logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/10/2016 lúc 11:13:52(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sống một cuộc đời thiếu ánh sáng, chịu bôi bỏ bao nhiêu nguyện vọng của một tâm hồn lúc nào cũng sôi nổi hào khí, cụ Đồ Chiểu đã cam yên phận chôn vùi thân danh trong lũy tre và vườn dừa, hôm sớm bầu bạn cùng lũ đồ đệ và ngâm đôi câu thơ cổ.

Yên phận và lánh đời, dường như ở thời ấy là một cứu cánh duy nhất của nhiều tâm hồn nhà nho dũng cảm mà chiến bại. như cụ Đồ Chiểu là một.

Tuy phải ở trong đêm dài vô tận, cụ không nản chí hay là tắt được lòng đạo, cụ đã vô tình muốn bày giải nỗi lòng u uẩn và buồn khổ của mình, mà để lại cho đời những trang bất hũ: Văn dĩ tải đạo.

Hồi tưởng đến một người lúc nào cũng chìm đắm trong cảnh âm u mà ánh sáng của thiên lương đã phát hiện bao vầng tươi rạng như thế, ta cũng có thể tự hào rằng thời dĩ vãng cũng không đến đỗi quá điêu tàn.

Là một nho gia, cụ Nguyễn Đình Chiểu đã cho ta một tấm gương thật sáng. Là một thân sĩ cụ đã cho ta nhận thấy nhiều khí tiết cao hùng, và khi đã không còn một ý tưởng nào được gọi là hoạt bát, với những câu văn chán nản châm biếm, cụ đã phát ra một ánh sáng bừng to lên của một ngọn đèn sắp tắt.

Thấy mình là một phế nhơn, nhưng nỗi u hoài không sao vơi được, mà chí hiên ngang của vị hùng nho như cũng không vì thế mà lụt đi, nên vịnh hoa sen cụ đã viết:

Phải chi sanh gặp nơi tiên cảnh.
Lá rụng cao che khắp cát hèn.

Sống vào thời loạn, thi sĩ Nguyễn Đình Chiểu thêm mang một thân thế không may, tuy trong lời văn có nhiều câu khẳng khái hùng hồn cũng nhận thấy nhiều nỗi u uất buồn rầu của cụ.

Là một nhà nho đầy tiết nghĩa, cụ, mặc dầu mù tối, cũng cố nâng cao phẩm giá của mình trước trận bão lợi danh mịt mịt.

Đối với thi sĩ Tàu, cụ Đồ chiểu ngoại trừ văn phẩm có thể không thẹn tâm và chí, cái tâm chí không vì thiếu ánh sáng mà sỗ sàng, không vì thất thời cơ mà chán ngán.

Lỡ vận đành không riêng một ai. Trong lúc thiên hạ còn rối ben lòng dân còn phân loạn, người đời phải sống dưới bao sự hãi hùng ghê rợn, có một thi sĩ Tàu đã than: “Sĩ ư vong quốc, tác thi nhân”.
UserPostedImage
Bìa quyển Lục Vân Tiên.

Danh nhân Trung quốc cũng không thiếu người vì thất chí mà hoặc chán đời lánh tục, hoặc thở than cho thân thế phù trầm của mình như ông Khuất Nguyên khi làm quan nước Sở bị người gièm mà phải đuổi, tự nghĩ lấy làm thương tấm lòng ngay chính hàm oan, nên khi qua sông Tương có làm một bài Sở Từ lời lẽ thâm trầm mà ý tứ như hơi oan ức:

… Đời đục mà không ai biết ta hề,
Ta cứ ruổi mau mà chẳng ngó…
Sớm mai ta sẽ vượt sông “Tương”
Đứng bến “Ngạc” quay đầu trông lại hề,
Ào ào nổi tiếng gió chi bi thương!...
… Vào bến “Tư” ta còn dùng dằng hề,
Ta chưa biết ở vào đâu!
Rừng sâu thẵm chi tối mò hề…
… Tuyết tơi bời chi khắp gần xa hề,
Mây đùn đùn mà kéo mau.
Thương cái sống của ta chi buồn bực hề,
Một mình ở trong núi sâu.
Ta không hay đổi lòng mà theo tục hề,
Đành ta trọn đời mà ôm sầu.
Kia Tang Hộ còn phải đi trấn hề,
Tiếp Dư còn phải tội gọt đầu.
Người trung đã chắc gì được dùng hề,
Người hiền đã chắc gì được ai cầu!
Người xưa mà còn như thế hề,
Ta còn oán gì người sau,
Ta cứ vững một lòng mà giữ đạo hề,
Thôi, chẳng quản gì buồn rầu!
(bản dịch của Phan Kế Bính)

Xa cách nhau hàng vạn dặm, và hàng mấy thế kỷ, nhà thi sĩ Trung hoa kia và cụ Đồ Chiểu tả vẫn có những ý nghĩ tương tợ nhau về vua về nước, tuy ân triệu và cảm giác có khác nhau vì hoàn cảnh xã hội.

Đỗ Phủ một thi hào đời Đường, có tiếng là nhà thơ lỗi lạc nhứt, cũng sống một cụôc đời ba chìm bảy nổi, lưu lạc khắp nơi, cũng có nhiều tứ thơ đau buồn nhưng mênh mông và dịu dàng, mà ta có thể tìm thấy ở cụ Đồ Chiểu nhà mình.

Nhà thi sĩ ấy một hôm đến Khúc Giang ngắm lá bay hoa rụng, bâng khuâng cho đời mình mà tơ lòng buông ra bao đường dìu dặt như ngao ngán, như oán hờn.

Hoa bay một cánh kém xuân rồi,
Gió dật muôn bông thật não người!
Hãy ngắm tả tơi hoa trước mắt,
Chớ nề be bét rượu mềm môi,
Dưới thềm trả đẻ, nhà chi tá?
Bên dậu nghê nằm, mộ của ai?
Vật lý dường này, vui cũng phải,
Cần chi tiếng hảo bận cho đời?
(Ngô Tất Tố dịch)

Sanh làm kiếp thị nhân không những buồn cho số kiếp của mình, thậm chí nhìn cỏ cây ủ rũ dưới trời thu, mà thơ cũng cảm thấy lòng sầu chan chứa, sầu quá hóa vui ngang.

Quả có những câu này của Đồ Chiểu:

Một phương thù tránh đường gai gốc,
Trăm tuổi cho tròn phận tóc da.
Chén rượu đỏ lòng xin cạn chén,
Nhớ nhau: ngày khác… biết sao mà!

Cụ Đồ Chiểu không nhìn thấy đời mà vẫn biết xót thương đời, và căm tức cho những người sáng không cố cập đạo lý:

Sáng chi nhân nghĩa bỏ đi,
Thảo ngay chẳng biết, lỗi nghì thiên luân!
Thấy rồi muôn việc trong trần,
Xin còn hai chữ “tâm thần” ở ta!
(Ngư Tiều vấn đáp)

Nhà thơ Đỗ Phủ không phải gặp cảnh tối tăm như cụ Đồ nhà ta, đứng trước cảnh thu về lá rụng vạn vật, như nhuộm vẻ ưu sầu, lòng khỏi căm hờn nhưng không khỏi sinh mối tiếc thương. Nhìn được mà cảm thấy buồn làm sao, thi nhân đã viết:

Giòng sông cồn cộn, trời tung sóng,
Ngọn ải mờ mờ, đất rợp mây.
Lệ tủi: sợ coi chòm cúc nở,
Lòng quê: mong buộc chiếc thuyền đầy.
(Ngô Tất Tố dịch)

Người mắt sáng lòng dường như chua xót đến lo sợ khi sẽ nhìn chòm cúc nở, người mắt tối lại lo cho bao kẻ thấy đường mà phải vì lòng tham muốn nhân nghĩa bỏ đi. Tuy khác nhau ở tối sáng, nhưng tấm lòng yêu đời lo đời vẫn một! Thi sĩ ấy mới chơn thi sĩ không bao giờ “Vô binh thân ngâm”. Hai ông đều có sống trong một xung đột của lịch sử, mà tư tưởng của hai ông thật là siêu thoát thanh cao.

Sống một cuộc đời luôn luôn sóng gió, cụ Nguyễn Đình Chiểu đã mang thân lưu lạc từ tuổi thơ ngây, và gặp phải nhiều ân hận giữa lúc tâm hồn bị kích thích ghẹo trêu mà cụ vẫn nêu cao được khổng học, không hổ mình là một chơn nho.

So với thi sĩ Trung hoa, cụ Đồ Chiểu thật đáng được chúng ta luôn luôn hằng năm truy niệm. Vả lại, đứng trước tấm gương sáng sủa thanh cao ấy, chúng ta, thanh niên của thời đại mới, nên tự nhận mình có bổn phận phải học đòi nhắc nhở và tán dương.

Chúng ta phải tự rèn luyện như thế nào để khỏi hổ thẹn cảm hoài, các bực tiền bối chí sĩ và làm cho câu “hậu sanh khả úy” sẽ không phải là câu nói mỉa mai ở đời nầy và xứ nầy.

Thu Hoài

(Trích Tạp chí “Hạnh Phúc” số 52 – 1943, trang 8 – 9 Nguyễn Văn Sâm sưu tầm và đánh máy)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.088 giây.