logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/10/2016 lúc 09:24:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hơn 25 năm về trước, tôi và những người bạn cùng thế hệ đã có cuộc sống gọi là ổn định trên xứ người. Ngày ấy, chúng tôi còn khá trẻ, lòng đầy nhiệt huyết và lý tưởng. Trong những buổi gặp gỡ để chia xẻ các suy tư về cộng đồng tỵ nạn người Việt tại hải ngoại và các biến động trên thế giới, nhất là tại Việt Nam, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến hai thực trạng sau:

– Sau 15 năm định cư tại Hoa Kỳ, cộng đồng người Việt đã phát triển mạnh và đạt được thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, các bạn trẻ trưởng thành trong giai đoạn này ít có cơ hội để học hỏi về văn hóa và ngôn ngữ Việt.

– Các chế độ Cộng Sản Đông Âu nối tiếp nhau sụp đổ và Liên bang Xô Viết đang trên đà tan rã. Như hầu hết người Việt tỵ nạn Cộng Sản ở thời điểm ấy, chúng tôi tin tưởng rằng chỉ trong một thời gian ngắn, theo học thuyết chính trị Domino, chế độ Cộng Sản tại Việt Nam cũng sẽ phải cáo chung.

Sau nhiều ngày bàn thảo, 14 người chúng tôi quyết định thành lập Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam (VHKHVN) để hoạt động cho hai mục đích:

– Thứ nhất: Cung cấp một môi trường sinh hoạt lành mạnh cho các thanh thiếu niên gốc Việt trưởng thành tại xứ người để khuyến khích các em duy trì những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

– Thứ hai: Quy tụ các chuyên viên Việt Nam tại hải ngoại để chuẩn bị góp phần vào việc canh tân đất nước khi Việt Nam thoát khỏi ách Cộng Sản.

Sau khi được thành lập vào tháng 9 năm 1990, hội nhanh chóng thu nhận thêm nhiều hội viên. Đến cuối năm, trong một phiên họp khoáng đại, các hội viên chấp thuận bản Nội Quy của hội với hai mục đích nêu trên và bầu Ban Chấp Hành (BCH) nhiệm kỳ đầu tiên mà tôi được giao trách nhiệm Hội trưởng. Kể từ lúc ấy, hội VHKHVN chính thức hoạt động. Tuy nhiên, đến tháng 11 năm 1991, hội mới ra mắt đồng hương Houston trong một buổi lễ trang trọng tại thính đường Heinen Theater của Houston Community College.

Mùa hè năm 1993, hội tổ chức cuộc hội thảo với chủ đề “Tái Thiết Việt Nam Sau Giai Đoạn Cộng Sản.” Từ bốn tháng trước, chúng tôi đã kêu gọi các chuyên viên gốc Việt tại hải ngoại gửi tham luận đề nghị canh tân đất nước trong các lãnh vực giáo dục, khoa học, kỹ thuật, và kinh tế. Trong ngày hội thảo với hơn 400 tham dự viên, hội phát hành tuyển tập “Hướng Việt: Những Gợi Ý Cho Tương Lai” dầy gần 500 trang, bao gồm những bài tham luận được tuyển chọn.

Tuy nhiên, Trời chẳng chiều người, năm tháng rồi trôi qua và đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn tồn tại. Lòng khao khát được dự phần vào việc tái thiết đất nước vẫn còn đó, nhưng chúng tôi hiểu mình khó có cơ hội thực hiện ít ra là trong mười hay hai mươi năm trước mắt. Như lời phát biểu của ông William Arthur Ward, “người bi quan phàn nàn về cơn gió; người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều; người thực tế điều chỉnh lại cánh buồm” (the pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails), chúng tôi chọn làm người thực tế. Kể từ lúc ấy, hội đặt trọng tâm vào mục đích xây dựng một tập thể thanh niên gốc Việt tại hải ngoại có kiến thức về văn hóa Việt, có lòng yêu tổ quốc Việt, có ý thức cộng đồng, và có khả năng lãnh đạo. Những sinh hoạt của hội, dù trong lãnh vực văn hóa, khoa học, giáo dục, hay xã hội đều phản ảnh mục đích này, đặc biệt là hai sinh hoạt được tổ chức thường niên vào mỗi dịp hè trong gần 20 năm qua. Đó là buổi tiệc với chủ đề “Ngày Truyền Thống Hội VHKHVN,” tuyên dương và phát thưởng các học sinh gốc Việt vừa tốt nghiệp hoặc thủ khoa hoặc á khoa tại các trường trung học ở Houston và vùng phụ cận; và Trại Hè Lên Đường. Buổi tiệc phát thưởng được tổ chức nhằm phát huy tinh thần hiếu học của dân tộc. Trại Lên Đường được thực hiện để các thanh niên gốc Việt có cơ hội học hỏi thêm về văn hóa dân tộc và phát triển các kỹ năng sinh hoạt tập thể, nhất là kỹ năng lãnh đạo.

Trong tám năm đầu, trụ sở của hội là tư gia chúng tôi. Tại đây, Ban Chấp Hành và các hội viên giữ trách nhiệm trong các dự án sinh hoạt họp với nhau vào mỗi tối thứ Sáu. Kể từ năm 1998, hội thuê được một building khang trang trên đường Bellaire để làm trung tâm sinh hoạt của hội, và từ đó nhanh chóng phát triển. Cho đến hôm nay, hội bao gồm 8 phân hội với khoảng 700 hội viên tại Hoa Kỳ và Gia Nã Đại.

Ngoài hai sinh hoạt thường niên nêu trên, hội VHKHVN đã liên tục tổ chức các sinh hoạt trong nhiều lãnh vực để phục vụ cộng đồng như những buổi hội thảo về khoa học, kỹ thuật, giáo dục, văn hóa; những chương trình văn nghệ đặt nặng giá trị nghệ thuật với tầm mức quy mô quy tụ hàng ngàn khán thính giả; các lớp điện toán dành cho đồng hương cao niên, lớp văn học và lịch sử dành cho các bạn trẻ, lớp luyện thi SAT cho học sinh, chương trình dậy kèm học sinh vào buổi tối; các dịch vụ y tế và xã hội miễn phí; các cuộc gây quỹ cho nạn nhân bão lụt tại Việt Nam, nạn nhân bão Katrina tại Louisiana, nạn nhân sóng thần tại Á châu, nạn nhân cuộc khủng bố 911 tại New York; các sinh hoạt đòi hỏi tự do dân chủ cho Việt Nam; các gian hàng mang nặng bản sắc văn hóa Việt tại các hội chợ Tết, các lễ Trung Thu và picnic mùa hè cho thiếu nhi Việt Nam, vân vân…

Ngày hôm qua, chị Nguyễn Phúc Anh Lan và các bạn trong ban tổ chức buổi dạ tiệc đánh dấu 25 năm sinh hoạt của hội đề nghị tôi viết một bài tóm tắt quá trình thành lập và sinh hoạt của hội bằng tiếng Việt cho tập sách này. Chị Anh Lan bảo tôi rằng một trong những lãnh vực hoạt động chính yếu của hội là văn hóa nên cần có ít nhất một bài bằng Việt ngữ cho tập sách. Thâm tâm, vốn tâm đắc lời Lão Tử “người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên,” tôi nghĩ “một bài tiếng Việt” không cần thiết cho tập sách nhưng vẫn thực hiện như được yêu cầu. Cho đến nay, hội VHKHVN đã trải qua 5 đời hội trưởng, và Ban Chấp Hành đương nhiệm bao gồm nhiều thành viên trẻ mà trong số này có những người chưa sinh ra đời khi hội được thành lập. Với BCH nhiệm kỳ đầu tiên, tiếng Việt là ngôn ngữ duy nhất được sử dụng trong hội. Trong các phiên họp của hai BCH kế tiếp, các hội viên có thể sử dụng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Tuy nhiên, đến nhiệm kỳ của hai BCH gần đây, hầu như chỉ tiếng Anh được dùng khi thảo luận về các sinh hoạt. Một thay đổi nữa là sau khi hội ra mắt đồng hương vào năm 1991, chúng tôi đã thực hiện và xuất bản tập san Hướng Việt, cơ quan ngôn luận của hội, dầy khoảng 200 trang với tất cả bài vở bằng Việt ngữ vào mỗi sáu tháng. Năm 2004, tạp chí được đình bản và thay thế bằng website của hội tại địa chỉ www.vcsa.org. Thoạt đầu, đa số các thông báo và bài vở trên webite được viết bằng Việt ngữ, nhưng dần dần được thay bằng Anh ngữ. Hiện nay, có lẽ những chữ Việt duy nhất trên website là “Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam” bên dưới hàng chữ “Vietnamese Culture and Science Association.” Đây là một thực tế phải chấp nhận đối với những bạn trẻ trưởng thành tại xứ người. Điều quan trọng là các em luôn cố gắng duy trì bản sắc văn hóa Việt, cố gắng học hỏi thêm về ngôn ngữ Việt, biết tự hào mình là người Việt Nam, và chung sức để phục vụ cộng đồng. Thêm nữa, Anh ngữ là phương tiện cần thiết để hội có thể hoà nhập với dòng chính của xã hội mình đang định cư, điều tối cần để chúng ta có thể phục vụ cộng đồng đắc lực hơn. Và thêm nữa, đối với tôi, cái gốc Việt của mỗi người, lớn hay nhỏ, nặng hay nhẹ, không thể chỉ được đánh giá bằng thứ ngôn ngữ người ấy thông thạo. Cũng xin đề cập ở đây là trong trại hè Lên Đường thứ 19, được tổ chức tại Vancouver, Gia Nã Đại, vào đầu tháng 7 vừa qua, ban quản trại gồm hầu hết những em dưới 30 tuổi và trưởng thành tại xứ người, trong đó có những em không thông thạo Việt ngữ, đã đồng thanh quyết định chọn chủ đề của trại với năm chữ “Tôi Là Người Việt Nam!”


Hơn 50 năm về trước, qua bài diễn văn bất hủ, mục sư Martin Luther King đã nói lên ước mơ của ông về đất nước Hoa Kỳ trong tương lai, khi người da đen và người da trắng được đối xử bình đẳng và sống thuận hòa với nhau. Suốt bao năm qua, chúng tôi cũng có một ước mơ cháy bỏng trong tâm khảm. Đó là ở một thời điểm không xa, đất nước của chúng ta bên kia bờ đại dương sẽ có tự do dân chủ. Lúc bấy giờ hàng triệu đồng bào ở quốc nội và hải ngoại sẽ xắn tay áo lên, nỗ lực xây lại căn nhà Việt Nam. Tôi tin rằng trong số này có những người mà trong quá khứ đã từng đứng trên sân khấu của Ngày Truyền Thống VHKHVN để nhận phần thưởng từ hội, hoặc từng là trại sinh Trại Phát Triển Kỹ Năng Lãnh Đạo Lên Đường đã bao lần hô vang trời khẩu hiệu “Tuổi trẻ: dấn thân! Tuổi trẻ: lên đường! Tuổi trẻ: phục vụ!” hoặc từng là hội viên của hội.

Xin chúc mừng hội VHKHVN vừa tròn 25 tuổi, và xin chân thành cảm tạ những người bạn thuộc nhiều thế hệ tuổi tác đã gắn bó với nhau trong biết bao công tác phục vụ cộng đồng suốt 25 năm. Lời cảm tạ đặc biệt xin gửi đến 13 anh chị em đã cùng tôi thành lập hội và các anh chị giữ trách nhiệm hội trưởng kế tiếp tôi: chị Nguyễn Phúc Anh Lan, anh Lê Mộng Hùng, chị Vũ Kim Yến, chị Trần Nhật Thùy. Chúng ta đã có những kỷ niệm thật đẹp, và đầy ý nghĩa

Thay mặt hội, chúng tôi cũng xin trân trọng cảm tạ quý mạnh thường quân đã yểm trợ hội hoặc bằng tinh thần hoặc bằng vật chất trong bao năm qua. Nguyện xin Thượng Đế ban ơn lành cho quý vị, cho cộng đồng chúng ta ở hải ngoại, và cho đất nước Việt Nam thương yêu của chúng ta.

Nguyễn Ngọc Bảo

Hội trưởng Hội VHKHVN (1990-1998), Chủ Tịch Hội Đồng Chỉ Đạo (1998-2004), Cố Vấn (2005 đến nay)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.089 giây.