logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 11/10/2016 lúc 08:49:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,139

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Từ thế kỷ trước, cuốn phim America America (1963) dựa theo tiểu thuyết của Elia Kazan đã tô thắm hình ảnh Mỹ quốc như “Thiên đường hạ giới” hay “Đất lạnh tình nồng”, nơi có tự do, có công bình và bác ái, và của cải vật chất dồi dào cho những ai muốn tìm “đất hứa” trên cõi đời cay đắng này.

Người Việt, sau 1975 mơ tìm tự do nơi “đất thiên đường” là việc bình thường và chính đáng. Nhưng chứng sùng Mỹ thái quá ngày nay ở VN, ở TQ mang tính chất khác, không hoàn toàn vì lý tưởng mà đôi khi vì thói “trưởng giả học làm sang”.

Có một thời nhiều người chuộng Tàu, nên đồ tàu được coi là hảo hạng từ truyện tàu, thơ tàu cho tới táo tàu, chè tàu, mực tàu… đều trân trọng.

Giờ đây thời thế đổi thay, thiên hạ sợ đồ “made in China” mà mơ những gì “made in USA”… Từ mơ tới ước có cơ hội tới Mỹ để đổi đời vì có tự do để thi thố tài năng, có cơ hội để tranh đua công bằng và có sự ủng hộ của xã hội và tình cảm chan chứa của người Mỹ. Tuy nhiên, giấc mơ Mỹ có phải bao giờ cũng kết thúc đẹp như mơ hay không? Hiển nhiên là không vì có nhiều thực tế phũ phàng làm tỉnh kẻ “ngủ ngày”, vì nhiều lý do nào là cạnh tranh khốc liệt, vì tiền bạc lên ngôi bá chủ và nào là tệ nạn xã hội bủa vây. Còn nữa, đôi khi có trường hợp: homo homini lupus (người là có sói đối với người).…

Do đó, nhiều giấc mơ của di dân được Mỹ chấp nhận, ngay khởi đầu đã là rối loạn và kết thúc là ác mộng.

Hay nói theo thống đốc Matt Bevin của Kentucky khi tới thăm nạn nhân bị thương vì súng đạn ở một bệnh viện ở Louisville vào ngày 8 tháng 8, 2016 thì: “Giấc mơ Mỹ của nạn nhân trúng đạn đã tan tành” (Gunshot victim’s American dream is ‘shattered’.)

Bi kịch của Abdirahman Gelle Mohamed

Bi kịch của một di dân bắt đầu vào lúc 3 giờ sáng ngày 23 tháng 6, 2016. Nạn nhân là một di dân Somalia tới Mỹ để xây dựng giấc mơ Mỹ vào năm 2007. Chàng trai có tên là Abdirahman Gelle Mohamed,, 27 tuổi, có bốn con còn đang tuổi hay ăn chóng lớn. Trong bảy tám năm trời Mohamed làm nghề taxi kiếm sống cho hãng xe Yellow Cab và quên đi nỗi cơ cực khi còn ở quê hương, nơi bất cứ khi nào, nơi nào cũng có thể có bạo hành và lương dân mất mạng như chơi.

Nhưng Mỹ quốc đã là nơi đất hứa của Mohamed hay chưa? Hẳn là chưa. Kể từ buổi sáng định mệnh, 23-06, khi được gọi đưa xe đón khách ở Hale Avenue khu vực Parkland, như thường lệ người cha trẻ vui mừng vì kiếm được mối, tất cả đã đổi khác.

Khách lên xe lại là hung thần. Rồi súng nổ, đạn bay và Mohamed gục xuống. Kẻ bị thương được chở tới bệnh viện. Mạng được cứu nhưng từ nay ở trong tình trạng tê liệt một phần cơ thể. Tương lai là từ biệt việc làm, từ biệt mộng vàng và sẽ phải đương đầu với ác mộng cả đời với đói nghèo và bệnh tật!

Súng nổ đạn bay là việc thường thấy ở Kentucky. Nạn bạo hành mà Mohamed hứng chịu, trong một dịch bệnh, diễn ra như hàng trăm vụ nổ súng khác ở Louisville trong năm 2015 và 2016. Nạn nhân than thở:

“Lý do tôi rời quê hương là chiến tranh và súng đạn. Tôi đi tìm đất hứa và không bao giờ nghĩ là ở Mỹ tôi lại bị bắn khi không làm một việc gì sai trai như buôn bán ma túy.”

Tới thăm những nạn nhân bị súng đạn vô tình hay cố ý khiến phải liệt giường trong bệnh viện, thống đốc Kentucky Matt Bevin chỉ Mohamed và nói với báo chí:

“Người này nuôi giấc mộng Hoa kỳ và buồn thay giấc mộng của ông ta tan nát khác hẳn điều ông ta mơ ước. Đêm nào ông ta cũng phải cố gắng làm việc. Mỹ quốc vĩ đại gồm những người như ông ta, ông ta tới đây làm những việc gì cần thiết để cải thiện cuộc sống và để con cái theo gương.”

Công ty Yellow Cab tình nguyện treo giải tưởng 10.000 Mỹ kim cho ai cho biết thông tin vể kẻ tấn công Mohamed và nhận định về tình trạng tài xế của mình: “Anh ta là một người chồng tận tụy, một người cha lương tâm, và chỉ làm việc với mục tiêu nuôi gia đình. Anh ta vì trúng đạn nơi xương sống, sẽ không bao giờ trở lại bình thường như trước.”

Giấc mộng Mỹ của nhiểu di dân tan nát chỉ vì nạn súng đạn bạo hành. Cảnh sát thủ phủ Louisville vào năm 2016 đang mở cuộc điều tra vụ giết người thứ 66 trong thủ phủ. Còn năm trước, vào tháng 8, đã có tới 51 vụ sát nhân làm nhức nhối nhà cầm quyền..

Nhưng giấc mơ Mỹ trở thành ác mộng không phải chỉ do nạn súng đạn và khủng bố mà còn do chính bản thân người mộng.

Sống trong một thế giới mà vật chất dụ hoặc, tiền bạc ám ảnh, xe hơi nhà lầu, du thuyền, mỹ nhân… từ cõi vô thức dệt thành mộng “hoàng lương”, sẽ tạo ra không thiếu nhửng kẻ tham vọng làm giàu nhanh chóng, hoặc dấn thân vào con đường làm ăn bất chính, hoặc lao mình vào trò đỏ đen hay buôn bán ma túy. Họ đã tự hủy mình như loài thiêu thân thấy lửa và khi lửa dục đốt thân mới tỉnh ra trong tình trạng thân bại danh liệt.

Câu chuyện sau đây, một thảm kịch gia đình khó tưởng tượng đã xảy ra cách đây 10 năm và kẻ tự thiêu giấc mơ Mỹ của mình, hủy cuộc đời mình và giết con lãnh án tù chung thân vào năm 2012..

Thảm kịch chỉ vì học làm trưởng giả

Đầu tháng tư 2006 một thảm kịch gia đình xảy ra ở Los Angeles. Thảm kịch này mang tính cách thời đại: Một di dân Hàn quốc tới Bắc Mỹ lập nghiệp, lấy vợ sinh con, có trai có gái ngoan ngoãn, kháu khỉnh, thành công về thương nghiệp và xã hội. Nhưng rồi tại một khúc rẽ trên đường đời, buôn bán lỗ lã, nợ nần chồng chất, căng thẳng trong gia đình nảy sinh, dẫn tới nạn bạo hành, khánh tận rồi sập tiệm và bị vợ bỏ. Áp lực tăng tới cao điểm vào 02-04 và một bi kịch xảy ra, người cha đốt cháy hai con và toan tự tử.

Từ thành công đi xuống vực sâu vì đâu?

Dae Kwon Yun, 54 là một di dân gốc Đại Hàn từ Argentina tới Mỹ với một văn bằng luật vào cuối thập niên 1980 và vào 1993 thì lập gia đình với Sun Ok Ma, một cô gái đồng hương xinh đẹp làm nghề địa ốc. Cả hai vợ chồng năng nổ “tát cạn biển Đông,” mở được một cửa tiệm chuyên bán quần áo thời trang ở khu trung tâm “Garment District” và rồi những đứa trẻ thông minh kháu khỉnh ra đời. Trên mười năm trôi qua, bé lớn là gái có tên là Ashley Yun, 11, và bé trai Alexander Yun, 10 đều học giỏi. Bé gái theo học St. James Episcopal School, một ngôi trường tư thuộc loại sáng giá nhất trên đại lộ Wilshire của Los Angeles. Còn cậu con trai học lớp tư tại 3rd Street Elementary School. Hai đứa trẻ sau giờ học thường ra cửa tiệm với cha mẹ, bé gái có chiếc scooter và hai anh em thay nhau lái quanh khu phố. Nếu không vui đùa bên ngoài, chúng ở trong cửa tiệm chơi với chiếc computer và hàng xóm láng giềng đều khen chúng ngoan ngoãn. Yun có tiền, biết hưởng thụ ngay, lái chiếc Mercedes Benz mới tinh và gia đình mua được một căn nhà khang trang tại khu giàu có Hancock Park. Hạnh phúc ăm ắp trong gia đình bốn người vì vợ chồng Yun-Sun cho rằng đã chinh phục được đất hứa và thực hiện được giấc mộng mà bất cứ di dân nào cũng mơ ước.

Nghe nói cũng trong giai đoạn này Dae Kwon Yun dấn thân vào bài bạc để biết mùi Las Vegas. Thế rồi những việc phải ngờ trước nhưng nhiều kẻ kinh doanh coi thường đã xảy ra khi cơ quan thuế vụ của liên bang và tiểu bang đòi vợ chồng Yun phải trả thêm $100.000 tiền thuế. Thiếu tiền, kinh doanh xuống dốc. Kết quả, gia đình phải dời tổ ấm, dọn nhà tới khu bình dân Monterey Park.

Vợ chồng trở nên xào xáo và bạo hành xảy ra trong gia đình. Yun bị bắt vào tháng 05 2004 về tội hành hung vợ. Ngoài xã hội, Yun không hay đề cập tới rắc rối gia đình nhưng từ đó thường than phiền với bè bạn về tình hình tài chính khó khăn và tốn phí cho con gái học trường tư gia tăng. Một nhân chứng gần nơi hai vợ chồng Yun buôn bán cho biết: “Yun thường nói về áp lực kinh doanh và mức căng thẳng nếu muốn duy trì một cuộc sống phong lưu trong xã hội… và nhìn nhận đành bó tay.”

Bà Sun cho cảnh sát biết chồng bà cũng xuống tinh thần về nợ nần cờ bạc và tính tình trở nên cáu gắt và rầy la con cái luôn miệng. Gia đình trở thành địa ngục.

Vào giữa tháng ba, 2006, Yun đóng cửa tiệm và vào ngày 28 tháng 03, Sun Ok Ma nộp đơn ly dị chồng và được quyền nuôi giữ hai con và tiếp tục buôn bán ở khu Koreantown, còn Yun dọn ra xe ở tạm.

Vào ngày Chủ nhật 02-04-06, bọn trẻ như dự tính sẽ theo cha đi coi phim và Sun sẽ nhận con lại vào buổi tối.

Vào lúc 4:35 chiều Yun lái chiếc Toyota Sequoia tới đón Ashley và Alexander ở một hẻm vắng gần nơi buôn bán cũ. Các nhân chứng cho biết có thấy Yun la rầy con gái bằng tiếng Đại Hàn, bên ngoài chiếc SUV. Thế rồi Yun đẩy chúng vào trong xe, dùng giẻ rách thấm đầy xăng chuẩn bị đốt xe. Cậu con trai Alexander, ngồi phía trong, cô con gái Ashley ngồi phía ngoài, mở cửa toan ra xe thì Yun kéo lại, và châm lửa.

Ông ta ngồi vào tay lái và chỉ ít phút sau xe bùng lên cháy dữ dội. Yun muốn chết nhưng nóng quá, mở cửa xe lảo đảo bước ra quần áo ngụt lửa và lăn lộn trên đất… kêu cứu.

Nhân viên cứu hỏa tới hiện trường vào lúc 4:45 chiều và phát giác ra thi hài cháy đen của hai đứa trẻ sau khi đàn áp ngọn lửa. Cảnh sát cho rằng Yun đã tưới xăng vào hai nạn nhân rồi châm lửa đốt.

Cộng đồng nêu ra nhiều cách giải thích bi lịch trên. Nhìn chung chúng tiêu biểu cho các khó khăn của di dân tới lập nghiệp ở xứ lạ quê người, nhất là trong khu vực trù phú như Los Angeles, New York City, Boston, Vancouver, Montreal và Toronto…

Vụ án được xét xử chung cuộc vào cuối năm 2012 ở Los Angeles, Yun. 61 tuổi, bị truy tố về hai vụ cố sát và lãnh hai bản án tù chung thân về tội giết con và không có cơ hội được xin tại ngoại quản thúc.

Grace Yoo, giám đốc của tổ chức “Korean American Coalition” cho biết nhiều di dân đã phải gắng sức vượt áp lực để thành công về tài chính, nhất là trong một xã hội phân cách giàu nghèo như Mỹ:

“Xã hội đánh giá con người ở chỗ ăn mặc ra sao và lái xe hiệu nào. Nhiều di dân gốc Đại hàn rơi vào cái vòng luẩn quẩn này, như nhiều người Mỹ khác, nên chẳng ngạc nhiên khi thấy nhiều người nợ thẻ tín dụng những khoản khổng lồ.”

Các lãnh đạo cộng đồng cũng cho biết sự khác biệt về văn hóa có thể đã làm cho vấn đề thêm nghiêm trọng. Theo tập tục Á đông, người nam là kẻ kiếm miếng cơm hàng ngày cho gia đình, thế mà những di dân luống tuổi gặp trở ngại khi muốn hòa đồng xã hội vì hàng rào cản ngôn ngữ và văn hóa mới. Một người nhận xét:

“Ở Đại Hàn ai cũng cho rằng tới Mỹ là thành công và kiếm bộn tiền. Nhưng khi bạn tới đây, bạn mới thấy chẳng dễ chút nào, ngay cả muốn gắng làm ra tiền cũng không có cơ hội.”

Bi kịch của di dân còn nhiều mặt khác và bí quyết sống ở đất hứa là cần cù lao động, mau chóng hội nhập với môi trường và tri túc, điều này ai cũng cho là dễ nhưng mấy ai theo được?

Chu Nguyễn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.118 giây.