logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/10/2016 lúc 08:29:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,139

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
THƯA QUÝ BẠN, trước khi quý bạn xem xét về một số cuộc tình có thể coi là hơi lạ ở trong nước, Đoàn Dự tôi xin phân biệt hầu quý bạn một vài danh từ, ví dụ như những tiếng “hoa khôi” và “hoa hậu” chẳng hạn. “Hoa khôi” là người được coi là đẹp nhất trong một phạm vi nào đó có khá đông người. Ví dụ trong một trường học chẳng hạn, cô nữ sinh tên X. được mọi người gọi là hoa khôi mặc dầu chẳng có bầu bán gì cả. Còn khi có bầu bán, có tổ chức cuộc thi đàng hoàng thì người đoạt giải hạng nhất được gọi là hoa hậu. Ví dụ trường Đại học Kiến Trúc Sài Gòn và Hà Nội thỉnh thoảng có tổ chức một cuộc thi hoa hậu “bỏ túi” trong trường và cô sinh viên đoạt hạng nhất đó được gọi là Hoa hậu Đại học Kiến Trúc… năm… Như vậy, hoa khôi cũng là người đẹp nhất trong một đơn vị nào đó nhưng chỉ được mọi người nhận xét theo cảm tính của mình, không có cuộc thi hoặc bầu bán chính thức, còn hoa hậu thì có cuộc thi và có bầu bán chính thức. Trong câu chuyện dưới đây quý bạn sẽ thấy nhân vật Vũ Thị Tuyết Nhung là hoa khôi Quảng Ninh chứ không phải hoa hậu Quảng Ninh, bởi vì Quảng Ninh tức tỉnh có thành phố Hải Phòng, ải Pnổi tiếng có nhiều người đẹp và thường tổ chức các cuộc thi hoa hậu, cô Tuyết Nhung chưa dự thi hoa hậu một lần nào cả.
Ngoài ra, một chuyện khác Đoàn Dự tôi cũng xin thưa với quý bạn là hiện nay, những cuộc hôn nhân đồng tính tức những đám cưới mà cô dâu và chú rể đều là nam cả hay là nữ cả, diễn ra khá nhiều ở trong nước. Quốc hội CSVN đã đưa vấn đề này ra bàn luận, nhưng cuối cùng người ta tạm gác đấy đã, chưa công nhận mà cũng không ngăn cấm. Không ngăn cấm thì cứ việc cưới nhau thôi. Nhưng điều này có cái phiền là những cặp đồng tính tuy kết hôn song chưa được công nhận nên không thể làm giấy hôn thú hoặc có một giấy tờ gì về việc cưới hỏi. Họ chung sống với nhau, chẳng may có sự chia rẽ thì rất khó cho việc phân chia tài sản. Hoặc cũng có trường hợp một người đồng tính ở nước ngoài như một Việt kiều chẳng hạn, kết hôn với một người đồng tính ở trong nước, do không có giấy hôn thú nên người hôn phối ở nước ngoài về sống ở VN thì được vì VN không đòi hỏi giấy tờ bảo lãnh, còn ở nước ngoài, nếu muốn bảo lãnh cho người hôn phối sang sống ở bên ấy rất khó, gần như không thể được. Mà nếu đi du lịch rồi trốn ở lại thì rất nguy hiểm vì không có bảo hiểm y tế, không thể đi xin việc làm…
Sở dĩ chúng tôi gọi là những cuộc tình kỳ lạ bởi vì những người trong hai câu chuyện có thật sau đây đều tương đối đã lớn tuổi, có sự suy nghĩ chín chắn nhưng tình cảm của họ thật khác lạ. Bây giờ xin mời quý bạn xem xét…
Cặp đồng tính nữ U50 gây “bão” trên mạng
Đã từng có mỗi người một mái ấm gia đình như mọi phụ nữ khác, nhưng hai con người ấy dường như vẫn luôn khao khát tìm lại chính mình. Cho đến khi gặp nhau họ mới biết người kia mới thực sự là “một nửa” của đời mình. Vượt qua khoảng cách địa lý, vượt qua các mặc cảm, hai con người tương đối đã luống tuổi đó quyết định tổ chức đám cưới để có danh phận rõ ràng…
Cô hoa khôi Quảng Ninh và chuyến đò dang dở
Sau rất nhiều lần hẹn hò qua điện thoại, cuối cùng cô dâu Vũ Thị Tuyết Nhung cũng xin phép được “chồng”là chị Phan Thúy Phượng, gặp gỡ các phóng viên tại một quán cà phê ở thành phố cảng Hải Phòng để chia sẻ về mối tình của họ.
Chị Vũ Thị Tuyết Nhung sinh năm 1971 (năm nay 45 tuổi), có nét đẹp mặn mà, tươi tắn, mang tính chất chất thu hút của một cô gái Quảng Ninh.
Ít ai ngờ rằng người phụ nữ U50 ăn nói nhỏ nhẹ, thậm chí còn mang nặng truyền thống Á Đông ấy lại vừa gây “bão” trên mạng khi dám công khai làm đám cưới với người phụ nữ mình yêu tên Phan Thúy Phượng, sinh năm 1964, lớn hơn chị 7 tuổi và hiện đang sống tại Úc.
Chị Tuyết Nhung tâm sự với cô nữ phóng viên: “Ngày cưới của “vợ chồng” chị dư luận bàn tán xôn xao lắm em ạ. Nhưng kệ, miễn là chị cảm thấy hạnh phúc là được. Ai sinh ra trên đời này mà chẳng muốn có một giới tính rõ ràng…”. Chị Nhung bắt đầu câu chuyện bằng những lời quả quyết như vậy khi nói về đám cưới của mình với người “chồng” đồng tính.
Đám cưới đồng tính và quá khứ đặc biệt của người “chồng”
Thời còn là học sinh, sinh viên, chị Nhung nổi tiếng với danh hiệu hoa khôi của trường. Nhiều người đàn ông theo đuổi nhưng cũng mãi đến năm 29 tuổi (năm 1999), chị mới lên xe hoa với một người đàn ông là nhân viên khá cao cấp về thuế vụ tại Hải Phòng..
Cuối năm ấy, chị sinh một cháu gái và đến năm 2008 thì sinh tiếp cô con gái thứ hai. Cũng kể từ đấy, cuộc sống của gia đình chị bắt đầu có sự chia rẽ, vợ chồng không còn chuyện trò thân mật với nhau. Theo lời chị Nhung kể thì vợ chồng chị thường xuyên bất đồng quan điểm trong việc con gái con trai, chồng muốn có con trai trong khi chị thấy con nào cũng là con, nuôi được một đứa trẻ từ lúc lọt lòng đến lúc nên người rất khó nhọc, chị không muốn sinh thêm nữa. Cứ nói đến chuyện con cái là lại mỗi người một phách.
Chị sinh ra và lớn lên ở Quảng Ninh nhưng khi lấy chồng thì chuyển về sống cùng gia đình nhà chồng tại Hải Phòng, bạn bè không nhiều nên chị cũng chẳng mấy khi ra ngoài giao du. Sau những mâu thuẫn âm ỉ giữa hai vợ chồng, đến năm 2013, chị quyết định nộp đơn ra tòa xin ly dị khi cô con gái thứ 2 vừa tròn 5 tuổi. Đến năm 2014 thì vợ chồng chị chính thức đường ai nấy đi. Chị nói với các phóng viên khi nhắc đến cuộc hôn nhân đầu tiên: “Giờ người ta đã có gia đình riêng rồi nên tôi không muốn nhắc lại quá khứ để tránh làm cho nhau tổn thương”.
Chia tay chồng xong, chị Nhung cũng nghĩ chị sẽ ở vậy nuôi dạy hai cô con gái khôn lớn. Năm 2015, trong một lần đến nhà bạn chơi, chị được giới thiệu làm quen với chị Phan Thúy Phượng, một người phụ nữ từng ly dị đang sống và làm việc tại Úc. Chị Phượng hiện có một cậu con trai nhỏ 8 tuổi.
Mối tình xuyên quốc gia
Chị Nhung kể, khi mới quen nhau, chị không bao giờ có thể nghĩ có ngày chị Phượng sẽ là “một nửa” của cuộc đời mình. Họ cùng hoàn cảnh nên chỉ nghĩ làm bạn, hằng ngày tâm sự, chia sẻ với nhau qua mạng cho vơi đi sự trống trải. Cho đến một ngày, chị Nhung bỗng cảm thấy nhớ nhung và yêu người phụ nữ đang sống cách mình cả vài ngàn cây số đến da diết. Không được nghe giọng nói của nhau là chị tưởng chừng như không thể sống nổi.
Chị bảo, do chênh lệch về múi giờ giữa hai nước (lệch 4 tiếng đồng hồ, ví dụ 17 giờ Việt Nam thì lúc ấy là 21 giờ bên Úc, và tùy theo mùa, có mùa cách nhau 3 tiếng), nên mỗi ngày đi làm về, chị lại tranh thủ cơm nước cho con rồi chạy ngay vào phòng trò chuyện với chị Phượng. Cũng có khi chị và chị Phượng tâm sự trắng đêm.
Một hôm, không thể cưỡng lại được tình cảm của mình, người “đàn ông” Phan Thúy Phượng đã ngỏ lời yêu thương chị. Đến tháng 5/2015, hai người công khai mối quan hệ tình cảm với bạn bè. Rồi họ hẹn nhau ngày gặp mặt sẽ bàn đến chuyện xây dựng tương lai.
Chị kể: “Hôm ấy tôi hồi hộp lắm, cả đêm không sao ngủ được. Tôi nhớ như in, bữa đó là ngày 13/7/2015, mặc dầu biết trước chuyến bay của người yêu hạ cánh xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội) vào ban đêm nhưng ngay từ trưa tôi đã thuê một chiếc xe 7 chỗ từ Hải Phòng lên Hà Nội. 14 giờ chiều tôi đã có mặt tại sân bay Nội Bài. Cứ một lúc tôi lại chạy vào hỏi nhân viên an ninh xem chuyến bay đã sắp hạ cánh hay chưa, đến nỗi người ta phát cáu lên với tôi. Tới 22 giờ thì chuyến bay hạ cánh và cả hai như vỡ oà trong niềm hạnh phúc, ôm chầm lấy nhau, nước mắt rơi ướt vai áo…”.
Lời cầu hôn đặc biệt và đám cưới gây “bão”
Rời khỏi sân bay, chiếc xe 7 chỗ chạy thẳng về gia đình chị Nhung tại Hải Phòng. Ngồi trên xe với bao nhiêu câu chuyện trên trời dưới biển, đến khi chiếc xe dừng lại đã gần 3 tiếng mà những lời yêu thương, tâm sự vẫn chưa dứt.
Chị Nhung kể: “Buổi sang, lúc “anh ấy” ra mắt, cả nhà tôi ai cũng ngạc nhiên. Nhưng khi nghe tôi trình bày về hoàn cảnh của cả hai bên thì mọi ngưới trong gia đình tôi đều ủng hộ. Dần dân, hai con gái tôi rất quý “bố” Phượng và ngược lại con trai của “bố” Phượng cũng coi tôi như mẹ ruột”.
UserPostedImage
Hai con gái của chị Tuyết Nhung và con trai của chị Thúy Phượng
Chị kể tiếp: “Sau khi ở nhà tôi tại Hải Phòng ít ngày, “anh” Phượng (chị Nhung gọi chồng thân mật – PV) đưa tôi vào ra mắt gia đình tại nhà ở Quận 7 Sài Gòn. Do mọi người trong gia đình đều hiểu biết và có cách suy nghĩ hết sức tiến bộ nên chúng tôi không gặp trở ngại nào cả, sau đó tôi trở về Hải Phòng. “Anh ấy” tâm lý lắm, ngày Phụ nữ Quốc tế 8/3 hay hay ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngoài việc gọi điện thoại hỏi thăm thường xuyên thì không bao giờ anh ấy quên gửi quà. Nhưng tôi nhớ đặc biệt nhất là ngày 21/8/2015, sinh nhật tôi, trước đó anh ấy đã ra Hải Phòng rồi mời tôi cùng 2 con gái tôi, có cả con trai anh ấy nữa, đi ăn nhà hàng.
“Đến nơi, tôi thấy anh đã đặt sẵn một chiếc bánh sinh nhật và nói lời cầu hôn. Anh ấy bảo: “Em làm vợ anh nhé?” và nhẹ nhàng rút trong túi ra một chiếc nhẫn kim cương đã chuẩn bị sẵn từ bên Úc, đeo vào tay tôi. Tôi lặng người đi vì xúc động…”, chị Nhung tâm sự.
Sau lần về nước gần 3 tháng, đến tháng 9/2015, chị Phượng trở lại Úc làm việc và mang theo bao lời hẹn ước. Rồi ngày nào hai người cũng liên lạc với nhau. Chị Phượng chủ động bàn với người yêu: “Em cứ tính việc tổ chức hôn lễ. Anh muốn hai đứa có một danh phận để bạn bè và gia đình hai bên cùng chứng nhận”.
Ngày 30/7/2016 vừa rồi, hai người phụ nữ từng đổ vỡ hôn nhân đã quyết định chọn một nhà hàng tại thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) để tổ chức đám cưới.
Lúc chia tay với các phóng vien, chị Nhung cho biết: “Vợ chông tôi có nhiều dự định trong tương lai. Trong đó dự định lớn nhất là sắp xếp để anh ấy từ bên Úc về bên này sống chung một nhà để sớm tối có nhau. Về thì dễ rồi nhưng anh ấy còn công việc làm ăn và nhà cửa ở bên ấy, chưa biết khi nào mới giải quyết xong mà thực hiện được”.
Chung chồng vì quá thương em gái
Tai nạn bất ngờ ập đến khiến chị Hồ Thị Phúc bị liệt nửa người, phải nằm một chỗ suốt 15 năm nay. Thương em, chị Hạnh đã hy sinh bản thân, chấp nhận nên duyên vợ chồng với em rể để tiện săn sóc em gái bệnh hoạn…
Dù biết hành động ấy vi phạm pháp luật nhưng trong hoàn cảnh của hai chị em, nhiều người cũng thông cảm, chia sẻ với người phụ nữ muốn thay em gái gánh vác gia đình. Mười lăm năm trời trôi qua, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng hai chị em lấy chung một chồng này vẫn sống hòa thuận dưới một mái nhà.
Mối lương duyên gượng ép
Về thôn Cây Đa, xã Sơn Hòa (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), hỏi chuyện hai người phụ nữ lấy chung một chồng, hầu như ai cũng biết và có thể kể lại rành mạch.
Trong nhà tối thui, ẩm thấp, chị Hồ Thị Phúc (39 tuổi) đang nằm sấp trên giường, hai tay thả xuống nền nhà để bóc vỏ đậu phọng. Thấy có khách đến, chị vội tháo chiếc mũ lưỡi trai đang đội trên đầu và chiếc khẩu trang đang bịt miệng ra để chào hỏi, rồi phân trần: “Làm mấy cái này bụi lắm nên tôi phải bịt kín cẩn thận, nếu không phải tắm giặt nhiều lại tội chị Hạnh”.
UserPostedImage
Chị Hồ Thị Phúc (đang bóc vỏ đậu phọng)
Kể về cuộc đời bất hạnh của mình, chị Phúc thở dài: “Tôi bị bại liệt, nằm một chỗ 15 năm nay rồi, không làm được việc gì nên nhận bóc vỏ lạc thuê cho người ta. Mỗi ngày nếu làm cật lực cũng kiếm được 20 ngàn đồng. Số tiền này tôi đưa cho chị Hạnh lo ăn uống cho gia đình”. Nói đoạn, hai bàn tay của người phụ nữ lại thoăn thoắt với công việc dang dở.
Khi được hỏi về người chị gái, chị Phúc không ngần ngại nói: “Không giấu gì các anh chị, chị ấy và tôi là hai chị em ruột nhưng lại lấy chung một chồng. Người đời họ nói ra nói vào nhiều lắm nhưng chị em tôi kệ, cốt mình hiểu nhau là được. Cả cuộc đời này tôi mang ơn chị tôi nhiều lắm”.
Theo lời kể của chị Phúc, biến cố khiến hai chị em lấy chung một chồng là do tai nạn của chị năm 1999.
Kỳ ấy, sau hai năm nên duyên vợ chồng với anh Tống Trần Tý (sinh năm 1972, lúc đám cưới 27 tuổi, còn “cô dâu” 22 tuổi ) rồi có một bé trai kháu khỉnh đặt tên là Tống Trần Mạnh. Khi cháu Mạnh mới được 1 tuổi thì chị Phúc gặp tai nạn. Lần đó, trong khi đi lấy đậu phọng về bóc thuê cho người ta, bất ngờ bức tường xi-măng đã cũ đổ ập xuống đè lên người khiến chị bất tỉnh. Dù được mọi người đem tới bệnh viện Nghệ An cứu cấp kịp thời nhưng do bị gãy xương sống, đứt thần kinh tủy nên chị lâm cảnh bại liệt nửa người vĩnh viễn.
Từ một phụ nữ khỏe mạnh mới 24 tuổi, chị phải nằm một chỗ, mọi sinh hoạt hằng ngày đều phải có người giúp đỡ. Đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần khiến chị suy sụp hẳn. Chị ngậm ngùi tâm sự: “Lúc đó tôi muốn buông xuôi tất cả. Bản thân bị bại liệt không cử động được trong khi chồng phải vất vả ngược xuôi kiếm tiền lo cho vợ và đứa con mới hơn 1 tuổi, tôi thấy mà rớt nước mắt. Cũng may có chị Hạnh giúp đỡ…”.
Sau khi được mổ xẻ, cứu chữa, chị Phúc phải nằm bệnh viện hơn 2 tháng, chi phí điều trị lên đến hàng trăm triệu đồng nhưng vẫn phải nằm một chỗ không nhúc nhích được, mọi viêc ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cá nhân đều do chị Hạnh làm. Thương em, chị Hồ Thị Hạnh (sinh năm 1974, chị ruột, lớn hơn chị Phúc 3 tuổi) bỏ mọi công việc đồng áng cho bố mẹ đã ngoài 60 tuổi trông nom, khăn gói lên bệnh viện chăm sóc em. Nhờ có chị Hạnh túc trực đêm ngày ở bệnh viện nên anh Tý cũng đỡ vất vả, có thể chạy qua chạy lại, về làng (tại Hương Sơn, Hà Tĩnh) để lo việc nhà cửa, đồng áng, thăm nom đứa con trai gửi bên ông bà ngoại, và bán chác cái này cái nọ kiếm tiền đem lên “tiếp tế” trên bệnh viện.
Chị Phúc được xuất viện, chở về nhà nhưng bị nằm liệt và phải có người chăm sóc suôt đời. Lại còn thằng bé Mạnh mới hơn 1 tuổi nữa, ông bà ngoại già rồi mà cũng còn phải lo việc đồng áng kiếm ăn, làm sao có thể trông nom mãi được. Anh Tý có vợ là chị Phúc đấy mà như gà trống nuôi con. Cuối cùng, sau nhiều đêm hai chị em tâm sự, chị Hạnh quyết định kết duyên với em rể để danh chính chính ngôn thuận sống cùng nhà, gánh vác công việc gia đình.
Với suy nghĩ của chị Hạnh, đây là cách duy nhất để chị có thể ở bên cạnh chăm sóc em gái và cháu mãi mãi. Nhớ lại thời điểm đó, chị Phúc tâm sự: “Lúc nghe chị ấy ngỏ lời sẽ lấy anh Tý để hai chị em được gần nhau, tôi lặng người đi một lát rồi gật đầu đồng ý. Thật sự tôi cũng không lấy gì làm buồn là vì dù sao chị Hạnh cũng là chị em ruột, xẩy sàng xuống nia, tôi chỉ hơi dị (mắc cở) vì hai chị em lấy chung một chồng mà thôi ”.
UserPostedImage
Chị Hồ Thị Hạnh, người lấy chung chồng vì thương em gái
Quyết định khác người của chị Hạnh được gia đình hai bên nội ngoại chấp nhận. Nhớ lại điều này, ông Tống Trần Bồng (75 tuổi, bố anh Tý) nói: “Lúc đầu, khi nghe ba đứa chúng nó đề cập đến chuyện ấy tôi cũng bỡ ngỡ. Ở thôn quê, đó là chuyện tai tiếng, bị mọi người chỉ trích. Nhưng khi thấy phía bên ông ngoại bà ngoại cháu Mạnh đồng ý tôi cũng thuận theo”.
Cuối năm 2000, chị Hạnh cùng người em rể Tống Trần Tý chính thức chung sống với nhau bằng một bữa cơm thân mật mời ông ngoại bà ngoại, ông nội bà nội và vài ông chú bà bác tham dự. Vậy là trong căn nhà ấy có thêm một phụ nữ cũng cùng danh phận là vợ. Dù có nhiều lời bàn ra tán vào nhưng ba người vẫn sống vui vẻ với nhau.
Hạnh phúc trong nghèo khó
Hơn 15 năm trời đã trôi qua, dù cuộc sống còn nhiều vất vả nhưng gia đình vẫn luôn êm ấm. Hằng ngày anh Tý đi phụ hồ, chị Hạnh làm nông nghiệp, còn chị Phúc dù tàn tật cũng cố dùng đôi tay bóc vỏ đậu phọng kiếm thêm chút đỉnh. Trước đây, chị Phúc làm nghề đan lát, mỗi ngày cũng kiếm được vài chục nghìn. Công việc tuy mệt nhọc đối với người khuyết tật, thu nhập chẳng bao nhiêu nhưng chị cũng vui vì thấy mình còn có ích cho cuộc sống gia đình.
Nói về cái gia đình đặc biệt này, ông Hà Học Miên, trưởng thôn Cây Đa xã Hòa Sơn cho hay: Thời điểm anh Tý lấy vợ chị Hạnh, do gia đình họ tổ chức lặng lẽ nên chính quyền cũng không can thiệp. Sau hôn lễ là một mâm cơm đơn giản, ba người này sống với nhau rất hòa thuận, hàng xóm chưa bao giờ nghe thấy họ to tiếng với nhau. Vì cảm thông với hoàn cảnh của họ, lại thấy họ sống êm ấm, chị Hạnh lại hết lòng chăm lo cho em gái nên bà con lối xóm cũng mừng cho họ.


Đoàn Dự
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.176 giây.