi tay lập đi lập lại những mô típ rung chuyển và di dộng nhẹ nhàng thường thấy trong các nghi thức tín ngưỡng của người Tày, Nùng tại vùng Việt Bắc.
Cũng có những màn hát múa được biên tập và trình diễn bởi những nghệ sĩ chuyên nghiệp của các đoàn văn công, nhưng người ta vẫn thích được ngồi ngắm người nghệ sĩ của bản làng mình hơn là những âm thanh từ loa điện tử cộng với ánh đèn chói chang của sân khấu.
Đàn tính và hát thenChúng tôi hỏi chuyện với nhạc sĩ Hoàng Quân, người đã đến thành phố Hồ Chí Minh nhiều chục năm qua mang theo cây đàn tính của quê hương Lạng Sơn với ước muốn phổ biến và phát triển loại hình văn hóa dân tộc này cho các bạn trẻ tại thành phố.
Nghệ nhân làm đàn tính ở Cao Bằng. Ảnh: Hồng Gấm/LĐCuối thế kỷ 16 năm 1598 ông Mạc Kinh Cung bị nhà Lê đánh giạt lên Cao Bằng do buồn quá mới cho quan văn kiếm một đoàn các cô gái đẹp làm thành một đoàn hát then, còn một đoàn khác toàn đàn ông thì hát dàn. Sau này hát được rồi thì đem vào cung vua để hát cho vua khuây khỏa. Đây cũng là loại nhạc hát trong cung đình nhưng chỉ trong thời nhà Mạc. Thời kỳ đó nhà Mạc đã bại trận rồi cho nên không mạnh mẽ như trong triều vua nhà Nguyễn ở Huế. Từ đó trở đi mới có từng đoàn từng tốp chia thành hai loại, một loại là tâm linh, một loại là diễn xướng văn nghệ nó cũng giống như nhạc tài tử và nhạc cải lương vậy.
Đàn tính hát then phát triển ở rừng núi phía Bắc Việt Nam như Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Hà Giang. Những tỉnh sát biên giới với Trung Quốc. Hát then thì phải đi liền với cây đàn tính chứ không phải đây là hai thể loại khác nhau. Đàn tính được người ta làm bằng vỏ của trái bầu lớn và nó đi liền với hát then. Nếu mình sử dụng loại đàn khác thì nó sẽ không còn hay nữa cho nên người ta mới gọi là hát then đàn tính. Thế gian này chỉ có một loại âm nhạc này thôi.
Đàn tính thì hiện nay có hai loại, một loại hai giây và một loại ba giây. Hiện nay về hướng Việt Bắc người ta dùng ba giây hết, cón phía Tây Bắc tức đồng bào Thái thì người ta dùng hai giây nó đơn giản hơn nhưng hai giây hay ba giây thì đều như nhau chẳng qua giây giữa là giây sòl còn giây trên là giây sol. Giây sòl thì quảng 8 nó hạ xuống thấp nữa mới hay được
Ngày xưa hát then đàn tính mang tính chất của đời sống tâm linh thí dụ như người ta cầu mùa, vào lễ tân gia, lễ Kỳ Yên vào tháng Giêng người ta cầu cho mùa màng tốt tươi…gia đình sống lâu sống khỏe, gia cầm chăn nuôi thì phát triển, mang tính chất đời sống tâm linh. Khi hòa bình lập lại rồi thì các tỉnh nó mới thành lập các đoàn văn công sau đó người ta mới sáng tác trong từng đoàn và đi biều diễn nhiêu nơi.
Hiện nay hầu hết ở các miền núi từ sau này nó mang tính chất bảo tồn thôi còn hát thì rất ít vì vậy mình đem vào thành phố Hồ Chí Minh để sáng tác và kêu gọi đồng bào người Kinh kể cả Việt kiều cũng học với mình. Có một bà người Pháp cũng học và sau đó mở một “câu lạc bộ Đàn tính hát then”. Đàn tính hát then thì phát triển trong dân tộc Tày, dân tộc Nùng còn dân tộc Thái thì nó chỉ rất ít trong cách sử dụng đàn hai giây thôi. Hiện nay thì thành lập nhưng nói chung nhà nước không làm được bao nhiêu chỉ khuyến khích phát triển thể loại này để làm hồ sơ di sản UNESCO.
Đàn tính hiện nay phát triển ở các vùng phía Bắc còn tôi là người đầu tiên đưa vô Sài Gòn này và bây giờ tôi đang phát triển trong các trường đại học ở Sài Gòn. Vừa rồi đi thi ở các trường đại học thì sinh viên thi môn đàn tính hát then nó được giải nhất. Mình phải mở ra cho tuổi trẻ ở các thành phố lớn thì nó mới lan tỏa được nhiều hiện nay tôi chú ý trong các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi cũng dạy ở một số câu lạc bộ cho người cao tuổi nhưng rất thiếu thốn kinh phí.
Tôi có diều kiện sáng tác và lại là người Tày nữa. Tơi sinh ra và lớn lên ở Lạng Sơn Cao Bằng cho nên vừa sáng tác vừa rành tiếng Tày tiếng Nùng lại vào ở thành phố Hồ Chí Minh nữa cho nên có cơ hội tiếp cận với nền văn hóa hiện đại của Việt Nam và thế giới nhưng tôi thiếu người bạn đồng hành, thiếu tiển nong để giúp cho người họ. Học cái này thì cần cây đàn tính và đồng thời phải mặc quần áo Tày lên sân khấu thì nó mới đúng gout của nó. Sinh viên đã đi học xa rồi mà còn phải mua quần áo thì cũng khó cho các em.
Source: RFA