logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 18/05/2013 lúc 10:41:54(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
"Con gái chị Hằng" (soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng) với Tám Vân - Thanh Nga - Hữu Phước. Photo courtesy of conhacvietnam.com
Trong hoạt động cải lương, một đoàn hát hạng A hạng B là luôn luôn có người tiền đạo, và người này đã giữ vai trò khá quan trọng, đoàn hát có làm ăn khá hay không, sống hay chết một phần lớn là do người này.

Vai trò người tiền đạo
Khi một đoàn hát muốn dọn đến tỉnh nào thì người tiền đạo phải đi đến đó trước vài tuần hoặc ít nhứt cũng 4, 5 ngày để nghiên cứu tình hình ở địa phương rồi đề nghị về đoàn để bầu gánh quyết định xem có nên di chuyển đoàn đến nơi đó. Không phải chỉ ở trong nước, mà khi đi trình diễn ở nước ngoài, cải lương cũng phải có người tiền đạo, mà đoàn Thanh Minh Thanh Nga đi Pháp là một trường hợp. (Chuyện “tiền đạo” dài dòng lắm tôi sẽ có bài nói riêng về vấn đề này). Và hôm nay xin nói về nhà tiền đạo Nguyễn Văn Quận.
UserPostedImage
Hình ảnh Thành Được và Thanh Nga trong vở Lan và Điệp.
Tôi, Ngành Mai người phụ trách trang Cổ Nhạc Kịch Trường nhật báo Người Việt từ tháng 3 – 2000 tính đến nay đã hơn 13 năm rồi, và vẫn đang tiếp tục hàng tuần phục vụ độc giả tờ báo lớn nhứt ở hải ngoại này. Đồng thời tôi cũng đang phụ trách tạp chí cổ nhạc Đài Á Châu Tự Do – RFA – từ 2 năm nay mà quí vị đang nghe đây.

Đài Á Châu Tự Do phát đi từ Thủ Đô Washington, buổi phát thanh lúc 6 giờ 30 sáng Chủ Nhựt ngày 5 tháng 5 – 2013, trong chương trình cổ nhạc với bài “Giai thoại về đoàn Thanh Minh Thanh Nga đi Pháp” tôi có đề cập đến nhà tiền đạo Nguyễn Văn Quận đi trước sang Ba Lê để nghiên cứu về thiên thời, địa lợi, nhân hòa trước khi Thanh Nga sang ký hợp đồng trình diễn tại Pháp.

Sau đó thì người con của ông Quận tên Đoàn Anh Loan (không thấy nói cư ngụ ở quốc gia nào) đã e-mail về đài với nội dung:

“Hôm qua gia đình chúng tôi nghe đài RFA, tin về “Giai thoại về đoàn Thanh Minh Thanh Nga” đi Pháp biểu diễn của thông tín viên Ngành Mai. Như những bài viết khác rất hay của tác giả này, bài vê đoàn Thanh Minh Thanh Nga đi Pháp cũng cung cấp nhiều thông tin quí báu và chính xác, cùng những nhận định sâu sắc, chi tiết về tình hình hoạt động và diễn biến việc đi Pháp của đoàn. Trong đó, có thông tin về người đi tiền đạo qua Pháp là ông “Nguyễn Văn Quận”. Người này chính là thân phụ quá cố của chúng tôi. Tuy nhiên, tên ông chính thật là Đoàn Kỳ Quận, chứ không phải Nguyễn Văn Quận. Có lẽ thời gian quá lâu và chi tiết này không phải là quan trọng nhất, nên tác giả bài viết nhớ chưa chính xác. Vậy, nếu không có gì khó khăn, xin quý vị chỉnh sửa dùm.”

Bài viết này gợi lại cho gia đình chúng tôi những kỷ niệm khó quên về một cột mốc quan trọng trong đời của người cha quá cố, đã góp phần nhỏ cho đoàn Thanh Minh Thanh Nga, đồng thời đóng góp vào hoạt động nghệ thuật của nước nhà ở Pháp vào thập niên 60. Xin chân thành cảm ơn ông Ngành Mai, cô Hòa Ái cùng đài RFA đã cho cộng đồng người Việt nhiều thông tin bổ ích.”

Tuy là vấn đề không quan trọng lắm, nhưng sự việc lên tiếng của cô Đoàn Anh Loan cũng giảm đi mức độ chính xác của bài viết, bài nói chuyện của mình, trên làn sóng phát thanh một đài có nhiều người nghe, thành thử ra tôi đã e-mail về đài Á Châu Tự Do để trả lời cho cô Đoàn Anh Loan, mà tôi sẽ trình bày tiếp ở phần sau.

Khi xưa thời thập niên 1960 có lần ban tuyển chọn giải Thanh Tâm họp tại trụ sở Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu ở đường Cô Bắc, Sài Gòn, ông Trần Tấn Quốc người sáng lập giải Thanh Tâm, có nói chuyện với các thành viên trong ban (mà đa số là ký giả kịch trường) như sau: “Người phụ trách trang kịch trường của tờ báo phải am tường, phải hiểu biết sâu rộng về nghệ thuật cải lương. Nói một cách khác là phải theo dõi liên tục hoạt động sân khấu thời gian lâu dài với trình độ căn bản về thu thập. Đồng thời ít nhiều gì cũng phải có tài liệu liên quan đến hoạt động cải lương để tham khảo và để chứng minh khi cần. Chứ không phải chỉ hiểu biết cách lơ tơ mơ, rồi mang máy chụp hình đến Ngã Tư Quốc Tế, hoặc đi vào hậu trường rạp hát để làm ký giả kịch trường...”
UserPostedImage
Những nữ nghệ sĩ nhận giải Thanh Tâm. Từ trái qua: Thanh Nga - Ngọc Giàu - Lan Chi - Bích Sơn.
Lời của ông Trần Tấn Quốc quả đúng không sai, đã rơi vào trườnghợp của tôi hiện giờ. Nếu như không có tài liệu thì rất khó giải thích, bởi cô Đoàn Anh Loan là con của nhà tiền đạo Nguyễn Văn Quận, hay Đoàn Kỳ Quận (theo như cô Đoàn). Người con nói tên họ của cha mình thì ai lại không tin là đúng.

Thế nhưng, đối với tôi lại là người có tài liệu chứng minh, và để trả lời cô Đoàn Anh Loan, tôi scan bản tin của Việt Tấn Xã hồi 44 năm về trước được đăng trên tờ báo Chính Luận ngày 22 – 1 – 1969 có ghi rõ nhà tiền đạo là Nguyễn Văn Luận, gởi về đài RFA để thông báo trả lời cho cô Đoàn trong mục Thư Tín của đài.

Một đêm hát cải lương
Và tiếp theo đây cô Triệu Mỹ Ngân sẽ đưa quí vi vào xem một đêm hát cải lương:
Đến rạp để xem một vở tuồng, khán giả thật tâm muốn thưởng thức nghệ thuật phải chú trọng những gì diễn trên sân khấu, do đó người xem phải tập trung tư tưởng, tinh thần để theo dõi lời ca, câu hát. Có vậy mới bổ ích cho mình và cũng không hoài công sự cố gắng của diễn viên và soạn giả. Nhưng khốn nỗi, trong lúc khan giả thật tâm muốn thưởng thức nghệ thuật lại gặp bao nhiêu bực dọc phiền toái ở cạnh mình, giữa bầu không khí ồn ào mà phần lớn cũng là do đa số khán giả gây ra.

Có lần nọ vào giữa thập niên 1960, một ông công chức cùng bà xã đi coi cải lương, sáng hôm sau vào sở ông kể lại rằng, tuồng hát bắt đầu, lúc tấm màn nhung vén lên khởi diễn thì khán giả ở ngoài mới chịu ùn ùn kéo vào.

Đáng lý khán giả vào trước lối 5 hay 10 phút để biết chỗ nào mình ngồi, và để cho tâm trí được thong thả nhẹ nhàng đặng chút nữa xem hát nghe ca. Nhưng không, số bà con khán giả khá đông đó đợi mở màn rồi mới chen lấn vào. Cảnh tượng, không khí bên trong rạp lúc bấy giờ thật là rối loạn huyên náo. Những người vào trước phải co giò nép mình cho những người vào sau tìm số ghế.

Khi mấy bạn chỉ dẫn tìm đúng số ghế, lại thấy có người chiếm rồi. Anh ta năn nỉ người ngồi lầm ghế trả lại chỗ ngồi, nhưng khán giả ấy không chịu đi, do bởi nhân viên ở quày vé bán “đúp lê” chiếc ghế tốt này. Thế là cả một vấn đề gay go, giải thích và xin lỗi đủ điều của anh chỉ dẫn. Không khí đã ồn ào lại càng ồn ào hơn bởi sự cãi vã to tiếng.

Tội nghiệp cho khán giả ngồi phía sau vì sự chàng ràng của mấy ông bà khán giả đi tìm số ghế, cho đến cả mấy chú chỉ dẫn lom khom năn nỉ, nên họ phải nghiêng đầu qua, nghiêng đầu lại để nhìn lên sân khấu.

Chờ cho xong cuộc “đổ bộ” như thế, những người vào trước và thật sự muốn xem hát vô tình bị “tước” hết một đoạn đầu của màn nhứt. Tuồng tích lần hồi đến mức áo le gay cấn, tưởng đâu ai nấy đều chăm chú theo dõi nhưng diễn biến trên sân khấu, thì ở đầu nầy có hai chị đàn bà hàn huyên, kể lể bằng một giọng rang rảng về hụi hè, về vé số và luôn cả vụ vừa mới đánh ghen với đức ông chồng ở đâu đó. Tiếng nói của hai chị khán giả nầy nổ như pháo Tết làm át mất tiếng hát của nghệ sĩ.

Trong lúc ấy thì ở góc bên kia, một bà khán giả khác bồng theo một em bé độ hai tuổi, vì nóng nực đòi uống nước thế nào đó, lại ré lên. Khi đó, thay vì dịu dàng dỗ con hay nếu không cũng chịu khó đứng dậy bồng đứa bé ra ngoài trong chốc lát để tránh sự phiền phức cho những người ngồi chung quanh. Trái lại, bà này lại “xáng” cho cậu bé mấy tát tai... Thế là thằng nhỏ đau điếng khóc thét rùm cả rạp. Đã vậy, bà khán giả nói trên lại rống miệng đem đủ danh từ không đẹp chút nào để mắng cho thằng bé một trận đã nư, khiến cho bao nhiêu khán giả ngồi gần phải buộc lòng... nghe ráo.
Nếu là khán giả cải lương của thời thập niên 1950 – 1960 chắc chẳng một ai mà không biết qua vấn đề trẻ em gây ồn ào trong rạp hát, rất phiền hà cho khán giả. Có lần nọ vào khoảng 1956 gánh hát bầu tèo trình diễn ở Mỹ Tho, đêm đó đang diễn tuồng Phàn Lê Huê giả chết. Màn nhứt vừa bỏ xuống, bỗng kéo lên liên, và người thấy ông bầu đứng nghiêm chỉnh, trịnh trọng nói:

- Kính thưa quí vị nít nhỏ, xin quí vị cảm phiền bước xuống khỏi sân khấu tui mới cho hát tiếp...

Khán giả cười ầm lên. Thì ra hôm bữa đó con nít vô rạp quá nhiều, đứng chật đường đi, không còn chỗ đứng và tràn lên sân khấu. Lại còn thêm phía trong cánh gà còn nghịch ngợm hơn, một đứa vô nằm trong chiếc hòm của Phàn Lê Huê để cho mấy đứa khác khiêng và cười rần lên...

Trong đám con nít ấy có con của các khán giả, và những đứa bé vô cọp cũng có. Có lần nọ đi xem đoàn Hoa Thủy Tiên khai trương ở rạp Biên Hùng, Biên Hòa gặp “hằng hà sa số” con nít đứng trên bệ trước giàn kèn, rồi tràn lên mí sân khấu. Đến đoạn một cô đào sắp diễn lớp cô ta tự tử ở trước tấm đề co phít, thì “quí vị nít nhỏ” bu cô ta, khiến cô ta mắc cỡ, diễn... tắt ngang cái lớp đó, để tắt đèn đổi cảnh…

Có đêm đông đảo con nít đến đứng cà rà ở dàn nhạc khiến khán giả ngồi ở phía sau hết sức bực mình. Rồi thỉnh thoảng các nhân viên soát vé đến lùa đám trẻ nít đi. Rồi một chút thôi, chúng lại tụ tập đến nơi ấy nữa. Rồi các anh soát vé đến đuổi xô. Diễn mãi như thế... Hoặc là một chị nọ dẫn theo 3, 4 đưa con nít ngồi đứng lăng xăng cạnh mẹ nó, làm cho khán giả ở hai bên và ở phía sau khó xem được tuồng hát. Cái lào xào, lộn xộn ở các rạp hát do con nít tạo ra rất thường thấy. Nhiều người xem hát, dẫn theo con nít từ còn bé đến con nít biết chạy giỡn. Người ta hằng được chứng kiến cảnh con của một nữ khán giả khóc ré lên, rồi nữ khán giả ấy vạch vú cho con bú – thằng “oắt con” hay con “oắt con” có lẽ vì nực nội, cứ khóc mãi, khiến cho má nó giận đánh cái chát rồi chửi um lên.

Còn rất nhiều chuyện lào xào lộn xộn nữa, mà thường do con nít “chủ động”. Các đoàn hát cần khán giả nên vẫn cho các bà mẹ dẫn con theo hay bồng con theo coi. Vì một số nữ khán giả thuộc lớp lao động, không có mướn người giữ con, nên đi xem hát là phải dẫn con theo. Nếu cấm ngặt con nít đi theo mẹ, thì chắc chắn các đoàn hát mất một số lớn khán giả vậy.

Trên đây là một vài vấn đề “đặc thù” của sân khấu cải lương ở nước ta. Và những chuyện như vầy chắc rằng khán giả cải lương sẽ hình dung được ngay. Còn bao nhiêu vấn đề khác nữa mà trong một buổi nói chuyện làm sao nói cho hết được!
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.116 giây.