logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/05/2013 lúc 12:56:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trong cuốn sách “Những Điều Cần Biết, Tôi Đã Học Được Từ Mẫu Giáo,” tác giả Robert Fulghum đã tóm lược tất cả những điều luật căn bản để làm người, đều năm trong chương trình mẫu giáo. Không biết ông có theo một thứ tự ưu tiên nào không, nhưng trong đó, gồm có những điều sơ đẳng sau đây:
Share everything - Phải chia sẻ tất cả mọi thứ
Play fair - Chơi công bằng
Don't hit people - Không được đánh người
Put things back where you found them - Lấy đồ ở đâu thì phải cất lại vào đấy
Clean up your own mess - Bày ra thì phải dọn
Don't take things that aren't yours - Không được lấy những đồ không phải là của mình
Say sorry when you hurt somebody - Làm ai đau thì phải nói xin lỗi
Wash your hands before you eat - Phải rửa tay trước khi ăn
Flush - Dùng cầu tiêu xong thì phải giật nước.
Warm cookies anh cold milk are good for you - Bánh cookies nóng và sữa lạnh tốt cho sức khỏe.
Trong một bài văn khác, ông còn nói đến hai điều luật nữa. Cần phải biết xếp hàng và chờ đợi đến lượt mình. Nói một cách Việt Nam thì là cấm chụp giật, chen lấn.
Sau khi đọc qua những điều luật này, chắc cụ cũng đồng ý với tôi, ông thày này thật quả là chí lý. Học làm người, chẳng được dạy ở đại học, hậu đại học, hay trong chương trình bác học, bác sĩ hay tiến sĩ, mà chỉ được dậy ở mẫu giáo. Chúng ta chỉ cần nhớ, và áp dụng những điều răn này, sống theo những điều dạy này, chúng ta sẽ trở thành một con người có giáo dục, tử tế, đàng hoàng. Nếu tất cả mọi người đều biết, đều áp dụng và sống theo như thế, chắc chắn xã hội sẽ tốt đẹp, đời sống con người sẽ bình an biết chừng nào.
Khổ nỗi khi ra đời, những điều học này đã bị quên lãng, vùi sâu trong tâm khảm, hay đã bị loại ra ngoài trí nhớ, để dành chỗ cho những điều khác cao siêu và lợi ích hơn.
Ngày xưa, ở Việt Nam, thời pháp thuộc (mới nản chứ), những điều luân lý căn bản, chẳng được dạy ở mẫu giáo - vì hình như thời đó chưa có chương trình mẫu giáo - mà được dạy ở cấp tiểu học. Chắc cụ cũng còn nhớ những điều học được trong hai bộ Giáo Khoa Thư, đã giúp những người thuộc thế hệ chúng ta biết những điều lễ nghĩa. Hồi này tôi quên quên nhớ nhớ, lú lú, lẫn lẫn, nhưng vẫn còn nhớ được vài điều. Chẳng hạn như cái bài anh chàng nói khoác, trái bí to bằng cái đình, chuyện thằng bé kêu chó dại. Bài anh thợ não nhặt hòn đá cất đi để báo thù, sau đó có dịp để báo thù anh ta lại vất hòn đá đi, không báo thù nữa. Có thể nói rằng, tư tưởng và cách xử thế của cụ và tôi đều được hình thành qua những bài đọc của bộ Giáo Khoa Thư.

Sau này, khi dành được độc lập, bộ giáo dục của nước Việt Nam độc lập quyết định bỏ bộ Giáo Khoa Thư gồm hai môn: quốc văn và luân lý ấy đi, để thay vào những bộ sách mới do nền giáo dục mới soạn, để thích nghi với quan niệm sống mới, với đời sống mới. Từ đấy – hình như – sự giáo dục lễ nghĩa cho con người bắt đầu được cởi mở hơn, tự do hơn, nên nền luân lý trở nên lỏng lẻo hơn. Và khi nhà trường từ chối việc giáo dục đức dục cho con trẻ, và trả lại cái trách nhiệm ấy cho gia đình, luân lý xã hội ngày càng xuống dốc. Từ gia đình cho tới xã hội, ai cũng cho rằng cần phải để cho con nít được tự do phát triển, tự do lựa chọn lối sống cho bản thân, không ai được quyền uốn nắn một con người theo một mẫu mực nào, cho dù cái khuôn đúc đó tốt đẹp đến đâu. Mỗi con người là một cá biệt, cần phải để cho nó được nẩy nở theo ý muốn của từng người, mà không được rập khuôn theo một chiều hướng nào.
Vì thế, với cuộc sống xã hội bon chen và chạy đua ngày nay, tôi cũng chẳng thể nào đem hai cuốn sách kinh điển - thời tôi còn học tiểu học – ra để dạy dỗ các cháu tôi. Nếu các cháu tôi cứ theo những điều dạy dỗ đó, phải nhường nhịn, phải chờ tới lượt, phải xếp hàng, thì chúng sẽ, suốt đời lẹt đẹt đi đằng sau thiên hạ, ngóc đầu lên chẳng nổi. Suốt đời cầm đèn đỏ, đi đoản hậu. Chẳng thể nào khá được. Bởi vì cuộc sống ngày nay là cuộc sống mạnh được, yếu thua, khôn nhờ, dại chịu. Những điều mà ông Fulghum đã học được trong mẫu giáo, ngày nay cũng đang đi vào một hoàn cảnh giống như hai cuốn Giáo Khoa Thư của Việt Nam. Chúng đã bị coi là lạc hậu rồi.
Hôm nọ, tôi đang ngồi xem tin tức trên tivi, bỗng một mẩu tin ngắn làm tôi giật mình. Bản tin nói, khu học chính thành phố Chicago, đang bàn thảo một dự luật là bãi bỏ một số luật lệ luân lý trong chương trình mẫu giáo. Đó là điều luật chia sẻ, xếp hàng và nhường nhịn. Những nhà giáo dục này lập luận. Khi bắt trẻ con chia sẻ, thứ nhất là sẽ làm cho đứa bị chia sẻ cảm thấy thiệt thòi, bất công. Nó phải cố gắng hết mình để đạt được cái nó muốn, trong khi cái đứa được chia sẻ, có khi chẳng chịu làm gì, chỉ ngồi há miệng chờ sung rụng, hưởng thụ cái kết quả khó nhọc của người khác. Còn xếp hàng chờ lượt cũng không còn đúng nữa, vì nó sẽ khuyến khích những đứa lười biếng, không cố gắng vươn lên, và nghĩ rằng rút cục, nó có làm hay không làm, thì cứ chờ rồi sẽ đến lượt. Điều này khuyến khích sự ỷ lại, tính tiêu cực. Nhường nhịn cũng không phải là điều hay. Đứa bị bắt buộc phải nhường nhịn sẽ đi đến công phẫn, khó chịu và cảm thấy bị bóc lột, bất công. Làm việc làm gì để rồi cuối cùng phải chia cho cái đứa chẳng chịu làm gì cả, chỉ khoanh tay ngồi chờ sung rụng, trong khi cái đứa được nhường lại cứ tưởng rằng cuộc đời rất công bằng, thể nào rồi cũng tới lượt mình, cũng có người đem lại chia sẻ, nhường cho mình những điều mình muốn, cho dù mình có cố gắng hay không.
Nghe xong bản tin này tôi bỗng đâm ra nghi ngờ sự hiểu biết của mình, cái nền giáo dục mà mình đã được dạy dỗ và vâng theo, suốt cả cuộc đời. Những lý luận trên, mới nghe thì thấy thật là kinh hãi, ích kỷ và vô cảm, nhưng xét cho kỹ, thì cũng có phần nào có lý. Cái điều luật cuộc đời không hề công bằng với bất cứ ai, là một điều luật không thể chối cãi. Các cụ Giao Chỉ còn biết rằng bàn tay có ngón dài ngón ngắn! Chẳng thể nào chờ đợi cuộc đời mang lại cho mình những điều mình mong muốn. Thiếu gì người làm chơi ăn thật, trong khi người khác làm cật lực thì lại chẳng có gì mà ăn, cho dù là ăn chơi! Mà con người cũng chẳng thể nào sống bằng cách há miệng chờ sung rụng hay trông cậy vào sự nhường nhịn, lòng chia sẻ của người khác! Cần phải hiểu biết câu tự lực cánh sinh.
Hiểu như thế này thì làm sao giải thích những điều luật căn bản về từ bi bác ái đây?

Bà Ba Phải (Viendongdaily)

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.056 giây.